Các trường hợp Cơ quan nhà nước được phép từ chối tiếp công dân

Chủ đề   RSS   
  • #530387 05/10/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Các trường hợp Cơ quan nhà nước được phép từ chối tiếp công dân

    >>> Từ 1/7: Những vị trí công tác mà cán bộ, công chức phải định kỳ chuyển đổi

    >>> Công chức sẽ không được giải quyết thôi việc nếu rơi vào các trường hợp sau


    Tiếp công dân là một hoạt động thường niên trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ta. Mục đích tiếp công dân là nhằm giải thích, hướng dẫn họ thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Vậy có phải trường hợp nào công dân đến cũng đều được tiếp đón không? Có trường hợp nào bị từ chối không?

    Sau đây là bài viết về các trường hợp cơ quan nhà nước được phép từ chối tiếp công dân, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn.

    Theo khoản 1 Điều 2 của Luật tiếp công dân 2013:

    “Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật”.

    Việc tiếp công dân bao gồm:

    + Tiếp công dân thường xuyên;

    + Tiếp công dân định kỳ;

    + Tiếp công dân đột xuất.

    Khi tiếp công dân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có trách nhiệm theo Điều 8 Luật tiếp công dân như sau:

    + Phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.

    + Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);

    + Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc; có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

    + Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.

    + Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.

    + Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.

    + Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, ngoài việc người có trách nhiệm tiếp công dân phải làm đúng vai trò của mình thì vẫn có những trường hợp theo luật định, cơ quan nhà nước có quyền được phép từ tối tiếp người dân trong các trường hợp như sau:

    Căn cứ: Điều 9 Luật tiếp công dân năm 2013;

    -> Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    -> Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;

    -> Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;

    -> Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Lưu ý: 

    - Khi từ chối tiếp công dân thì cơ quan có trách nhiệm tiếp công dân phải giải thích rõ lý do từ chối tiếp.

    - Đối với những vụ, việc khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng công dân vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài thì người tiếp công dân ra Thông báo từ chối tiếp công dân, thực hiện theo Mẫu số 01-TCD ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-TTCP.

    Những trường hợp từ chối trên đều là những người không trong tình trạng có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Vì vậy, nếu việc tiếp công dân diễn ra mục đích của buổi tiếp công dân đó sẽ không đạt được. 

    Những trường hợp trên đều cố tình làm khó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thậm chí đe dọa, xúc phạm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

     
    26224 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    enychi (09/10/2019) admin (08/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #530397   05/10/2019

    Theo Điều 8 Luật Tiếp công dân 2013, người tiếp công dân có trách nhiệm:

    - Bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định;

    - Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc;

    - Hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết…;

    - Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân;

    => Như vậy việc cơ quan nhà nước từ chối tiếp công dân phải có lý do để từ chối và trả lời bằng văn bản rõ ràng cho công dân về lý do từ chối.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhthuc30 vì bài viết hữu ích
    enychi (09/10/2019) Linhngo99 (09/10/2019)
  • #534126   30/11/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    cái trường hợp thứ 3 là mình thấy cũng hay xả ra lắm. những trường hợp gia đình có người nhà vi phạm rồi bị xét xử đúng tội, nhưng người nhà vì đau lòng mà không thể chấp nhận rồi đến cơ quan xét xử ăn vạ, rất nhiều luôn, nghĩ cũng đau lòng cho người nhà họ, nên làm điều gì cũng phải ý thức ko chỉ cho bản thân mà còn người thân của mình nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #600880   30/03/2023

    Thegalaxy
    Thegalaxy

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2023
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 456
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 10 lần


    Các trường hợp Cơ quan nhà nước được phép từ chối tiếp công dân

    Cảm ơn về thông tin bạn chia sẻ. Người tiếp công dân có quyền từ chối tiếp công dân và phải giải thích cho công dân biết lý do từ chối, đồng thời báo cáo người chủ trì tiếp công dân trong các trường hợp sau đây: người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; Người nào có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhà tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy của nơi tiếp công dân.

     
    Báo quản trị |