Chào các bạn,
1/ Giao dịch giữa PPF và các bạn vốn là giao dịch dân sự, mà đã là giao dịch dân sự thì giữa hai bên phải bình đẳng. Nghe nhiều bạn phản ánh thì có vẻ PPF có nhiều hành vi "quấy rối", đe dọa khủng bố tinh thần của Khách hàng. Các bạn hãy thu thập lại những bằng chứng này, giả dụ như là tin nhắn, ghi âm cuộc gọi điện thoại, email... chứng minh rằng đó là người của PPF làm để khởi kiện ra tòa án yêu cầu chấm dứt hợp đồng hoặc gửi tố cáo lên Ngân hàng Nhà nước (cơ quan quản lý của PPF)... + kêu gọi cơ quan báo chí vào cuộc cảnh báo lên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết về hành vi của PPF, các nạn nhân có thể cùng ký tên để có thêm sức mạnh...
2/ Về vấn đề lãi suất thì không thể thay đổi được. Vì ông bà ta nói, có sức chơi thì có sức chịu. Do đây là thỏa thuận và PPF không vi phạm luật nên không thể thay đổi dù lãi suất cao tới 72%/năm. Mình xin trích dẫn phần phát biểu của 1 luật sư có tên tuổi trong giới tài chính, ngân hàng - Hiện là chủ tịch Câu lạc bộ pháp chế ngân hàng:
"Ông Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật Basico - gọi đây là mức lãi "kinh khủng" bởi nó gấp gần chục lần huy động tại ngân hàng. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, dù bản thân ông và xã hội rất bất bình với kiểu cho vay nêu trên nhưng lại rất khó giải quyết bằng pháp luật. Theo luật sư, Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng". Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng đã không còn hoạt động theo quy định này mà họ vẫn áp quy định trong Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 rằng họ có thể tự thỏa thuận lãi suất."
3/ Vấn đề chúng ta có thể "chơi" được với PPF ở đây là số tiền phạt 250.000 đồng. Đây là số tiền phạt mà rất nhiều người mắc phải và rất phi lý do nhiều khi không phải lỗi của khách hàng vay. Do số tiền không lớn và cũng chẳng muốn thêm rắc rối nên nhiều Khách hàng đã bấm bụng trả. Giả sử PPD thu được số tiền 250.000 đồng từ vài triệu hoặc chục triệu Khách hàng, bạn nghĩ số tiền sẽ là bao nhiêu? Hơn nữa, việc phạt này không phải là 1 lần, mà là rất nhiều lần khi Khách hàng đóng tiền trễ hạn là bị phạt. Do không có trong tay hợp đồng giữa PPF và Khách hàng nên tôi không rõ trong hợp đồng quy định việc phạt đóng trễ hạn như thế nào. Các bạn có thể nghiên cứu thêm về vấn đề này. Tuy nhiên, PPF là tổ chức tài chính chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước, do đó số tiền phạt chậm trả (chậm trả lãi, chậm trả gốc)... phải tuân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước chứ không phải muốn phạt bao nhiêu cũng được.
Chốt hạ: Lời nhắn nhủ chân tình đến các bạn đang "điên đầu" với PPF: Con cái hư thì méc cha, mẹ nó. Méc cô dì chú bác thì không xi nhê gì đâu. PPF là con ai, cứ méc với người đó. Gửi đơn, thư đến Ngân hàng Nhà nước đê...
Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...