Buộc người lao động thôi việc để tránh thưởng Tết - Coi chừng bị xử lý hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #512108 13/01/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Buộc người lao động thôi việc để tránh thưởng Tết - Coi chừng bị xử lý hình sự

    Theo quy định pháp luật lao động hiện hành, thưởng Tết Nguyên đán không phải khoản tiền thưởng bắt buộc. Tuy nhiên, thông lệ ở nhiều nơi thì cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhân viên sẽ đựợc thưởng tết (còn gọi là lương tháng 13) cho những gì họ đã cống hiến, tận tụy làm việc và cố gắng suốt năm qua. Từ đó, dẫn đến thực tế đã có nhiều doanh nghiệp xảy hiện tượng người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước Tết âm lịch với mục đích "né tránh việc thưởng Tết" đối với một số công việc mà họ cho là không quá quan trọng, có thể tìm lao động thay thế sau Tết để giảm bớt gánh nặng thưởng Tết.

    Nhưng... việc cho nhân viên nghỉ việc mà không có căn cứ đúng pháp luật như trên sẽ khiến người sử dụng lao động có nguy cơ phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý.

    Cụ thể hậu quả mà người sử dụng lao động có thể gặp phải:

    Trách nhiệm theo quy định Bộ luật lao động 2012

    Khi doanh nghiệp cho nhân viên nghỉ việc mà không có căn cứ pháp luật thì được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm như sau:

    - Nếu người lao động đồng ý quy lại làm việc+ doanh nghiệp đồng ý: Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    - Nếu người lao động không muốn tiếp tục làm việc: doanh nghiệp phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động.

    - Nếu người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ýdoanh nghiệp phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động. Bên cạnh đó, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    - Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc: doanh nghiệp phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

    - Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

     

    Trách nhiệm hình sự 

    Bộ luật hình sự 2015 có quy định về về việc truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi sa thải người lao động để tránh thưởng Tết nói riêng và các hành vi sa thải trái pháp luật khác nói chung của người sử dụng lao động.

    Do vậy, nếu xét vụ việc có đủ yếu tố cấu thành Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật thì người sử dụng lao động (hoặc doanh nghiệp) sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đó, cụ thể:

    BLHS 2015

    BLHS sửa đổi, bổ sung 2017

    Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
     

    1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

    b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

    c) Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc

    Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật

    1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

    b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

    c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.

     

     

    BLHS sửa đổi, bổ sung 2017 đã có sự thay đổi về hậu quả tội danh trên so với BLHS 2015 trước đó theo hướng hậu quả của tội danh là “gây hậu quả nghiêm trọng” thay cho việc quy định rõ ràng hậu quả bắt buộc xảy ra phải thuộc 01 trong 02 trường hợp người vị sa thải hoặc gia đình họ “lâm vào tình trạng khó khăn” hoặc “dẫn đến đình công” như quy định tại BLHS 2015.

    Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn nào cho trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng” đối với điều luật trên nên điều duy nhất chúng ta có thể làm là chờ đợi cho đến khi có hướng dẫn để có thể hiểu rõ ràng, cụ thể yếu tố hậu quả trong cấu thành Tôị buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 14/01/2019 08:02:31 SA
     
    8872 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    PROHKN (23/07/2020) hoangyennhi196 (13/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #512124   13/01/2019

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Mình thấy pháp luật về lao động có quy định về việc giải quyết đối với hành vi cho người lao động thôi việc trái luật như vậy là hợp lý và tương đối răn đe rồi. Còn về việc xử lý hình sự thì mình nghĩ là hợp lý và chắc hẵn sẽ góp phần hạn chế được những hành vi như thế này.

     
    Báo quản trị |  
  • #512129   13/01/2019

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    Trường hợp của bạn nói chỉ ở trường hợp khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái với quy định pháp luật mà thôi, vậy nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng với quy định của pháp luật thì sao bạn nhỉ, ví dụ như đến khoảng tháng 12 thì hợp đồng hết hạn, nếu hợp đồng này hết hạn và tháng 3 hoặc tháng 4 thì tiếp tục gia hạn và làm tiếp, khổ nỗi là ở tháng 12 và kết quả là chấm dứt đúng với quy định. Như thế có bị sao không, hơn nữa ngày nay người sử dụng lao động rất thông minh, có nhiều cách cho nghỉ khác nhau mà vẫn đúng Luật nhưng về bản chất đạo đức thì không, vậy có biện pháp nào xử lý không bạn nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #512147   14/01/2019

    lanbkd
    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    hoangyennhi196 viết:

    Trường hợp của bạn nói chỉ ở trường hợp khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái với quy định pháp luật mà thôi, vậy nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng với quy định của pháp luật thì sao bạn nhỉ, ví dụ như đến khoảng tháng 12 thì hợp đồng hết hạn, nếu hợp đồng này hết hạn và tháng 3 hoặc tháng 4 thì tiếp tục gia hạn và làm tiếp, khổ nỗi là ở tháng 12 và kết quả là chấm dứt đúng với quy định. Như thế có bị sao không, hơn nữa ngày nay người sử dụng lao động rất thông minh, có nhiều cách cho nghỉ khác nhau mà vẫn đúng Luật nhưng về bản chất đạo đức thì không, vậy có biện pháp nào xử lý không bạn nhỉ?

    Đúng như bạn nói, nhiều doanh nghiệp có thể "toan tính đủ chiêu, trò" để tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật với nhân viên. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ "né" được trách nhiệm pháp lý, họ đâu phải chịu nghĩa vụ gì vì đã làm "đúng luật" mà, có chăng cũng chỉ là hình phạt về lương tâm cho hành vi thiếu tính người này.

     
    Báo quản trị |  
  • #512151   14/01/2019

    kingdomngo
    kingdomngo

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nói thật hiện nay một số công việc người lao động không muốn làm thì sao, ví dụ đang làm việc này ổn định , nhưng khi hết việc đó chuyển người lao động sang làm việc khác ; nhưng NLĐ không muốn làm thì sao ? có chấm dứt sa thải được không bạn nhỉ ?

     
    Báo quản trị |  
  • #512195   14/01/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    NLĐ không muốn làm thì vận động họ viết đơn xin nghỉ việc. Quá đơn giản cho cả hai bên.

     
    Báo quản trị |  
  • #513825   16/02/2019

    Có rất nhiều doanh nghiệp muốn buộc người lao động thôi việc để tránh thưởng tết nhưng người lao động không thể làm được gì bởi họ có những lý do vô cùng hợp lý. Ví dụ như: Thuyên chuyển bạn sang một vị trí khác mà bạn không muốn làm để bạn tự viết đơn xin nghỉ việc hoặc cũng có thể gây áp lực với công việc bạn đang làm để bạn không làm nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #514731   28/02/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Người lao động thấp cổ bé họng, đa số thiếu hiểu biết về luật lao động nên khi người sử dụng lao động họ cố ý ép buộc người lao động nghỉ sai quy định thì thật sự khó. Công đoàn trên thực tế được lập ra cũng chỉ là hình thức, chỉ giải quyết những chế độ cơ bản cho người lao động, chứ không đứng về người lao động mà đối đầu với Ban giám đốc.

     
    Báo quản trị |  
  • #514764   28/02/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Theo mình thấy dẫu quy định như vậy nhưng thông thường phía người sử dụng lao động có muôn ngàn cách chống chế để hợp thức hóa hành vi ép buộc thôi việc người lao động này của họ. Mặt khác, sự hiểu biết về pháp luật của người lao động hiện tại cũng còn chưa cao dẫn đến việc họ chưa biết bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #514773   28/02/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Về vấn đề này thì mình thấy đây là một thực trạng đang xảy ra rất phổ biến tại các công ty có nguồn lao động không cố định. Theo mình thấy, để khắc phục tình trạng này thì đơn vị nên xây dựng quy chế thưởng tết kỹ càng, dựa vào đó để xác định nhân viên nào xứng đáng hay không. Chứ khi đã thấy họ không có giá trị mà buộc thôi việc thì rất mất thời gian.

     
    Báo quản trị |  
  • #514778   28/02/2019

    Việc doanh nghiệp buộc người lao động thôi việc để tránh thưởng tết là một việc không quá xa lạ. Có rất nhiều cách thức mà doanh nghiệp thực hiện để tránh rơi vào trường hợp đơn phương chấm dứt trái luật, ví dụ như yêu cầu người lao động sang làm một công việc khác (mang tính nặng nhọc hoặc người này không thích) thì họ cũng chán nản làm đơn xin nghỉ ngay. Pháp luật không quy định là thưởng tết là bắt buộc do đó doanh nghiệp nếu không thưởng thì thôi không việc gì phải làm những việc mà khiến người lao động phải nghỉ việc như vậy.
     
    Báo quản trị |  
  • #516080   30/03/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Nọi thì nói vậy thôi chứ thật ra nếu người sử dụng lao động muốn cho người lao động nghỉ việc không phải là chuyện quá khó khăn. Dù sao trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động vẫn đứng ở vai trò cao hơn so với người lao động, nên pháp luât lao động có bảo vệ người lao động hơn thì cũng là điu dễ hiểu.

     
    Báo quản trị |  
  • #516109   30/03/2019

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Nếu đã muốn sa thải thì công ty có đầy lý do để bắt ép người lao động thôi việc, có thể chuyển người lao động làm công việc khó hơn, áp lực hơn thì tự khắc người lao động sẽ không chịu được mà xin thôi việc ngay thôi, người lao động chỉ là người đi làm thuê nên đôi khi cũng có phần thiệt thòi.

     
    Báo quản trị |  
  • #520231   08/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Theo mình, trừ lý do bị sa thải là lỗi của người lao động, thì sa thải nhân viên trái pháp luật trước tết là vô nhân đạo. Vì người lao động cống hiến cho công ty cả năm, trông chờ ngày Tết, để rồi cuối năm bị cho nghỉ vô căn cứ là không thể chấp nhận được. Cần phải xử nghiêm các trường hợp này để bảo vệ quyền lợi của người lao động

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ph_ngoc vì bài viết hữu ích
    PROHKN (23/07/2020)
  • #520697   13/06/2019

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Người sử dụng lao động muốn chấm dứt HĐLĐ với người lao động phải phù hợp với quy định pháp luật, cụ thể là theo Bộ luật lao động 2012, không phải muốn cho nghỉ để đỡ tiền thưởng lễ tết là cho nghỉ. Bộ luật hình sự mới cũng có quy định một số tội phạm cụ thể liên quan đến vấn đề này như Điều 162, Điều 163,...Nếu Người sử dụng lao động làm bừa dễ dính đến các quan hệ pháp luật phức tạp mà không có khả năng thắng lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #521443   23/06/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Đây đúng là thực trạng không còn xa lạ với nữa. Chúng ta dễ dàng bắt gặp ở nhiều công ty, không chỉ cho nhân viên nghỉ trước Tết để không phải thưởng tết mà còn độc ác hơn nữa là khi biết lao động nữ có thai thì cho nghỉ luôn. Những thủ đoạn này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động rất nhiều và cần những quy định thật sự nghiêm khắc của pháp luật nhằm xử lý tới nơi.

     
    Báo quản trị |  
  • #521647   25/06/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Mình thấy nói qua cũng phải nói lại, cũng không ít trường hợp người lao động làm chỉ cốt để được thưởng Tết xong, qua Tết đồng loạt xin nghỉ việc làm công ty điêu đứng, trở tay không kịp. Mình đã từng gặp không ít trường hợp người lao động có tư tưởng "Nhận thưởng Tết rồi qua Tết nghỉ luôn." Nói chung, cả người lao động và người sử dụng lao động nên giữ chữ Tín và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng lao động, tất nhiên là dựa trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích của hai bên. Người sử dụng lao động cần có chính sách đãi ngộ tốt, phúc lợi xứng đáng với công sức của người lao động thì không có lý gì người lao động lại đánh bài "chuồn" cả. Bởi vì mối quan hệ lao động chỉ bền vững khi đáp ứng được quyền lợi của cả hai bên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn An_Pisces vì bài viết hữu ích
    lixilvietnam2017 (09/04/2020)
  • #526816   29/08/2019

    Trường hợp buộc người lao động để tránh thưởng tết thì dường như thực tế cho thấy các doanh nghiệp không buộc người lao động nghỉ, cách thức thường thấy là họ dùng các biện pháp khác để người lao động nản và dẫn đến hành động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứ hợp đồng lao đồng với người lao động mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử lý theo vi định của pháp luật về lao động . Vậy nên người sử dụng lao động sẽ dùng mọi cách để người lao động thôi việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng lao động. 

     
    Báo quản trị |  
  • #541088   13/03/2020

    Về vấn đề chèn ép bắt người lao động phải nghỉ việc không còn là việc hiếm hiện nay. Tuy đã có những quy định về chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nhưng việc này vẫn ngấm ngầm diễn ra và người lao động luôn là người phải chịu những thiệt thòi về vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #542160   29/03/2020

    Hiện nay có một số công ty đang áp dụng hình thức cho nhân viên thôi việc để tránh phải thưởng tế (lương tháng 13) cho nhân viên, hành động này không công bằng cho những người lao động đã cống hiến cho công ty trong thời gian cả năm trời.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #552140   19/07/2020

    Vì mục đích cuối cùng trong kinh doanh thì cũng chỉ là lợi nhuận, nên việc có thể cắt giảm tiền lương thưởng cũng sẽ là một trong những phương án trong dịp cuối năm mà doanh nghiệp nghĩ tới. Nhưng để tránh được việc đó thì về người lao động cũng phải cho DN thấy rằng mình là xứng đáng, cần thiết chứ không phải bị đuổi khéo thì cứ suốt ngày đi trách người ta chiêu trò. Tiên trách kỷ hậu trách nhân.

     
    Báo quản trị |