Buôn lậu ngày Tết có thể bị xử phạt thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #608598 05/02/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 28612
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 605 lần
    SMod

    Buôn lậu ngày Tết có thể bị xử phạt thế nào?

    Mỗi dịp Tết nước ta phải đối mặt với vấn nạn buôn lậu hàng hóa tràn lan. Vậy buôn lậu là gì? Người vi phạm có thể bị xử lý ra sao? Căn cứ vào những gì để tuyên phạt người phạm tội?

    (1) Buôn lậu là gì?

    Căn cứ theo Điều 188 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ Luật hình sự 2017 thì buôn lậu được định nghĩa là hành vi mua bán trái phép hàng hóa, tiền tệ, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại. 

    Những hành vi buôn lậu bao gồm: 

    - Vận chuyển hàng hóa qua biên giới mà không khai báo với cơ quan hải quan. 

    - Gian dối trong việc khai báo về số lượng, chủng loại, giá trị của hàng hóa. 

    - Trốn thuế, phí đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu. 

    - Sử dụng các thủ đoạn gian lận để đưa hàng hóa lậu qua biên giới.

    (2) Hành vi buôn lậu bị xử phạt ra sao?

    Cũng theo quy định tại Điều 188 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ Luật hình sự 2017 thì mức phạt cho hành vi buôn lậu sẽ được dựa trên giá trị của hàng hóa phạm pháp để xác định, cụ thể như sau:

    - Đối với hàng hóa phạm pháp có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng. Hoặc đối với các hàng hóa như di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì:

    + Phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng.

    + Hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    - Áp dụng mức phạt từ 300 triệu đồng đến 1.5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 - 07 năm đối với hành vi buôn lậu có các yếu tố sau:

    + Đối với các hành vi vi phạm được coi là có tổ chức; 

    + Có tính chất chuyên nghiệp; 

    + Vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

    + Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; 

    + Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

    + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    + Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    + Phạm tội 02 lần trở lên;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    - Phạt tiền từ 1.5 - 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 - 15 năm đối với trường hợp như sau:

    + Vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;

    + Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm;

    + Vật phạm pháp trị giá 1 tỷ đồng trở lên;

    + Thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên;

    + Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

    - Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Lưu ý: mức xử phạt nêu trên chỉ được áp dụng cho trường hợp đối tượng vi phạm là cá nhân. Trường hợp đối tượng vi phạm là pháp nhân thương mại có thể bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 15 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi theo quy định tại Khoản 6 Điều 188 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Bộ Luật hình sự 2017.

    (3) Căn cứ vào những gì để tuyên phạt người phạm tội?

    Như đã nêu tại mục (1) và (2), việc tuyên án đối với hành vi buôn lậu còn phải dựa theo mức độ nghiêm trọng của hành vi. Tuy nhiên, Tòa án còn có thể áp dụng một số yếu tố khác để tuyên phạt như nhân thân của người phạm tội, các tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ được quy định tại Điều 51, 52 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Bộ Luật hình sự 2017 như sau:

    - Ngoài các tình tiết giảm nhẹ như tự thú, bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi hay tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm  giảm. Thì người phạm tội còn có thể được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ dưới đây:

    + Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    + Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    + Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

    + Người phạm tội là phụ nữ có thai hoặc là người đủ 70 tuổi trở lên;

    + Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; 

    + Người phạm tội đã lập công chuộc tội hoặc là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; 

    + Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

    - Các tình tiết tăng nặng áp dụng đối với người có hành vi buôn lậu:

    + Xúi giục người dưới 18 tuổi;

    + Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;

    + Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

    + Có hành động xảo quyệt, hung hãn để trốn tránh hoặc che dấu tội phạm;

    Để tổng kết lại, người có hành vi buôn lậu sẽ phải đối mặt với mức xử phạt rất nặng theo quy định của pháp luật hiện hành. Tòa án sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của hành vi và các yếu tố khác như các tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ để tuyên mức án hợp lý đối với người vi phạm.

     
    152 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận