CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG

Chủ đề   RSS   
  • #448454 01/03/2017

    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG

    Thuế thu nhập cá nhân là: khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước. Ðồng thời, tùy theo tính chất của các khoản thu nhập cá nhân, người ta chia thu nhập làm hai loại: thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên để tính thuế cho phù hợp.

     

    Thu nhập từ tiền lương, tiền công là một trong những nguồn thu nhập thường xuyên của cá nhân và phải chịu thuế TNCN. Tuy nhiên, nhà nước cũng đã lưu tâm đến mức sống và các nhu cầu, mục đích thiết yếu để đưa ra các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN.

     

    1) Giảm trừ gia cảnh:

    Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

     

    Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế: 9.000.000 đồng/tháng

     

    Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: 3.600.000 đồng/tháng

     

    Người phụ thuộc bao gồm:

    - Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm: Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng); Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động; Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

     

    - Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

     

    2) Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện

     

    Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

     

    3) Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

     

    Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

     
    6312 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    duongthuy2210 (02/03/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448524   02/03/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Cảm ơn bài viết của tác giả.

    Vậy đối với những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi sẽ không thuộc trường hợp người phụ thuộc phải không ạ?  

     
    Báo quản trị |