Các cuộc họp do Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì bao gồm những cuộc họp nào? Bộ Ngoại giao quy định về việc cử đại diện tham gia các cuộc họp do cơ quan khác tổ chức như thế nào?
Các cuộc họp do Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì bao gồm những cuộc họp nào theo quy định pháp luật?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao được ban hành kèm theo Quyết định 76/2009/QĐ-BNG năm 2009 thì
Các cuộc họp do Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì gồm:
- Hội nghị toàn ngành Ngoại giao được tổ chức định kỳ 02 năm một lần; tùy theo tình hình thực tế, Bộ trưởng có thể quyết định khác sau khi xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền;
- Hội nghị sơ kết, tổng kết công tác của Bộ;
- Hội thảo khoa học, chuyên đề, tập huấn công tác chuyên môn;
- Hội nghị, hội thảo, hội đàm quốc tế;
- Họp Lãnh đạo Bộ định kỳ hàng tháng, hàng quý để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng về đối nội và đối ngoại;
- Họp Lãnh đạo Bộ đột xuất để bàn và giải quyết công việc ngay sau giao ban Bộ hàng ngày;
- Họp giao ban hàng ngày vào đầu giờ, các buổi sáng làm việc để nghe tin tức, thông tin về tình hình trong nước và quốc tế, thông báo các hoạt động của Bộ và nghe Lãnh đạo Bộ phân công công việc.
Mỗi đơn vị phải có ít nhất 01 Lãnh đạo đơn vị hoặc cán bộ được ủy quyền dự họp giao ban hàng ngày;
- Hội nghị, hội thảo khác do Lãnh đạo Bộ quyết định.
Lưu ý: Căn cứ yêu cầu công việc và phạm vi lĩnh vực công tác, Bộ Ngoại giao tổ chức các cuộc họp trên nguyên tắc thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
Bộ Ngoại giao quy định về việc cử đại diện tham gia các cuộc họp do cơ quan khác tổ chức như thế nào?
Bộ Ngoại giao quy định về việc cử đại diện tham gia các cuộc họp do cơ quan khác tổ chức tại Điều 31 Quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao được ban hành kèm theo Quyết định 76/2009/QĐ-BNG năm 2009; cụ thể như sau:
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tham dự các phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban thường vụ Quốc hội, tham gia các phiên họp của Chính phủ theo giấy triệu tập và các cuộc họp khác mời đích danh Bộ trưởng.
Trường hợp không thể tham dự được và được sự đồng ý của cơ quan triệu tập, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đi họp thay.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được ủy quyền phải xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng trước khi tham dự và có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng về nội dung, kết quả cuộc họp.
- Trong trường hợp có giấy mời đại diện Lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng có thể trực tiếp tham dự hoặc cử Thứ trưởng phụ trách công việc liên quan đi thay.
Lãnh đạo Bộ có thể ủy quyền cho Lãnh đạo đơn vị có nhiệm vụ liên quan đến nội dung cuộc họp tham dự.
Người được ủy quyền phải xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ trước khi tham dự và có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ về nội dung kết quả cuộc họp.
- Trường hợp giấy mời đại diện Bộ, Chánh Văn phòng Bộ được chuyển giấy mời cho Thủ trưởng đơn vị có nhiệm vụ liên quan đến nội dung cuộc họp để tham dự.
- Trường hợp mời đích danh đơn vị, Thủ trưởng đơn vị được mời tham dự cuộc họp.
Nếu không tham dự và được cơ quan mời họp đồng ý, Thủ trưởng đơn vị ủy quyền Phó Thủ trưởng, Tập sự cấp Vụ hoặc cán bộ đơn vị tham dự.
Người được ủy quyền phải xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo đơn vị trước khi tham dự và có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo đơn vị về nội dung, kết quả cuộc họp.
Bộ Ngoại giao là cơ quan gì?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 81/2022/NĐ-CP thì:
Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm:
- Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, các cuộc họp do Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì bao gồm những cuộc họp đã liệt kê ở trên.