Các khoản thuế TNCN mà người lao động nước ngoài không phải chịu thuế?

Chủ đề   RSS   
  • #607676 22/12/2023

    dali_2501

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/11/2023
    Tổng số bài viết (95)
    Số điểm: 823
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Các khoản thuế TNCN mà người lao động nước ngoài không phải chịu thuế?

     

    Hiện nay việc lao động nước ngoài vào làm tại Việt Nam đã không hiếm gặp, tuy nhiên nhiều đối tượng vẫn chưa biết khi lao động tại nước ta thì không phải đóng các khoản thuế TNCN nào. Bài viết này liệt kê một số loại thuế TNCN mà lao động nước ngoài không phải đóng như sau:

     

    Thuế TNCN chi cho tiền vé máy bay về nước hàng năm

    Theo quy định tại tiết g.6 điểm g, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC về các khoản thu nhập chịu thuế:

    Các khoản thu nhập chịu thuế

    Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhânĐiều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

    ...

    -Thu nhập từ tiền lương, tiền công

    -Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

    ...

    -) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

    ...

    + Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.

    - Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại.

    …”

    =>>>> Theo quy định trên, khoản tiền mua vé máy bay cho người nước ngoài được phép nhận mà không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN là vé khứ hồi mỗi năm một lần. Từ lần thứ 2 trở đi sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của lao động nước ngoài đó.

     

    Thuế TNCN chi trả cho thẻ cư trú, gia hạn thẻ cư trú, thị thực cho người lao động nước ngoài

    Căn cứ hướng dẫn của Công văn 48921/CTHN-TTHT năm 2021:

    - Căn cứ Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTCNghị định số 65/2013/NĐ-CP:

    “- Người nộp thuế

    - Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhânNghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP:

    Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

    Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;

    - Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:

    “- Thu nhập từ tiền lương, tiền công

    -Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

    - Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

    + Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

    ++ Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    ++ Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

    ++ Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.

    ...

    + Các khoản lợi ích khác.

    Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng...”

    Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời Công ty như sau:

    - Trường hợp các khoản chi phí làm và gia hạn thẻ tạm trú, thị thực cho người lao động nước ngoài do Công ty chi trả để người lao động nước ngoài đủ điều kiện vào làm việc tại Công ty tại Việt Nam là trách nhiệm của người sử dụng lao động thì các khoản chi phí này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người nước ngoài.

    - Trường hợp các khoản chi phí làm và gia hạn thẻ tạm trú, thị thực cho người lao động nước ngoài do Công ty chi trả thay cho người lao động là lợi ích được hưởng của người lao động thì các khoản này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động nước ngoài.

    - Trường hợp khoản chi phí làm thị thực cho người lao động làm việc tại Công ty tại Việt Nam đi công tác nước ngoài theo yêu cầu của công việc là công tác phí theo đúng quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của Công ty và theo quy định tại tiết đ.4, điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Phần chi công tác phí vượt mức quy định được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.”

    =>>>>> Theo hướng dẫn của Cục thuế:

    - Các khoản chi phí và gia hạn thẻ cư trú, tạm trú (visa), thị thực cho người lao động nước ngoài để người lao động vào làm việc tại công ty ở Việt Nam sẽ do công ty chi trả và chi phí này không tính vào thuế TNCN chịu thuế từ tiền lương, tiền công của NLĐ nước ngoài. 

    - Các khoản chi phí làm và gia hạn thẻ tạm trú (visa), thị thực cho người lao động nước ngoài do Công ty chi trả thay cho người lao động là lợi ích được hưởng của người lao động thì các khoản này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động nước ngoài.

    - Chi phí làm thị thực cho người lao động nước ngoài làm việc tại Công ty tại Việt Nam đi công tác nước ngoài theo yêu cầu của công việc là công tác phí theo đúng quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của Công ty thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Phần chi công tác phí vượt mức quy định được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động nước ngoài này.


    Chi phí mua bảo hiểm sức khỏe cho người lao động và người thân của người lao động nước ngoài

    Căn cứ hướng dẫn tại Công văn 9294/CT-TTHT năm 2015:

    “Căn cứ điểm đ, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) quy định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công bao gồm:

    “đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

    …”

    Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC Nghị định 12/2015/NĐ-CP:

    “- Sửa đổi, bổ sung tiết đ.2 điểm đ khoản 2 Điều 2:

    “- Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.

    Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.”

    ...

    “- Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

    - Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

    …”.

    Trường hợp Công ty theo trình bày có mua bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm sức khỏe cho người lao động (sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc không tích lũy về phí bảo hiểm) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Trường hợp Công ty mua bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm sức khỏe cho người thân của người lao động thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động để tính thuế TNCN theo quy định.

    ..”

    =>>>>> Theo hướng dẫn của Cục thuế, khoản chi của công ty để mua bảo hiểm sức khỏe, tai nạn cho NLĐ nước ngoài sẽ không tính thuế TNCN. Khoản chi mua bảo hiểm sức khỏe, tai nạn cho người thân của người lao động nước ngoài và lao động Việt Nam thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

     

     
    4387 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận