Theo quy định của pháp luât, người dân có thể lựa chọn việc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua việc Khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền hoặc Khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể là khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện, tỉnh nơi có đất tranh chấp hoặc khiếu nại lên UBND cấp huyện, tỉnh.
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự (còn gọi cụ thể là giải quyết thông qua con đường tòa án). Tòa án chỉ thụ lý giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai khi đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Do đó, nếu có các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, chị nên chọn khởi kiện tại Tòa án để khách quan hơn.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính
Trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND. Ngoài ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
Tuy nhiên, truớc khi khởi kiện lên Tòa án hay gửi đơn khiếu nại lên UBND huyện, ngừoi dân phải trải qua thủ tục hòa giải tại UBND xã. Do đó, người dân làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lên UBND xã truớc. Sau đó có kết quả hòa giải mới đủ hồ sơ để thực hiện khởi kiện hoặc khiếu nại. Nếu có các giấy tờ quy định trong Điều 100 luật Đất đai, người dân sẽ chọn khởi kiện tại Tòa án để giải quyết khách quan hơn.