Chào
#0072bc;">matmo_goldbook90!
1/ Trách nhiệm do vi pạm nghĩa vụ đã cam đoan của cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh đã được ghi nhận ngay trong BLTTHS năm 1988 (khoản 2 Điều 75). Đến BLTTHS năm 2003 (khoản 5 Điều 92) đã được phát triển hơn bằng việc quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của bị can, bị cáo khi người nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ cam kết, đó là họ sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Tuy điều luật không quy định rõ là biện pháp cụ thể gì, nhưng chắc chắn là nghiêm khắc hơn.
Tuy nhiên, trách nhiệm đã cam đoan của cá nhân hoặc tổ chức
đứng ra nhận bảo lĩnh là trách nhiệm gì, nó là trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự hay trách nhiệm hình sự thì BLTTHS lại chưa đề cập. Và cho đến nay cũng chưa hề có một văn bản hướng dẫn nào cụ thể hóa nó. Nên thực tiễn thi hành các quy định này còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nếu không muốn nói chỉ là con số 0.
Hy vọng lần sửa đổi BLTTHS sắp tới, quy định về biện pháp bảo lĩnh sẽ tiếp tục được hoàn thiện. Điều đo là hết sức cần thiết để tháo gỡ vướng mắc hiện tại, đồng thời góp phần tôn trọng, tăng cường và bảo đảm các quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong hoạt động TTHS. Đặc biệt, đây còn là cơ chế pháp lý hữu hiệu để toàn xã hội, các cơ quan, tổ chức và công dân tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia giám sát việc thực hiện những quy định của BLTTHS của các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án hình sự.
2/ BLTTHS có quy định rõ về thời hạn tạm giam đó chứ bạn.
Đó là các quy định tại các Điều 120, khoản 4 Điều 121, khoản 2 Điều 166, Điều 177, Điều 228 BLTTHS.
3/ Về bắt người trong trường hợp khẩn cấp trên tàu bay, tàu biển khi đã rời sân bay, bến cảng đã được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 81 BLTTHS rồi mà bạn.
Tuy khoản 3 Điều 81 quy định việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80 BLTTHS. Nhưng như vậy không có nghĩa là việc bắt người trên tàu bay, tàu thủy cũng cần phải có đại diện chứng kiến.
Vì về thực tế, trên tàu bay, tàu thủy làm sao mà có người đại diện của chính quyền, của cơ quan tổ chức hay người láng giềng được.
Còn về mặt pháp luật thì khoản 2 Điều 80 quy định việc chứng kiến là khi bắt người tại nơi họ cư trú, nơi họ làm việc hoặc nơi khác.
Nơi cư trú và nơi làm việc thì đương nhiên sẽ có người đại diện rồi. Còn nơi khác, tuy điều luật không nói rõ, nhưng cần phải hiểu đó không phải là nơi họ cư trú hoặc làm việc, và ở dưới mặt đất chứ không thể ở trên tàu bay, tàu thủy được.
Thân!Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!