Các nguyên tắc cần tuân thủ của tàu quân sự nước ngoài khi đến Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #591682 28/09/2022

    concobebee
    Top 500
    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 980
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Các nguyên tắc cần tuân thủ của tàu quân sự nước ngoài khi đến Việt Nam

    Theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, tàu quân sự nước ngoài khi đến Việt Nam cần phải đảm bảo tuân thủ một số nguyên tắc sau:
     
    - Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
     
    - Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa quốc gia tàu mang cờ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam qua đường ngoại giao trước khi tàu đến Việt Nam.
     
    - Chương trình hoạt động của tàu và các thành viên trên tàu phải thực hiện theo kế hoạch đã thỏa thuận; trường hợp có sự thay đổi, phát sinh phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
     
    - Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để đến cảng biển phải thực hiện các quy định sau đây:
     
    + Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của quốc gia tàu mang cờ, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia tàu mang cờ;
     
    + Bên ngoài thân tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu;
     
    + Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không hoặc ở trạng thái bảo quản;
     
    + Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam;
     
    + Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm an toàn hàng hải và tần số liên lạc đã đăng ký;
     
    + Đến đúng cảng biển theo tuyến đường và hành lang quy định.
     
    - Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam muốn di chuyển từ cảng biển này sang cảng biển khác của Việt Nam phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
     
    Như vậy, để để đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự giữa hai nước, tàu quân sự nước ngoài khi đến Việt Nam cần đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc nêu trên.
     
    249 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591811   29/09/2022

    Các nguyên tắc cần tuân thủ của tàu quân sự nước ngoài khi đến Việt Nam

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn! Việc di chuyển của các tàu trong nước cũng như tàu nước ngoài đến nước ta sẽ được kiểm soát nghiêm ngặt theo quy định, đặc biệt là đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam. Bên cạnh đó, Điều 71 Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải thì điều kiện tàu thuyền rời cảng biển được quy định cụ thể như sau:
     
    1. Tàu thuyền chỉ được phép rời cảng biển khi bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định và sau khi đã hoàn thành thủ tục quy định tại Nghị định này, được Giám đốc Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
     
    2. Trường hợp tàu thuyền vào cảng và chỉ lưu lại cảng trong khoảng thời gian không quá 12 giờ, thuyền trưởng phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải khu vực biết để phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác có liên quan làm thủ tục cho tàu vào, rời cảng cùng một lúc.
     
    3. Tàu thuyền không được rời cảng biển trong các trường hợp sau đây:
     
    a) Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 98 Bộ luật Hàng hải Việt Nam;
     
    b) Mớn nước thực tế cao hơn giới hạn mớn nước cho phép hoặc tàu nghiêng hơn 06 độ trong trạng thái nổi tự do hoặc vỏ tàu không kín nước;
     
    c) Tàu thuyền chở hàng rời, ngũ cốc hoặc hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng xếp trên boong mà chưa có đủ biện pháp phòng hộ cần thiết, phù hợp với nguyên tắc vận chuyển những loại hàng đó;
     
    d) Tàu thuyền chưa được sửa chữa, bổ sung các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của Cảng vụ hàng hải, thanh tra hàng hải hoặc yêu cầu, đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác theo quy định.
     
    Báo quản trị |