Các bạn cho mình hỏi vài vấn đề về chủ thể của luật quốc tế được không?

Chủ đề   RSS   
  • #60704 14/09/2010

    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Các bạn cho mình hỏi vài vấn đề về chủ thể của luật quốc tế được không?

    Quan hệ pháp luật quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể quốc tế khác, như các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, nảy sinh trong các lĩnh vực ( chính trị, kinh tế, xã hội...) của đời sống quốc tế.

    Vậy quan hệ tranh chấp bồi thường thiệt hại giữa cá nhân hoặc tổ chức của quốc gia A với Chính phủ của quốc gia B là quan hệ gì hả các bạn.

     
    Khi giải quyết tranh chấp này, thì áp dụng luật nào để giải quyết. Nếu áp dụng luật của quốc gia A hoặc B thì thấy không ổn lắm, mà áp dụng luật quốc tế thì lại không đúng lắm vì các cá nhân tổ chức này không phải là chủ thể của luật quốc tế thì làm sao mà áp dụng luật quốc tế được nhỉ ?

    Một cái nữa là không phải bồi thường thiệt hại, mà là xét xử tội phạm chiến tranh, người bị xét xử cũng bị luật quốc tế điều chỉnh, mà tại sao ko phải là chủ thể của luật quốc tế vậy ?
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:04:35 PM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    16390 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #60718   14/09/2010

    viid08
    viid08

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2009
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 199
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn phải học thêm nhiều rồi. Tôi chỉ nói tóm tắt để bạn hình dung ra và tiếp tục học.

    Quan hệ quốc tế rất đa dạng, tôi không đi vào phân định tư pháp hay công pháp cho phức tạp. Các quan hệ quốc tế bao giờ cũng theo điều ước quốc tế (treaty, convention...), ngoài ra có thể cả thông lệ, tập tục. Đó có thể là quan hệ song phương, giữa hai quốc gia, hoặc quan hệ đa phương, giữa nhiều nhà nước, nhiều tổ chức.


    Từ quốc tế chỉ quan hệ đa phương, nhiều quốc gia, còn từ nước ngoài, chỉ một nước cụ thể. Tổ chức Liên hiệp quốc chẳng hạn, là một tổ chức quốc tế đa phương do các quốc gia ký kết văn bản thành lập, nhưng cũng có quốc gia không tham gia. Việt Nam và Trung quốc ký kết hiệp định về phân định lãnh thổ. Tất cả những văn bản đó tạo ra quan hệ quốc tế.


    Quan hệ tranh chấp bồi thường giữa một cá nhân, tổ chức của một quốc gia với Chính phủ một quốc gia khác, tôi không rõ bạn ám chỉ việc bồi thường gì, dân sự, thương mại cũng có thể có, nhưng tôi đoán tranh chấp này hay xảy ra trong lĩnh vực đầu tư.


    Chẳng hạn, A là công dân của quốc gia B đầu tư vào quốc gia C. Giữa B và C trước đây có ký kết một hiệp định bảo hộ đầu tư cho công dân, tổ chức của quốc gia này đầu tư vào quốc gia kia (đây thường là qui định bắt buộc để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư và bảo vệ công dân).


    Trong các hiệp định như vậy, thông thường có một điều khoản, khi có tranh chấp công dân của quốc gia này với chính phủ của quốc gia khác nơi tiến hành đầu tư, công dân đầu tư có thể kiện Chính phủ của quốc gia khác tại một cơ quan, thông thường là các tổ chức trọng tài uy tín như Uncitral hay Iscid.


    Do đó, khi có tranh chấp, A có thể kiện Chính phủ C ra các cơ chế xét xử này. Khi xét xử, thông thường sẽ xử theo luật đầu tư của nước sở tại (C) và theo thông lệ đầu tư quốc tế. Tất nhiên vấn đề này còn tùy thuộc các bên thỏa thuận luật áp dụng là theo luật nào. 


    Còn xét xử tội phạm chiến tranh, lại có các điều ước quốc tế khác qui định, Chẳng hạn công ước về tòa án hình sự quốc tế (ICC) - Việt nam chưa tham gia, Công ước này lập ra tòa án hình sự quốc tế, các quốc gia tham gia có thể dẫn độ tội phạm là công dân nước mình hay công dân của quốc gia khác mà họ bắt được cho tòa án ICC xét xử.


    Ngoài ra, các quốc gia có thể có qui định các tội phạm mang tính chất chống loài người, tự bắt và tự xét xử các tội phạm này (như
    Luật hình sự VN).

    Từ chủ thể của luật quốc tế là một từ chung chung, đúng trong mọi trường hợp, cá nhân, tổ chức, nhà nước, và từ "luật quốc tế" cũng vậy, nó giống như từ "pháp luật" nhưng tùy từng quan hệ. Tóm lại, bạn phải xem các hiệp ước quốc tế liên quan, cụ thể hiệp ước đó điều chỉnh vấn đề gì, ai bị điều chỉnh...TDT
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:05:25 PM Cập nhật bởi admin ngày 14/09/2010 09:21:22 AM sữa chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #66603   02/11/2010

    D_Forever_T
    D_Forever_T

    Sơ sinh

    Lạng Sơn, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ai hộ cho biết: ( Quốc gia là chủ thể duy nhất của luật quốc tế) câu này đúng hay sai vậy?
     
    Báo quản trị |  
  • #60740   14/09/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Cảm ơn bạn nha.

    Theo mình hiểu về quan hệ pháp luật thì quan hệ giữa các chủ thể khác nhau, bị một luật nào đó điều chỉnh thì đó là quan hệ pháp luật trong lĩnh vực luật đó điều chỉnh.


    Nhưng cho mình hỏi là có những đối tượng bị luật quốc tế điều chỉnh như trên đó, nhưng sao họ vẫn ko đc coi là chủ thể của luật quốc tế vậy?


    Mà mình tìm hiểu thì có nhiều bạn nói là các tổ chức quốc tế phi chính phủ vẫn đc coi là chủ thể hạn chế của luật quốc tế. Nhưng trong giáo trình không nói vấn đề này là sao. Các bạn đó còn nói là tìm thấy cái đó (các chủ thể của luật quốc tế) ở trong web của Liên hiệp quốc, nhưng mình tìm mãi chưa thấy.


    http://www.diendanphapluat.vn/4rum/showthread.php?t=9693&page=2
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:06:20 PM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #60782   14/09/2010

    viid08
    viid08

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2009
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 199
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sách dạy thế nào thì bạn học và trả lời theo thế.

    Câu chuyện mà bạn hỏi sẽ hơi dài để giải thích, các nhà luật học XHCN trước đây không đưa cá nhân vào như một chủ thể của luật quốc tế, giáo trình của Việt Nam cũng thế. Theo quan điểm này, cá nhân không thể kiện Nhà nước, Nhà nước đứng ngoài mọi tranh chấp với cá nhân vì có chủ quyền quốc gia, được miễn trừ tất mọi trách nhiệm.

    Còn các nhà luật học TBCN coi cá nhân cũng là một chủ thể, như một Nhà nước, và Nhà nước không được miễn trừ, trong một số quan hệ nhất định và có thể sẽ phải đối mặt với một đơn kiện của cá nhân. Còn tổ chức quốc tế phi CP, coi là hạn chế hoặc thậm chí đầy đủ cũng được, tùy văn bản. Hiện Việt Nam đang phải mở rộng hợp tác quốc tế, thì cũng du nhập nhiều quan niệm mới, các giáo trình chưa kịp sửa đổi và cũng chưa chịu sửa đổi.

    Mong bạn nghiên cứu sâu thêm về vấn đề này với tư duy so sánh sẽ hiểu rõ hơn thôi, cố gắng đọc nguyên bản bằng tiếng Anh, Pháp. Còn giáo trình đọc chỉ để biết và trả bài thôi.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:07:56 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #60877   14/09/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Về nguyên tắc, khi có luật mới ban hành, giáo trình ko kịp sửa đổi, thì phải tuân theo luật mới, không đc học theo giáo trình.
     
    Vậy cái này thì áp dụng thế nào đây hả các bạn.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:08:38 PM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #60885   14/09/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào các bạn,

    Đối với trường hợp này, các bạn phải phân chia luật quốc tế thành 2 nhánh: luật công pháp quốc tê và luật tư pháp quốc tế. Luật công pháp quốc tế không điều chỉnh trực tiếp quan hệ giữa cá nhân, tổ chức nước này với cá nhân, tổ chức nước khác, kể cả với nhà nước.

    Khi có một hành vi vi phạm luật quốc tế của cá nhân, tổ chức thì nước có công dân hoặc tổ chức vi phạm sẽ giải quyết vấn đề vi phạm này bằng con đường ngoại giao.

    Còn tư pháp quốc tế thì lại khác, tư pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa cá nhân, tổ chức nước này, với cá nhân tổ chức nước khác (kể cả với cơ quan nhà nước của nước khác).

    Vì vậy, trong trường hợp này, cá nhân và tổ chức vẫn được coi là chủ thể của luật tư pháp quốc tế.

    Trong nhiều trường hợp, giáo trình cũng có chỗ sai sót hoặc có lỗ hổng...Bởi vì quan điểm của các nhà khoa học khi nghiên cứu vấn đề đó còn chưa thống nhất với nhau.

    Các bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này...Trong trường hợp này, các bạn có thể nêu lên quan điểm của mình hoặc trình bày nhiều quan điểm và ủng hộ một quan điểm nào đó. Đó là nghiên cứu khoa học.
    Cập nhật bởi admin ngày 15/09/2010 08:16:27 AM sữa chính tả

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #60893   15/09/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Trong các ý kiến mà mình tìm hiểu về vấn đề này, thấy ý kiến của bạn là chuẩn nhất. Thảo nào tên môn học lại là công pháp quốc tế.

    Nhưng tại sao học công pháp quốc tế lại dạy bằng giáo trình luật quốc tế nhỉ. Có vấn đề gì ở đây chăng

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #60943   15/09/2010

    viid08
    viid08

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2009
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 199
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thực ra giáp trình là sách dạy, hướng dẫn mang tính khoa học, không phải luôn theo luật. Các giáo trình tại các trường luật mà dựa nhiều vào luật hiện hành là giáo trình thiếu tính khoa học.

    Giáo trình phải là cái gốc định hướng cho người học nghiên cứu, vận dụng để kể cả 30 năm luật pháp thay đổi họ vẫn tự áp dụng được kiến thúc đã học được. Tùy theo cách viết giáo trình mà giáo trình luật quốc tế có thể bao gồm cả công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế.

    Thực ra, việc phân định công pháp quốc tế  và tư pháp quốc tế chỉ mang tính chất tương đối, có ý nghĩa về mặt khoa học, tùy trường hợp cụ thể, nếu cứng nhắc áp dụng công pháp hoặc tư pháp thì sẽ không thể lý giải thỏa đáng được một vấn đề nào đó.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:29:57 PM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:14:55 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #60946   15/09/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào mọi người,

    Mình cũng ủng hộ quan điểm của bạn
    #c00000;">viid08 khi cho rằng việc phân định công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế chỉ mang tính chất tương đối, có ý nghĩa về mặt khoa học

    Hiện nay cũng có rất nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề phân định này. Có quan điểm thì cho rằng chỉ có công pháp quốc tế mới được gọi là luật quốc tế. Còn tư pháp quốc tế thì không phải là luật quốc tế mà là luật quốc gia.

    Chính vì vậy, bạn thấy giáo trình công pháp quốc tế hiện nay được đặt luôn là luật quốc tế. Đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi bạn ạ
    .
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:16:52 PM

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #60950   15/09/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Mình nghĩ giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế không có sự phân chia rạch ròi thôi, chứ không thể coi tư pháp quốc tế là luật quốc gia được.

    Vì đã là luật quốc gia thì khi có tranh chấp giữa một quốc gia và tổ chức, cá nhân thì phải dùng luật quốc gia để điều chỉnh. Mà những vụ tranh chấp này không thể dùng luật của quốc gia sở tại để giải quyết được nếu không có sự chấp nhận của cả hai bên.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:30:41 PM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:25:12 PM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #61004   15/09/2010

    khanhtran_law
    khanhtran_law

    Sơ sinh

    , Vietnam
    Tham gia:24/07/2010
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bạn ơi bạn học luật năm mây  rùi?

    Bạn học chưa  đến vấn  đề đó đâu khi nào  bạn học hết  "phần chung và  phần  riêng' của  luậ QT thì  bạn sẽ tìm được câu trả lời  thôi, bạn có cuốn giáo trình Tư pháp quốc tế   của THS.Lê Thị Nam Giang  viết  chưa?

    Bạn nên đọc cuốn  đó, trong  đó  có  hết những câu trả lời  cho  bạn. 
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:19:01 PM

    pháp luật là đạo đức tối đa

    đạo đức là pháp luật tối thiểu

    TRẦN QUỐC KHÁNH

    0909 919 905

    email: khanhtran_law@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #61006   15/09/2010

    khanhtran_law
    khanhtran_law

    Sơ sinh

    , Vietnam
    Tham gia:24/07/2010
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật quốc tế chỉ  điều chỉnh giữa các quốc gia  với nhau chứ không  điều chỉnh  quan hệ pháp luật của công dân giữa các quốc gia  đó.

    Còn nếu bạn muốn "lách luật" để  cho hai công  dân A và B thuộc 2  quốc gia khác nhau được luật quốc tế điều chỉnh  thì bạn nên nói 2 công  dân của 2 quốc gia đó nói chính quốc gia của mình bảo hộ và  thay mặt công  dân của  mình tham gia quan hệ pháp luật quốc tế này, lúc này hiển  nhiên đây là tranh chấp của  2 quốc  gia  với nhau, từ đó luật quốc tế sẽ điều  chinh.

    Ok nha  bạn!

    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:27:07 PM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:20:45 PM

    pháp luật là đạo đức tối đa

    đạo đức là pháp luật tối thiểu

    TRẦN QUỐC KHÁNH

    0909 919 905

    email: khanhtran_law@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #61009   15/09/2010

    khanhtran_law
    khanhtran_law

    Sơ sinh

    , Vietnam
    Tham gia:24/07/2010
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bạn nói  đúng không thể coi luật quốc tế là  luật quốc gia  được, có  chăng thì cũng chỉ  nói là bản  thân luật quốc tế cũng  là  do luật quốc gia xây dựng nên, vì  sao  tôi lại nói  vậy?

     Vì  chủ  thể  của  luật quóc tế chủ  yếu là  các quốc  gia, mà luật quốc  tế được xây dựng trên nguyên tắc thỏa thuận và  bình đẳng.

    Chính  vì  vậy mà  luật của các quốc gia được dùng để xây dựng nên luật quốc  tế==>chính  vì  vậy mà bạn chaulevan nói luật quốc tế là  luật quốc  gia là  do bạn đó nói  không  rõ  ràng  thôi.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:28:04 PM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:24:02 PM

    pháp luật là đạo đức tối đa

    đạo đức là pháp luật tối thiểu

    TRẦN QUỐC KHÁNH

    0909 919 905

    email: khanhtran_law@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #61019   15/09/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Nhưng vấn đề thảo luận là ví dụ trên do luật nào điều chỉnh, luật quốc tế chỉ là luật công hay cả công cả tư.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #61131   16/09/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào boyluat,

    Theo mình, ví dụ bạn boyluat nếu thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Khi coi nó là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, bạn sẽ vừa vận dụng được luật quốc gia, vừa vận dụng được cả các điều ước quốc tế có liên quan để giải quyết vấn đề nói trên.

     Bạn nghĩ coi có đúng không?
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:28:43 PM

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #61156   16/09/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Uhm, mình cũng nghĩ như thế

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |