Cá nhân tự dịch giấy tờ để yêu cầu chứng thực được không?

Chủ đề   RSS   
  • #592477 15/10/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cá nhân tự dịch giấy tờ để yêu cầu chứng thực được không?

    Dịch thuật công chứng, chứng thực giấy tờ là một thủ tục quan trọng đối với các hồ sơ yêu cầu dịch thuật khi có yếu tố nước ngoài. Theo đó, người yêu cầu chứng thực có thể thuê người bên cơ sở công chứng chuyển dịch các ngôn ngữ có trong giấy tờ đó.
     
    Tuy nhiên, không ít các trường hợp vì tiết kiệm tiền cũng như muốn tự dịch theo ý của người lập nên đã tự tự các giấy tờ của mình và đến công chứng, chứng thực. Vậy trường hợp này có được pháp luật về công chứng cho phép?
     
    ca-nhan-tu-dich-giay-to-de-yeu-cau-chung-thuc-duoc-khong
     
    1. Tại sao bản dịch thuật phải cần chứng thực?
     
    Theo khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định. Theo đó, bản dịch cũng được xem là văn bản công chứng và phải được công chứng viên có kinh nghiệm kiểm chứng đúng quy định pháp luật.
     
    2. Quy định về người dịch công chứng
     
    Hiện hành quy định, theo khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014 quy định người dịch bản dịch công chứng là cộng tác viên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
     
    Thứ nhất, việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. 
     
    Theo đó, cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.
     
    Thứ hai, công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
     
    Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.
     
    Như vậy, thông thường bản dịch phải là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng và đáp ứng các yêu cầu trên mới có thể dịch thuật và chịu trách nhiệm bản dịch của mình.
     
    3. Không công nhận bản dịch chứng thực
     
    Việc công chứng bản dịch ngoài việc thực hiện đúng thủ tục về chuyển môn thì phải tuân thủ các nguyên tắc chung về công chứng cho bản dịch. Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
     
    - Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả.
     
    - Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung.
     
    - Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
     
    4. Sử dụng bản tự dịch có được chứng thực?
     
    Nếu cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện về chuyên môn và tự tin vào trình độ của mình thì vấn đề này được khoản 2 Điều 31 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
     
    Đối với người không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp mà tự dịch giấy tờ, văn bản phục vụ mục đích cá nhân và có yêu cầu chứng thực chữ ký trên bản dịch thì phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
     
    - Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy CMND hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
     
    - Bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Trừ trường hợp dịch những ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học nhưng thông thạo ngôn ngữ cần dịch.
     
    - Bản dịch đính kèm giấy tờ, văn bản cần dịch.
     
    - Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, trừ trường hợp đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
     
    Như vậy, cá nhân mà không phải cộng tác viên dịch thuật của cơ sở công chứng hay của Phòng Tư pháp thì hoàn toàn có thể được tự sử dụng bản dịch do mình cung cấp. Tuy nhiên, phải đảm bảo nguyên tắc cũng như các giấy tờ theo quy định thì người này phải có bằng đại học về ngôn ngữ mà mình dịch hoặc phải là người thông thạo ngôn ngữ đó.
     
    5789 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    Thanhthao8294 (28/03/2023) admin (25/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592497   16/10/2022

    Cá nhân tự dịch giấy tờ để yêu cầu chứng thực được không?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Qua đây, mình cũng xin đưa thêm một vài thông tin có liên quan. Hiện nay, các cộng tác viên dịch văn bản tại các tổ chức hành nghề công chứng phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vantrinh4120@gmail.com vì bài viết hữu ích
    hdndbd (15/09/2023)