Các bên có thể thỏa thuận về “lãi phạt” không

Chủ đề   RSS   
  • #594005 21/11/2022

    Các bên có thể thỏa thuận về “lãi phạt” không

     Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có nhiều quy định mới về phần lãi suất trong hợp đồng vay tài sản, những quy định mới này theo hướng tăng mức lãi suất thỏa thuận và lãi suất phạt do chậm hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, điều này sẽ góp phần tạo cơ chế về lãi suất để nhằm thúc đẩy bên vay thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, bảo đảm sự tuân thủ và kỷ luật hợp đồng trong giao dịch dân sự; bảo đảm hài hòa với mục đích quy định lãi suất là một trong những công cụ để điều tiết nền kinh tế, đặc biệt đối với thị trường vốn, tiền tệ và các mục đích kinh tế, xã hội khác. Vậy thì các bên có thể thỏa thuận về “lãi phạt” không?

      Theo khoản 1 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 thì trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì ngoài nợ gốc, bên vay phải trả những loại lãi sau:

    - Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay;

    - Lãi chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự (tối đa 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả);

    - Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

      Ngoài 03 loại lãi trên, các loại lãi khác do các bên thỏa thuận không được Tòa án chấp nhận. Tuy nhiên, cần phân biệt với phạt vi phạm. Các bên được thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng theo quy định tại Điều 418 Bộ luật dân sự năm 2015, Điều 300 và Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, Điều 25 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Phạt vi phạm là chế tài độc lập áp dụng đối với bên đã vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, với điều kiện là các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng về phạt vi phạm.

      Theo khoản 1 Điều 25 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN thì trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng đã có thỏa thuận về trả lãi tiền vay theo khoản 4 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN thì không được thỏa thuận về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.   Tuy nhiên, Bộ luật dân sự năm 2015 không có quy định này. Vì vậy, có cách hiểu là: Trừ hợp đồng cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, đối với hợp đồng vay tài sản khác thì ngoài 03 loại lãi theo khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự, bên vay còn bị phạt vi phạm, nếu các bên đã có thỏa thuận và bên bị vi phạm có yêu cầu

     
    373 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn levuban97dn@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #594110   23/11/2022

    Các bên có thể thỏa thuận về “lãi phạt” không

    Trước đây, khi chưa có Nghị quyết số 01/2019 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, hầu hết trong các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng, phía ngân hàng thường yêu cầu lãi phạt chậm trả với quan điểm là căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN. Ngân hàng cho rằng pháp luật cho phép áp dụng đồng thời lãi trong hạn, lãi quá hạn và lãi phạt chậm thanh toán. Vào thời điểm đó, cơ quan tố tụng còn có quan điểm chưa thống nhất dẫn đến có vụ việc vẫn chấp nhận yêu cầu trên của ngân hàng. Tuy nhiên, khi đó, ý kiến các luật sư cũng cho rằng,  ngân hàng được quyền áp dụng lãi trong hạn (chỉ áp dụng trong thời hạn vay) và lãi quá hạn (khi đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hạn quy định) và không cho phép áp dụng thêm một loại lãi nào khác trùng với thời gian đã áp dụng 1 trong 2 loại lãi nói trên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huy.tran3089@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/11/2022)
  • #594587   29/11/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Các bên có thể thỏa thuận về “lãi phạt” không

    Cám ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ, tục ngữ có câu “Đồng tiền đi liền khúc ruột”, có thể nói tiền bạc là mồ hôi là công sức, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Chính bởi vậy khi đem tiền của mình đi cho người khác vay, dù là để giúp đỡ, dù là để kiếm lời từ việc cho vay thì người vay tiền cũng mong muốn được nhận đủ tiền sớm nhất hoặc ít nhất là đúng hạn, và tất nhiên bản thân người cho vay hay đi vay không ai mong muốn rằng phải xảy ra trang chấp cả. Tuy vậy, pháp luật vẫn quy định cụ thể từng trường hợp có thể xảy ra trong quan hệ này để có thể đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.

     
    Báo quản trị |