“Cá lớn nuốt cá bé” là gì? DN lớn thâu tóm DN nhỏ có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Chủ đề   RSS   
  • #610059 29/03/2024

    dinhvy1717

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:28/02/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    “Cá lớn nuốt cá bé” là gì? DN lớn thâu tóm DN nhỏ có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

    Ý nghĩa của câu “cá lớn nuốt cá bé” là gì? DN lớn thâu tóm DN nhỏ có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

     

    (1) "Cá lớn nuốt cá bé” là gì? DN lớn thâu tóm DN nhỏ có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

    Cá lớn nuốt cá bé để chỉ một hiện tượng thường thấy trong tự nhiên, vậy để giải nghĩa câu cá lớn nuốt cá bé thì ta có thể hiểu như sau.

    Về nghĩa đen đây là quy luật của tự nhiên mạnh được yếu thua, những chú cá lớn mạnh sẽ ỷ vào cơ thể to lớn có miệng to để nuốt những chú cá bé khác nhầm mục đích tồn tại và phát triển cơ thể mình thêm nữa.

    Về nghĩa bóng thì hình ảnh những " cá lớn" để chỉ những kẻ mạnh, có thế lực,... còn những chú " cá bé" đại diện cho những người ở thế yếu để từ đó phê phán hiện tượng ỷ mạnh hiếp đáp kẻ yếu.

    Từ xa xưa thì các quốc gia hùng mạnh đã bắt đầu lợi dụng sức mạnh quân sự cũng như tìm lực của mình để tiến hành xâm chiếm nhầm thôn tính các nước nhỏ để mở rộng lãnh thổ cũng như nâng cao tìm lực sức mạnh của mình.

    Trong hoạt động kinh doanh thì có thể thấy được hiện nay các công ty hoặc tập đoàn lớn sẽ ra sức thôn tính những công ty nhỏ lẻ nhầm mục đích chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.

    Các doanh nghiệp lớn có vị trí thống lĩnh thị trường thường sử dụng sức mạnh của mình nhầm mục đích hạn chế các thị trường của các doanh nghiệp nhỏ rồi dần dần thâu tóm hết tất cả.

    Tại khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 có giải thích hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

    Căn cứ quy định Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:

    - Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

    + Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

    + Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

    - Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

    - Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

    - Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

    - Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

    + Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

    + So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

    - Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

    - Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

    Theo đó thâu tóm doanh nghiệp là một hình thức của việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Thâu tóm có thể được tiến hành bằng cách mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp mục tiêu (doanh nghiệp bị thâu tóm)

    Tuy nhiên để xác định việc doanh nghiệp lớn thâu tóm doanh nghiệp nhỏ có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không thì phải xét các trường hợp sau:

    Trường hợp 1: Doanh nghiệp mạnh thực hiện các hành vi nên trên để làm suy yếu doanh nghiệp mục tiêu rồi thực hiện hành vi thâu tóm bằng cách mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Trong trường hợp này thì hành vi thâu tóm là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

    Trường hợp 2: Nếu việc thâu tóm được thực hiện bằng việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp công bằng minh bạch và dựa trên ý chí nguyện vọng của các bên thì sẽ không bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do hành vi này không thuộc các trường hợp bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.

    (2) Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam hiện nay gồm những gì?

    Căn cứ quy định Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định về các thảo thuận hạn chế cạnh tranh hiện có tại Việt Nam như sau:

    - Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

    - Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

    - Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

    - Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

    - Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.

    - Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

    - Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.

    - Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

    - Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.

    - Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

    - Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

    (3) Doanh nghiệp được coi là thống lĩnh thị trường khi có bao nhiêu thị phần trên thị trường liên quan?

    Căn cứ quy định khoản 1 Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường như sau:

    - Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định củap háp luật hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan...

    Từ đó có thể thấy, để một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định của pháp luật hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.

     
    1424 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận