Các hình thức phụ cấp độc hại

Chủ đề   RSS   
  • #541325 17/03/2020

    Các hình thức phụ cấp độc hại

    Các hình thức phụ cấp độc hại

    Trường hợp 1:  Nhân viên làm việc cho công ty Nhà nước thì phụ cấp độc hại sẽ được tính theo Khoản 1 Điều 11 Thông tư 17/2015/TT-BLDTBXH

    Điều 11. Một số chế độ phụ cấp lương

    1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

    a) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

    b) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

    c) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.” 

    Trường hợp 2: Nhân viên làm cho các tổ chức, công ty không phải công ty nhà nước thì theo quy định tại Điều 141 Bộ Luật lao động 2012 

    "Điều 141. Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại

    Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội."

    Và Điều 141 được hướng dẫn  tại Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH

    Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng

    1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:

    a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

    b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

    Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).

    2. Mức bồi dưỡng:

    a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

    - Mức 1: 10.000 đồng;

    - Mức 2: 15.000 đồng;

    - Mức 3: 20.000 đồng;

    - Mức 4: 25.000 đồng.

    b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.”

    Ngoài ra, trong trường hợp quy chế công ty có quy định thêm khoản trợ cấp độc hại bằng tiền thì người lao động sẽ được nhận theo quy chế của công ty.

     

     
    1466 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bongbong01 vì bài viết hữu ích
    hhngoc_anh (23/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #547976   31/05/2020

    Cảm ơn bài chia sẻ hữu ích của bạn. Môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động, đôi khi đặc thù ngành nghề của họ là phải làm việc trong môi trường này, vì vậy các quy định về phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm một phần bồi dưỡng lại cho người lao động để họ còn có lý do để tiếp tục theo nghề.

     
    Báo quản trị |