CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP KHI THAM GIA GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Chủ đề   RSS   
  • #499744 15/08/2018

    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP KHI THAM GIA GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

    Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán trong quá trình quá xác lập. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia đàm phán, ký kết các bên vân thường mắc phải một số lỗi dẫn đến những rủi ro cho quá trình thực hiện hợp đồng.

    Do vậy, khi tham gia đàm phán giao kết hợp đồng các chủ thể cần lưu ý các vấn đề sau đây để tránh rơi vào các rủi ro khi giao kết.

    1. Về chủ thể giao kết hợp đồng

    - Chủ thể giao kết không đúng thẩm quyền (Không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không được ủy quyền để tham gia ký kết);

    - Người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện.

    Nếu chủ thể ký kết hợp đồng không thuộc đối tượng có thẩm quyền giao kết thì hợp đồng đó bị coi là vô hiệu.

    2. Về hình thức hợp đồng:

    - Theo quy định của pháp luật, hình thức của hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

    - Tuy nhiên, có một số hợp đồng ngoài việc phải xác lập dưới dạng văn bản còn cần được công chứng của cơ quan có thẩm quyền thì hợp đồng mới có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

    3. Đối tượng của hợp đồng:

    - Đối tượng hàng hóa không đúng với thỏa thuận;

    - Khi tham gia soạn thảo không quy định rõ về chủng loại, quy cách, chất lượng, số lượng, đơn vị đo lường, đơn vị tính,  phương thức đóng gói, bảo quản.

    - Hợp đồng có những điều khoản không rõ ràng, tạo sở hở để một bên lợi dụng không thực hiện đúng hợp đồng.

    4. Giá cả và phương thức thanh toán:

    - Không thỏa thuận rõ về giá cả trong các trường hợp giá cả bị biến đổi do sự biến động của thị trường;

    - Không có quy đinh rõ về phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, đồng tiền thanh toán;

    - Không có quy định cụ thể về chi phí vận chuyển, kho bãi, bốc dỡ.

    5. Về điều khoản bảo mật.

    Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên có thể được biết về một số hoạt động kinh doanh của đối tác cho nên các bên cần có thỏa thuận chi tiết về điều khoản bảo mật để tránh trường hợp bị một bên lợi dụng bán các thông tin hay dựa vào đó làm mất uy tín doanh nghiệp.

    6. Về điều khoản phạt vi phạm.

    Điều khoản phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nên cần có quy định trong hợp đồng:

    - Nội dung điều khoản cần liệt kê được tất cả các hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng sẽ bị áp dụng chế tài phạt.

    - Mức phạt: mức phạt tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.

    7. Điều khoản quy định về sự kiện bất khả kháng:

    Khi soạn thảo hợp đồng các bên cần dự liệu trước các trường hợp, tình huống có thể phát sinh sự kiện bất khả kháng và cần phải có thỏa thuận rõ ràng về các trường hợp bất khả kháng, nếu không rất dễ bị bên vi phạm lợi dụng để không thực hiện đúng hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm.

     

     
    3835 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #499746   15/08/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Thông tin bạn cung cấp khá chi tiết và đầy đủ tương tự như với các loại hợp đồng khác, đây là những vấn đề cơ bản chung của hợp đồng và cần đảm bảo có những thỏa thuận đúng với quy định. Nội dung hợp đồng có nhiều thứ phát sịnh và nó là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Bên nào không thực hiện và vi phạm thì có tracsgh nhiệm bồi thường

     
    Báo quản trị |