Buộc thôi việc là gì vậy. Căn cứ pháp lí vào đâu?

Chủ đề   RSS   
  • #522317 30/06/2019

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Buộc thôi việc là gì vậy. Căn cứ pháp lí vào đâu?

    Buộc thôi việc là một trong những hình thức xử lý kỷ luật áp dụng đối với công chức và viên chức. 

    - Hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức được quy định tại Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP;

    - Hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức được quy định tại Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP.

    (Chỉ khi vi phạm vào một trong những hành vi theo quy định trên thì mới áp dụng hình thức xử lý kỷ luật là buộc thôi việc).

    Đối với người lao động làm trong doanh nghiệp thì không áp dụng theo quy định trên, mà áp dụng theo quy định tại Bộ luật lao động 2012. Theo quy định của pháp luật lao động thì không có hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc mà chỉ có hình thức kỷ luật sa thải (tính chất như buộc thôi việc) được quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động 2012. 

     
    15030 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhpham1995 vì bài viết hữu ích
    sunshine19 (07/11/2019) ThanhLongLS (01/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #522421   30/06/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Cho mình hỏi trong trường hợp giáo viên là viên chức vi phạm về nghiệp vụ, bị xử lý kỷ luật theo hình thức buộc thôi việc thì người này có được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp từ cơ quan bảo hiểm xã hội không? Người này đã làm việc được gần 10 năm rồi.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/07/2019)
  • #529607   30/09/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2034)
    Số điểm: 14991
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 324 lần


    thuylinh2311 viết:

    Cho mình hỏi trong trường hợp giáo viên là viên chức vi phạm về nghiệp vụ, bị xử lý kỷ luật theo hình thức buộc thôi việc thì người này có được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp từ cơ quan bảo hiểm xã hội không? Người này đã làm việc được gần 10 năm rồi.
     

    Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp bình thường bạn nhé, nó không thuộc trường hợp không được hưởng. Bạn tham khảo thêm quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #529728   30/09/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Trường hợp người lao động là viên chức làm việc tại một đơn vị sự nghiệp công lập được cử đi học NCS và có cam kết với Nhà trường về việc sẽ hoàn thành chương trình học và khi kết thúc khóa học sẽ công tác tại Nhà trường tối thiểu 10 năm. Tuy nhiên, trong quá trình học mặc dù chưa hoàn thành việc học nhưng lại nộp đơn xin thôi việc. Nhà trường có văn bản trả lời yêu cầu phải đền bù học phí, lưu trú đi lại mà viên chức đã nhận trong quá trình đi học nhưng viên chức không chấp nhận đền bù. Trong khi người lao động chưa đền bù thì Nhà trường chưa ra Quyết định thôi việc và chốt sổ BHXH cho người người lao động như thế có đúng không ạ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #529751   30/09/2019

    Haitran1995
    Haitran1995

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Buộc thôi việc là một trong những hình thức kỷ luật áp dụng với công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật công chức; Nghị định 27/2012/NĐ-CP xử lý kỷ luật viên chức. 

    Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

     1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;

    2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    3. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

    4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;

    5. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

    Riêng đối với viên chức, hình thức buộc thôi việc áp dụng trong các trường hợp vi phạm pháp luật sau:

    “1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

    2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

    3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;

    4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

    5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;

    6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức. (Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP)

    Nhìn chung, các trường hợp áp dụng hình thức buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức là tương đối giống nhau, đều là hành vi vi phạm pháp luật  khó chấp nhận, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cơ quan nhà nước nên việc buộc thôi việc đố với những người này là phù hợp, thỏa đáng.

     
    Báo quản trị |  
  • #529768   30/09/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Buộc thôi việc là Hình thức xử lý kỉ luật nặng nhất đối với cán bộ, công chức. Người có thẩm quyền ra quyết định không cho cán bộ, công chức tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước do vi phạm kỉ luật lao động, do cố ý hay thiếu tinh thần trách nhiệm.
     
    Người có quyền quyết định chế tài kỉ luật là thủ trưởng cơ quan trên một cấp. Người bị thôi việc có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện ra Toà án hành chính.
     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #530244   02/10/2019

    Buộc thôi việc được căn cứ vào các quy định của pháp luật nói trên. Nhưng theo thực tế mình thấy nhiều doanh nghiệp, công ty đưa ra các hành vi gây áp lực về doanh số hay 1 vấn đề nào đó dãn đến nhân viên không thực hiện được và bị công ty cho thôi việc, như vậy quá vô lý. Việc như vậy hiện trạng xảy ra rất nhiều. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthuc30 vì bài viết hữu ích
    VuongMinhtin (08/10/2021)
  • #532264   31/10/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13778
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 258 lần


    Mình vẫn chưa hiểu nội dung bài viết và tiêu đề của bài viết có nội dung liên quan gì đến nhau. Ở đây bạn phải xem xét khái niệm trên áp dụng trong trường hợp nào. Trong pháp luật về lao động thì không có khái niệm Buộc thôi việc mà chỉ có sa thải. Nhưng thực tế, nhiều công ty vẫn hay áp dụng cụm từ này để nói với người lao động. Điều này hoàn toàn không chính xác. Và bạn cũng lưu ý là để áp dụng hình thức sa thải đối với người lao động thì phía người sử dụng lao động cần phải tiến hành trình tự xử lý kỷ luật lao động chứ không thể ra.quyết định ngay được.

     
    Báo quản trị |  
  • #532654   07/11/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Buộc thôi việc là Hình thức xử lý kỉ luật nặng nhất đối với cán bộ, công chức. Người có thẩm quyền ra quyết định không cho cán bộ, công chức tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước do vi phạm kỉ luật lao động, do cố ý hay thiếu tinh thần trách nhiệm.

    Sa thải là Hình thức kỉ luật lao động dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Tức là buộc thôi việc là cụm từ áp dụng cho cán bộ công chức, còn sa thải là dành cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sunshine19 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/11/2019)
  • #535027   13/12/2019

    Mình xin bổ sung các trường hợp công chức bị buộc thôi việc:

    Có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ;

    Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;

    Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

    Tự ý nghỉ việc từ 07 ngày trở lên trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm, đã được thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;

    Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác liên quan đến công chức.

    Có nghĩa vụ kê khai tài sản mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản không trung thực thì cũng có thể bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #558104   19/09/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Buộc thôi việc là một trong các hình thức xử lý kỷ luật chỉ được áp dụng cho đối tượng vi phạm pháp luật là công chức và viên chức. Đây là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất trong các hình thức xử lý. Còn đối với người lao động thì áp dụng hình thức kỷ luật là sa thải (có tính chất tương tự như buộc thôi việc).

     
    Báo quản trị |  
  • #558577   25/09/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết hữu ích. Buộc thôi việc là hình thức xử lý kỉ luật nặng nhất đối với cán bộ, công chức. Còn sa thải là hình thức kỉ luật lao động dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ngày nay đa phần mọi người vẫn hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559147   29/09/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1203)
    Số điểm: 8880
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 99 lần


    Căn cứ Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định như sau:

    Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

    -  Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
     
    -  Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
     
    -  Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;
     
    - Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
     
    - Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch.
     
    Như vậy, chúng quy có thể hiểu rằng, buộc thôi việc là một hình thức xử lý kỷ luật mà trong hoạt động hành nghề nhiệm vụ của mình vi phạm những nguyên tắc nêu trên thì áp dụng hình thức là buộc thôi việc.
     
    Thực tế, đây là hình thức không đảm nhiệm chức vụ hay vị trí đó nữa, không đồng nghĩa với việc giống như cách chức hay sa thải. Đây được xem là hình thức kỷ luật trung bình so với mức dộ hai hình thức nêu trên.
     
    Báo quản trị |  
  • #559445   30/09/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Cảm ơn bài chia sẽ của bạn. Mình có góp ý là bạn nên trích dẫn luật để mọi người có thể tham khảo, đối chiếu dễ dàng hơn.
     
    Đồng ý với bài viết của bạn là Buộc thôi việc không áp dụng cho người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2014, nó áp dụng cho viên chức, công chức. Việc áp dụng các chế định khác nhau để chấm dứt mối quan hệ lao động giữa công ty và người lao động sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý khác nhau, bao gồm hình thức sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
     
    Sa thải là một trong các hình thức xử lý kỷ luật lao động khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động. Hình thức sa thải, theo quy định tại Ðiều 126 Bộ luật lao động 2012
     
    Báo quản trị |  
  • #559733   30/09/2020

    Cảm ơn chia sẻ hữu ích của bạn. Qua bài viết của bạn thì mình hiểu rằng buộc thôi việc là cụm từ áp dụng cho cán bộ công chức, còn sa thải là dành cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động, cả hai hình thức trên điều nhằm mục đích kỷ luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #572857   28/06/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Theo quy định hiện hành, hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức được quy định tại Điều 13 và Điều 19 đối với viên chức tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP; Đối với người lao động, áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải Điều 125 Bộ luật Lao động 2019.

     
    Báo quản trị |  
  • #576002   30/09/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Buộc thôi việc là hình thức xử lý kỉ luật nặng nhất đối với công, viên chức. Người có thẩm quyền ra quyết định không cho họ tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,... do vi phạm kỉ luật hoặc do cố ý hay thiếu tinh thần trách nhiệm.

     
    Báo quản trị |  
  • #576441   25/10/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Buộc thôi việc là gì vậy. Căn cứ pháp lí vào đâu?

    Hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động làm cho doanh nghiệp thì theo mình được biết là luật lao động quy định chung, còn cụ thể đối với vi phạm nào sẽ bị sa thải còn tùy vào điều lệ và nội quy cụ thể của từng Doanh nghiệp

     
    Báo quản trị |  
  • #577203   22/11/2021

    Buộc thôi việc là gì vậy. Căn cứ pháp lí vào đâu?

    Buộc thôi việc là hình thức xử lý kỉ luật cao nhất đối với cán bộ, công chức. Khi buộc thôi việc sẽ do người có thẩm quyền ra quyết định không cho cán bộ, công chức tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước do vi phạm kỉ luật lao động hay cố ý hoặc thiếu trách nhiệm. Riêng đối với người lao động sẽ áp dụng hình thức sa thải là hình thức kỉ luật cao nhất theo quy định của Bộ luật lao động 2019.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buivy081 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/11/2021)
  • #581999   29/03/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 (đang có hiệu lực) có quy định về vấn đề sa thải như sau:

    Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
     
    Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
     
    1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
     
    2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
     
    3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
     
    4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
     
    Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
     
    Một số thông tin trao đổi cùng bạn!
    Cập nhật bởi minhhanhuynh2102 ngày 29/03/2022 10:46:53 CH
     
    Báo quản trị |