Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử mới nhất

Chủ đề   RSS   
  • #613340 27/06/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 502 lần
    SMod

    Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử mới nhất

    Chỉ còn vài ngày nữa là Luật Giao dịch điện tử 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024). Theo đó, quy định mới đã liệt kê 8 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử mới nhất.

    Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử mới nhất

    Theo Điều 6 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử bao gồm:

    Thứ nhất, lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Thứ hai, cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.

    Thứ ba, thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu.

    Thứ tư, giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.

    Thứ năm, tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.

    Thứ sáu, gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử.

    Thứ bảy, cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử.

    Thứ tám, hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.

    Như vậy, kể từ ngày 01/7/2024 nếu thực hiện 8 hành vi trên sẽ vi phạm những điều cấm của pháp luật. Cụ thể là vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử.

    Vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử sẽ được xử lý theo quy định nào?

    Hiện nay, Điều 50 Luật Giao dịch điện tử 2005 đã quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử như sau:

    - Người có hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    - Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Đến Luật Giao dịch điện tử 2023 đã lược bỏ quy định này. Tuy nhiên các quy định về xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử vẫn được áp dụng tại:

    - Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử được sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP.

    - Bộ luật Hình sự 2015.

    Theo đó, từ ngày 1/7/2024 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì vẫn sẽ áp dụng các quy định xử phạt như trên. 

    Cơ quan nhà nước có những hoạt động nào trên môi trường điện tử

    Theo Điều 44 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử như sau:

    - Cơ quan nhà nước phải bảo đảm kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc kết quả hoạt động công vụ khác không thuộc phạm vi bí mật nhà nước đều có văn bản điện tử có giá trị pháp lý như văn bản giấy, có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh. 

    Cơ quan nhà nước phải tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    - Các lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử bao gồm: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra.

    - Cơ quan nhà nước phải sẵn sàng phương án trong tình huống khẩn cấp, trong tình huống xảy ra sự cố gián đoạn hoạt động trên môi trường mạng trực tuyến và phương án ứng cứu, khắc phục sự cố, duy trì hoạt động giao dịch bình thường.

    - Cơ quan nhà nước được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu; thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước.

    Như vậy, cơ quan nhà nước sẽ có những hoạt động như quy định trên trong môi trường điện tử. Đồng thời, các lĩnh vực hoạt động được ưu tiên thực hiện là cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra.

     
    810 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (18/09/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận