Cà phê Buôn Ma Thuột bị cty TQ lấy mất thương hiệu

Chủ đề   RSS   
  • #131653 18/09/2011

    pecoidexuong

    Female
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    Cà phê Buôn Ma Thuột bị cty TQ lấy mất thương hiệu

    Cà phê Buôn Ma Thuột bị cty TQ lấy mất thương hiệu

    14/09/2011 15:22:44
    Nguồn : http://bee.net.vn/channel/3721/201109/Ca-phe-Buon-Ma-Thuot-bi-cty-TQ-lay-mat-thuong-hieu-1812085/

    Mới đây, một công ty luật quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam đã phát hiện ra một doanh nghiệp Trung Quốc đã đăng ký sử dụng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên lãnh thổ Trung Quốc.

    Buôn Ma Thuột được xem là “thủ phủ” của cà phê Việt Nam với sản lượng chiếm gần 1 nửa tổng sản lượng cà phê của cả nước. Năm 2005, cà phê Buôn Ma Thuột đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng chỉ dẫn địa lý và đây được xem là tài sản quốc gia. Các doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn này phải đáp ứng những quy định nghiêm ngặt.

    Tuy nhiên mới đây, một công ty luật quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam đã phát hiện ra một doanh nghiệp Trung Quốc đã đăng ký sử dụng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên lãnh thổ Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với kiện cáo nếu có mặt tại thị trường này.
     
    Logo nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng kí bảo hộ độc quyền tại Trung Quốc. Ảnh: CAND Online
    Logo nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng kí bảo hộ độc quyền tại Trung Quốc. Ảnh: CAND Online

    Điều đáng nói là, Trung Quốc nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Và vụ việc có khả năng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu DN Trung Quốc này lợi dụng quyền sở hữu của mình để đăng ký sở hữu nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên toàn thế giới.
     
    Nhãn hiệu "Cà phê Buôn Ma Thuột" được công ty TNHH cà phê Quảng Châu - Buôn Ma Thuột, có trụ sở tại Trung Quốc đăng ký sở hữu tại nước này vào ngày 14/11/2010.
     
    Còn nhãn hiệu "Buôn Ma Thuột cà phê 1896", cũng bị doanh nghiệp này đăng ký vào ngày 14/6/2011.
     
    Cả 2 nhãn hiệu này đều được Trung Quốc bảo hộ trong thời hạn 10 năm. Nghĩa là, trong 10 năm tới, các DN cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột của Việt Nam có thể sẽ bị ngăn chặn nếu xuất khẩu vào Trung Quốc. Mất thương hiệu đồng nghĩa với việc mất thị trường.   
              
    Luật sư Lê Quang Vinh, GĐ Bộ phận sở hữu trí tuệ Công ty Luật Bross & Partners nhận định: “Điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta không xuất được hàng? Điều gì sẽ xảy ra nếu thương hiệu của chúng ta trong bao nhiêu năm, chỉ dẫn địa lý chúng ta phát triển như thế, gắn với hàng hóa như thế, mà chúng ta lại bị kiện ở nước ngoài? Chúng ta lại bị vướng vào những câu chuyện pháp lý của chính mình. Đấy là một điều phi lý. Nhưng, nghe thì phi lý, nhưng về câu chuyện pháp lý thì chúng ta phải chấp nhận vì rõ ràng họ đã đăng ký và theo Luật của họ thì họ có thể hưởng quyền độc quyền kể từ thời điểm đăng ký”.          
     
    Cũng theo Luật sư Lê Quang Vinh, vào năm 1997, nhãn hiệu cà phê Đắk Lắk đã bị một doanh nghiệp tại Pháp đăng ký sở hữu toàn cầu và đã có 24 quốc gia công nhận cà phê Đắk Lắk là của Pháp chứ không phải của Việt Nam. Nếu chúng ta không hành động kịp thời, thì nguy cơ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột rất dễ xảy ra.
     
    Còn theo Cục Sở hữu trí tuệ, đây là lần đầu tiên một chỉ dẫn địa lý - một tài sản quốc gia bị mất. Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để đòi lại nhãn hiệu từ doanh nghiệp Trung Quốc nếu cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc.      
     
    Ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN): “UBND tỉnh với tư cách là cơ quan quản lý cao nhất của chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, chắc chắn là phải tiến hành khiếu kiện đối với công ty đăng ký nhãn hiệu đó tại Trung Quốc. Cái khiếu kiện đó phải thông qua một đơn yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu của Trung Quốc để mình đòi lại nhãn hiệu. Và vụ khiếu kiện này sẽ phải tuân theo luật pháp của Trung Quốc”.
     
    Cà phê Buôn Ma Thuột hiện chiếm khoảng 50% sản lượng cà phê cả nước và được xuất khẩu ra 56 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một doanh nghiệp nào đăng ký sở hữu thương hiệu này ở nước ngoài.     
              
    Ông Đoàn Triệu Nhạn, Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam cho rằng: “Một mặt chúng ta phải nói lên cho quốc tế biết là chúng ta bị mất (cái đó là cần thiết). Phải nói cho thế giới biết là chúng ta bị mất cắp. Còn việc đăng ký thì rất tốn kém, nên chúng ta phải tính toán. Theo tôi, chúng ta phải đăng ký ở một số địa bàn, một số thị trường mà chúng ta xuất khẩu chủ yếu vào đó như Mỹ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ…”
     
    Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản với nhiều mặt hàng đứng số 1, số 2 trên thế giới, nhưng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ mới có khoảng 20% các sản phẩm này được đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam.

    (Theo VTV)

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 18/09/2011 04:43:00 CH Bỏ font Bold. Cập nhật bởi pecoidexuong ngày 18/09/2011 12:16:03 CH Cập nhật bởi pecoidexuong ngày 18/09/2011 12:14:54 CH sửa font chữ

    hay lam nhug viec chua bao gio lam

    de co duoc nhug thu chua tug co bao gio

     
    11057 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #131727   18/09/2011

    LuatDalat
    LuatDalat

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 260
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thương hiệu nước mắm Phú Quốc bị xâm phạm

    Cập nhật lúc : 8:07 PM, 17/09/2011

    (VOV) - Có thông tin, thương hiệu nước mắm Phú Quốc đang bị công ty Việt Hương ở Hồng Kông xin đăng ký bảo hộ ở Trung Quốc.

    Ngày 17/9, ông Lương Thanh Hải, Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Kiên Giang cho biết, Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh mới nhận được văn bản fax từ một công ty tư vấn luật tư nhân ở Việt Nam thông báo về việc thương hiệu nước mắm Phú Quốc đang bị công ty Việt Hương ở Hồng Kông xin đăng ký bảo hộ ở Trung Quốc. Sở Khoa học – công nghệ tỉnh Kiên Giang đang cho thẩm định lại về mức độ chính xác của thông tin này. Nếu đúng như vậy Sở sẽ có công văn nhờ Cục Sở hữu trí tuệ can thiệp.

    Cũng theo ông Hải, trước đây công ty luật này đã có văn bản thông báo việc Công ty Việt Hương xin đăng ký độc quyền thương hiệu nước mắm Phú Quốc ở Hoa Kỳ nhưng khi thẩm định lại thì thông tin này không có thật. 

    Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Tịnh, Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc khẳng định, Hội chưa nhận được bất cứ văn bản nào từ phía công ty luật hay cơ quan nhà nước. Hội nước mắm Phú Quốc sẽ phối hợp với Sở Khoa học – công nghệ tỉnh để bàn biện pháp xử lý và đã hòan tất thủ tục xin bảo hộ độc quyền thương hiệu nước mắm Phú Quốc ở liên minh Châu ÂU và đang chờ phản hồi từ phía cơ quan này./.

    Lam Hiếu

    http://vov.vn/Home/Thuong-hieu-nuoc-mam-Phu-Quoc-bi-xam-pham/20119/186242.vov

     

     
    Báo quản trị |  
  • #131807   18/09/2011

    pecoidexuong
    pecoidexuong

    Female
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần



    Vấn đề sở hữu trí tuệ ngày càng nóng bỏng và cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Không thể để người ta đánh cắp sản phẩm trí tuệ của mình như vậy mãi được. Vì đó không chỉ là tài
    sản của doanh nghiệp mà còn là uy tín của cả quốc gia, dân tộc nữa.

    Xây dựng được thương hiệu mạnh rồi nhưng đi kèm là phải bảo vệ không để cá nhân, tổ chức khác xâm phạm.
    Các doanh nghiệp ơi. Hãy tự bảo vệ chính mình!!!

    hay lam nhug viec chua bao gio lam

    de co duoc nhug thu chua tug co bao gio

     
    Báo quản trị |  
  • #131822   19/09/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    cái thằng TQ, cái gì cũng làm giả với làm nhái được nhỉ? kinh cái thằng này quá, từ máy bay tàng hình ăn cắp công nghệ mỹ, súng AK47 ăn cắp công nghệ nga, hệ thống phòng thủ tên lửa ăn cắp công nghệ của nga, làm gạo từ nhựa sống, làm trúng từ chất hóa học, bây giờ lại nhái thương hiệu.
    bó tay thằng này luôn!
     nhưng mà việc nó cướp hoàng sa với trường sa là làm thật chứ không giả đâu nhá 
     
    Báo quản trị |  
  • #131865   19/09/2011

    pecoidexuong
    pecoidexuong

    Female
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần



    cà phê BMT là chỉ dẫn địa lý dùng để chỉ loại cà phê được trồng và chế biến tại TP, Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk lăk. Do thổ nhưỡng và khí hậu ở BMT có nét đặc trưng riêng nên hương vị cà phê cũng rất là đặc biệt.

    thương hiệu cà phê BMT vì vậy mà là tài sản của cả quốc gia đó, bị doanh nghiệp Trung Quốc "đánh cắp" chứ không phải "nhái thương hiệu" đâu.

    Đây là 1 tổn thất lớn cho ngành nông nghiệp, cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá

    hay lam nhug viec chua bao gio lam

    de co duoc nhug thu chua tug co bao gio

     
    Báo quản trị |  
  • #131867   19/09/2011

    pecoidexuong
    pecoidexuong

    Female
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    Trung Quốc - ASEAN hợp tác trong sản xuất cà phê
    #ff6633; font-family: tahoma;">(06/07/2011-09:49:00 AM)

    Ngày 3/7, Ủy ban hợp tác Trung Quốc - ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) về ngành cà phê đã được thành lập tại Côn Minh.
    Thành phần của ủy ban này gồm hiệp hội cà phê và các doanh nghiệp nổi tiếng của Trung Quốc cũng như của các nước ASEAN, nhằm thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong trồng cà phê, công nghệ chế biến cũng như khai thác thị trường giữa các doanh nghiệp hai bên.
    Ông Haxan Uygiagia thuộc Phòng Thương mại xuất khẩu cà phê Indonesia, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Trung Quốc - ASEAN về ngành cà phê cho biết, các doanh nghiệp sản xuất cà phê của các nước ASEAN và Trung Quốc có ưu thế riêng của mình. Thông qua giao lưu và hợp tác, doanh nghiệp hai bên sẽ cùng sản xuất ra những sản phẩm cà phê chất lượng cao tiêu biểu cho khu vực.
    Hiện nay sản lượng cà phê của Trung Quốc và các nước ASEAN chiếm 1/4 tổng sản lượng càphê của thế giới. Tỉnh Vân Nam là cơ sở sản xuất  cà phê chủ yếu của Trung Quốc. Buôn bán cà phê giữa tỉnh này và 10 nước ASEAN năm 2011 dự kiến sẽ đạt 300 triệu USD./.

                                                                                                                     Trang Nhung
                                                                                                                   TTXVN/Vietnam
    nguồn: trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/16424/16911/ctttasn?p_page_id=412492&pers_id=353651&folder_id=&item_id=20510026&p_details=1

    hay lam nhug viec chua bao gio lam

    de co duoc nhug thu chua tug co bao gio

     
    Báo quản trị |  
  • #131881   19/09/2011

    pecoidexuong
    pecoidexuong

    Female
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


                                tin vui   + tin buồn

    Bài học từ vụ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

    Để lấy lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột từ doanh nghiệp Trung Quốc và Pháp, không biết Đắk Lắk sẽ phải mất bao nhiêu thời gian, tiền bạc công sức.

    Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk đã bị đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm tại Trung Quốc. Trong khi đó thương hiệu cà phê Đắk Lắk cũng bị một công ty của Pháp đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác nhau. Đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam bị lấy mất thương hiệu.

    ca phe buon ma thuot2 Bài học từ vụ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

    Sự chủ quan và chậm trễ trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ đánh mất tên sản phẩm của chính mình.

    Hai nhãn hiệu “Buon Ma Thuot & chữ Hán” và “Buon Ma Thuot Coffee 1896 & logo” gắn liền với nhiều sản phẩm trong đó có cà phê đã được Trung Quốc cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền cho Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee tại tỉnh Quảng Đông vào ngày 14/11/2010 và ngày 14/6 năm nay.

    Trong khi đó, thương hiệu cà phê Đắk Lắk cũng đã bị một công ty ở Pháp độc quyền nhãn hiệu từ ngày 25/9/1997, đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác nhau. Theo LS Lê Quang Vinh – Giám đốc Bộ phận Sở hữu trí tuệ- Công ty Luật Bross & Partners, người phát hiện ra vụ mất thương hiệu này cho biết, ở các nước, luật đăng ký nhãn hiệu có những điểm khác nhau. Nhưng điểm giống nhau là nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Nghĩa là ai nộp trước sẽ được quyền sở hữu.

    Doanh nghiệp Việt Nam chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài, dẫn đến mất thương hiệu là điều khó tránh khỏi. Việc đòi lại thương hiệu sẽ gặp không ít khó khăn do xảy ra ở nước ngoài, nên phải tiến hành theo luật của nước sở tại. Tuy nhiên, LS Lê Quang Vinh cũng cho rằng chúng ta vẫn có thể hủy bỏ thành công thương hiệu này dựa trên chính quy định của họ.

    Ông Vinh đưa ra hai luận điểm. Thứ nhất, Buôn Mê Thuột là chỉ dẫn địa lý quốc gia đã được bảo hộ từ năm 2005, và nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Chúng ta là nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, nổi tiếng trong đó Buôn Mê Thuột được coi là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu cà phê đã đến hơn 50-60 nước trên thế giới. Đây cũng là căn cứ để công chúng Trung Quốc biết đến Buôn Mê Thuột.

    Thứ hai, dựa trên căn cứ để chứng minh rõ ràng ý định của người đăng ký là công ty ở Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc dùng công cụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu ứng xử như hành động cạnh tranh không lành mạnh. Rõ ràng họ dùng nhãn hiệu Buôn Mê Thuột trên hàng hoá để gây nhầm lẫn về nguồn gốc.

    Theo LS Lê Xuân Lộc – Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh, thực tế tên thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam cũng là tài sản của Nhà nước. Việc chủ thể nước ngoài sở hữu nó đồng nghĩa với việc tài sản của Nhà nước bị rơi vào tay người khác. Mặt khác, việc này càng nguy hại hơn đối với những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Có thể sản phẩm đó sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu.

    Về lâu dài, niềm tin của khách hàng nước ngoài đối với sản phẩm của Việt Nam có thể suy giảm nghiêm trọng do không thể phân biệt được đâu là thực đâu là giả. Như vậy một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ bị mất đi hoặc ảnh hưởng rất lớn.

    LS Lê Xuân Lộc cho rằng, cần phải đánh giá đúng tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ và có chiến lược bảo vệ những tài sản trí tuệ của mình. Tìm cách bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ nên được coi là bước đầu tiên trong quá trình kinh doanh, xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài. Phải luôn quan tâm, quản lý tài sản sở hữu trí tuệ một cách thường xuyên. Việc đăng ký ra nước ngoài sẽ tốn kém, nhưng đặt việc này trong cái nhìn về lợi ích tổng thể lâu dài thì sẽ thấy đấy là những chi phí chính đáng và hợp lý.

    Trao đổi với phóng viên Đài TNVN về vụ việc này, ông Trần Hữu Nam – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định: Đây không phải là lần đầu tiên thương hiệu Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Trước đây, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên, bánh đậu xanh Hải Dương… cũng gặp tình trạng tương tự.

    Chúng ta đã khởi kiện và dành được phần thắng ngay tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có thương hiệu không thể lấy lại được. Điển hình như thương hiệu Vinataba của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đã bị một doanh nghiệp Indonesia lấy mất từ năm 2002.

    Bởi vậy, từ những vụ việc này, các nhà sản xuất của Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình ở nước ngoài, thông qua nhiều cách thức khác nhau.

    Ở nước nào không có cơ quan đăng ký chỉ dẫn địa lý thì có thể đăng ký theo hình thức nhãn hiệu, chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể.

    Cũng theo ông Nam, nếu không nhanh chóng triển khai việc đăng ký các thương hiệu theo hệ thống đăng ký quốc tế thì không loại trừ trường hợp các công ty của nước ngoài đã đăng ký thương hiệu của Việt Nam sẽ tiếp tục chiếm đoạt nhãn hiệu này, và tiếp tục đăng ký bảo hộ ở các quốc gia khác. Tới lúc đó thì vụ việc sẽ còn phức tạp, mất thời gian và chi phí tốn kém hơn rất nhiều.

    Đắk Lắk là nơi sản xuất ra hơn 50% sản lượng cà phê của cả nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ nhì thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Sở hữu thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng thế giới, nhưng tỉnh Đắk Lắk lại để mất hai thương hiệu này vào tay doanh nghiệp Trung Quốc và Pháp. Giờ đây Đắk Lắk sẽ phải mất thời gian, tiền bạc công sức để lấy lại thương hiệu của chính mình. Đây cũng là bài học đắt giá không chỉ cho địa phương mà cho cả các doanh nghiệp nói chung.

    Thương hiệu không chỉ là cái tên, mà biểu hiện sự thành công của sản phẩm. Ẩn sâu trong đó là niềm tin của người tiêu dùng. Việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu cần phải được coi trọng hơn nữa, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.


    hay lam nhug viec chua bao gio lam

    de co duoc nhug thu chua tug co bao gio

     
    Báo quản trị |