Các trường hợp từ chối công chứng theo quy định pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #537608 21/01/2020

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Các trường hợp từ chối công chứng theo quy định pháp luật

    Các trường hợp từ chối công chứng theo quy định pháp luật

    Luật công chứng 2014 tại điểm đ khoản 1 Điều 17 quy định công chứng viên có quyền từ chối công chứng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    Vậy cụ thể pháp luật quy định những trường hợp nào công chứng viên phải từ chối từ chối tiến hành?

    Trường hợp thuộc các hành vi bị cấm

    Tại điểm b và c khoản 1 Điều 7 Luật công chứng 2014 quy định về các hành vi bị cấm quy định về trường hợp công chứng viên không được công chứng. Trong đó, nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện hành vi:

    – Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

    – Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

    Trường hợp công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

    Khoản 5, 6 Điều 40 Luật công chứng 2014 về công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn quy định hai trường hơp công chứng viên có quyền từ chối công chứng, cụ thể:

    – Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

    – Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

    Trường hợp công chứng di chúc

    Tại khoản 2 Điều 56 về công chứng di chúc có ghi nhận một trường hơp công chứng viên có quyền từ chối công chứng, cụ thể:

    – Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.

    Xong, trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng, gồm:

    + Phiếu yêu cầu công chứng;

    + Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

    + Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

    + Bản sao GCN quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

    + Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

    Trường hợp công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

    Khoản 3 Điều 57 về Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản quy định: Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

    Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

    Trường hợp công chứng bản dịch

    Tại khoản 4 Điều 61 quy định về công chứng bản dịch quy định Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:

    – Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;

    – Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;

    – Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

     

     
    4021 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận