Các quỹ tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #602013 21/04/2023

    Các quỹ tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    Quy định hiện nay về các quỹ tiền mặt cũng như người có thẩm quyền ký lệnh trong hoạt động xuất nhập Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Các quỹ tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    1. Các quỹ tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    Các quỹ tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Điều 4 Thông tư 23/2012/TT-NHNN, bao gồm:

    - Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành để quản lý tiền dự trữ phát hành và thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.

    - Quỹ dự trữ phát hành bao gồm:

    +Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền;

    + Tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm các loại tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.

    Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở các kho tiền Trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).

    - Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm:

    + Tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành;

    + Tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.

    Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý tại kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

    2. Hoạt động xuất nhập Quỹ dự trữ phát hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    Hoạt động xuất nhập Quỹ dự trữ phát hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại Điều 5 Thông tư 23/2012/TT-NHNN, cụ thể như sau:

    - Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương với nhau; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại kho tiền Trung ương với Quỹ dự trữ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau;

    - Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương tại Hà Nội với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;

    - Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

    - Xuất Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành để tiêu hủy;

    - Nhập Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các loại tiền mới được Thủ tướng Chính phủ cho công bố lưu hành (đã được phép phát hành vào lưu thông);

    -Nhập các loại tiền mới in, đúc từ các cơ sở in, đúc tiền về Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương.

    3. Thẩm quyền ký lệnh xuất nhập Quỹ dự trữ phát hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    Thẩm quyền ký lệnh xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Điều 6 Thông tư 23/2012/TT-NHNN quy định như sau:

    - Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ký lệnh điều chuyển tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 5 Thông tư 23/2012/TT-NHNN.

    -Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ký lệnh xuất, nhập tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quản lý trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2012/TT-NHNN.

    Như vậy, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ký lệnh xuất, nhập tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quản lý trong các trường hợp xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

     
    392 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận