>>> So sánh các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
>>> Khái niệm thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Khi đó, bên thế chấp được quyền dùng tài sản đang thế chấp để thực hiện những giao dịch nào?
Căn cứ Điều 321 Bộ Luật Dân sự 2015 về quyền của bên thế chấp thì những giao dịch được thực hiện với tài sản đang thế chấp là:
- Bên thế chấp có quyền bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, với điều kiện:
+ Tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
- Bên thế chấp có quyền thay thế hàng hóa trong kho bằng hàng hóa khác, với điều kiện:
+ Tài sản thế chấp là kho hàng;
+ Phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
Khi đó, hàng hóa trong kho hàng đã được thay thế có thể được dùng trong bất kỳ giao dịch nào: mua bán, tặng cho…
- Bên thế chấp được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, với điều kiện:
+ Tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Tài sản trong trường hợp này có thể là nhà, xe, máy móc, thiết bị…và bên thế chấp có thể thực hiện các giao dịch như mua bán, tặng cho nhà, xe, máy móc...
- Bên thế chấp được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp, không phân biệt tài sản đó là gì, nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết việc tài sản đó đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Ví dụ: bên thế chấp có thể cho người khác thuê nhà, xe đang thế chấp chỉ cần đáp ứng điều kiện thông báo trên.