Cá nhân có được bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ cho người khác bằng quyền sử dụng đất không?

Chủ đề   RSS   
  • #616077 06/09/2024

    annb20501

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:26/04/2024
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Cá nhân có được bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ cho người khác bằng quyền sử dụng đất không?

    Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất là gì? Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành thì cá nhân có quyền bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ cho người khác bằng quyền sử dụng đất không?

    Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất là gì?

    Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về bảo lãnh quyền sử đất là gì. Tuy nhiên, theo Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về bảo lãnh như sau:

    - Bảo lãnh được hiểu là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    - Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

    Như vậy, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được hiểu là việc bên bảo lãnh (người thứ 3) sử dụng quyền sử dụng đất để cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    Bên cạnh đó, theo Điều 342 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định cụ thể về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh:

    - Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

    - Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

    bao-lanh-bang-quyen-su-dung-dat

    Cá nhân có được bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ cho người khác bằng quyền sử dụng đất không?

    Và căn cứ theo khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2003 (đã hết hiệu lực) quy định về quyền của người sử dụng đất như sau:

    Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113; khoản 2 Điều 115; điểm b khoản 1, các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 120 của Luật này khi có các điều kiện sau đây:

    - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

    - Đất không có tranh chấp;

    - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    - Trong thời hạn sử dụng đất.

    Theo quy định của Luật Đất đai cũ thì pháp luật cho phép người sử dụng đất bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.

    Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành mới nhất hiện nay là Luật Đất đai 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2024.

    Tại khoản 1 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

    "Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan."

    Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành đã bỏ quyền bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất. Do đó, hiện nay cá nhân không được phép bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ cho người khác bằng quyền sử dụng đất.

    Tóm lại, theo quy định pháp luật hiện hành thì cá nhân không được phép bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ cho người khác bằng quyền sử dụng đất.

     
    91 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn annb20501 vì bài viết hữu ích
    admin (07/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận