Các hoạt động liên quan đến tiền ảo được quản lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #489380 12/04/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 109 lần


    Các hoạt động liên quan đến tiền ảo được quản lý như thế nào?

    Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác (sau đây gọi là tiền ảo) là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Đồng tiền ảo này có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. 

    Vì tiền ảo có tính ẩn danh, hoạt động phân tán và không chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức nào, nên nó tồn tại nguy cơ sử dụng tiền ảo cho hoạt động tội phạm (rửa tiền, tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế, lừa đảo...). Hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO), đặc biệt là hoạt động sử dụng tiền ảo để huy động vốn theo phương thức đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, trật tự an toàn xã hội và có thể gây rủi ro rất lớn đối với tổ chức, cá nhân tham gia.

    Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 10/CT-TTg  về việc quản lý các hoạt động liên quan tới tiền ảo. Theo đó, các Bộ, Ngành có liên quan có các nhiệm vụ cụ thể:

    1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

    - Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật.

    - Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ liên quan tới tiền ảo theo quy định của pháp luật.

    - Phối hợp với Bộ Công an trong việc phát hiện, xử lý các hành vi sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.

    2. Bộ Tài chính:

    - Chỉ đạo các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán không được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan tới tiền ảo trái pháp luật, tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền.

    - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp, hạn chế nhập khẩu, quản lý thiết bị, máy móc cho mục đích đào tiền ảo.

    3. Bộ Công an:

    - Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tăng cường điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo, mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.

    - Tăng cường điều tra và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố thông qua tiền ảo, hoạt động phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.

    4. Bộ Công Thương:

    - Phối hợp với Bộ Công an phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.

    - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái pháp luật trên các website, ứng dụng thương mại điện tử.

    5. Bộ Tư pháp:

    - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất, hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản lý, xử lý đối với tiền ảo, tài sản ảo.

    - Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu thực tiễn, thông lệ quốc tế, đề xuất biện pháp đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO).

    Theo chỉ thị này, những quy định về việc hạn chế các giao dịch bằng tiền ảo nhằm Để hạn chế những rủi ro, hệ lụy cho xã hội, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của những cá nhân, tổ chức lợi dụng việc giao dịch đó thực hiện hành vi trái pháp luật

     

    Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 12/04/2018 07:34:48 CH
     
    4269 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimhuyentr vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (14/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #489513   14/04/2018

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Chỉ thị 10/CT-TTg tăng cường quản lý hoạt động các loại tiền ảo

    Từ nhiều cảnh báo về rủi ro liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo (sau đây gọi tắt là tiền ảo), cũng như nguy cơ sử dụng tiền ảo cho hoạt động tội phạm (rửa tiền, tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế, lừa đảo...) ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, trật tự an toàn xã hội và có thể gây rủi ro rất lớn đối với tổ chức, cá nhân tham gia.

    Để hạn chế những rủi ro, hệ lụy cho xã hội, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác.

    Theo đó, Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

    * Bộ tài chính:

    - Chỉ đạo các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán không được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan tới tiền ảo trái pháp luật, tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền.

    - Nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế để đề xuất biện pháp đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO).

    - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp, hạn chế nhập khẩu, quản lý thiết bị, máy móc cho mục đích đào tiền ảo.

    * Bộ Công an:

    - Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tăng cường điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo, mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.

    - Tăng cường điều tra và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố thông qua tiền ảo, hoạt động phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.

    * Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

    - Chỉ đạo các Sở, ngành trực thuộc tăng cường phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động tiền ảo, đặc biệt là hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.

    - Tuyên truyền, cảnh báo trên địa bàn để nâng cao nhận thức của người dân về những rủi ro, hệ lụy liên quan tới việc mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền ảo

    Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu các cơ quan Ngân hàng nhà nước, Bộ tư pháp, Bộ công thương, Bộ thông tin và truyền thông tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao.

    Xem chi tiết nội dung tại Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 11/04/2018.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamquan2017 vì bài viết hữu ích
    trantomy (14/04/2018)
  • #489523   14/04/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    đơn giản việc quản lý tiền ảo hiện nay cần được thắt chặt và siết thật mạnh bởi nó tồn tại nhiều rủi ro và gây ra những ảnh hưởng xấu cho hoạt động tín dụng. Cá nhân mình thấy hiện nay người cày bitcoin cũng khá nhiều, nó có nguồn thu và đúng là chưa ai sử dụng nó là phương tiện thanh toán vì nó không được phép tại Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
  • #489559   14/04/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Hiện nay theo mình được biết thì Bitcoin chưa được xem là hàng hóa và bị cấm giao dịch tại Việt Nam. Mình nghĩ hiện nay các quy định liên quan đến tiền ảo chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, còn rất nhiều bất cập.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #489564   14/04/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 179 lần


    Mình thấy lâu giờ mấy trang giao dịch về tiền ảo xuất hiện dày đặc, chỉ cần lên Web đọc tin tức là mấy cái quảng cáo về tiền ảo lại chạy lên. Và mấy quảng cáo này nge qua rất hấp dẫn, nào đâu mức độ kiếm tiền nhanh hay vừa mới lập tài khoản là được quay số có cả ngàn đô. Nói chung quảng cáo rất hấp dẫn, nên nhà nước cần phải mạnh tay quản lý các hoạt động về tiền ảo này để tránh các hệ lụy về sau cho xã hội.

     
    Báo quản trị |