Bù trừ công nợ 3 bên

Chủ đề   RSS   
  • #329905 24/06/2014

    Bù trừ công nợ 3 bên

    Xin chào các anh/chị/bạn.

    Xin cho em hỏi một chút là:

    Công ty A bán hàng cho công ty B

    Công ty A mua hàng của công ty C.

    Vậy công ty A có thể bù trừ công nợ giữa B và C (Nếu 2 bên B & C đồng ý) không ạ?

    Em xin cảm ơn!

     
    23249 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #329945   24/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào thuhang2110.

    Công ty A bán hàng cho công ty B       suy ra B thiếu tiền A, nên A có quyền đòi tiền B số tiền X đồng

    Công ty A mua hàng của công ty C.     Suy ra A thiếu tiền C, nên C có quyền đòi tiền A số tiền Y đồng

    Vậy công ty A có thể bù trừ công nợ giữa B và C : A "chuyễn giao quyền" đòi B (X đồng) cho C để giảm bớt nghĩa vụ (trả X đồng trong số tiền nợ Y đồng).  

    (Nếu 2 bên B & C đồng ý) thì ĐƯỢC ạ.

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 24/06/2014 04:41:51 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    thuhang2110 (25/06/2014)
  • #330072   25/06/2014

    Em cảm ơn ạ.

    Cho em hỏi thêm một chút là có căn cứ nào để thực hiện chuyển giao quyền đòi nợ không ạ?

    Vì ở công ty em có một số ý kiến cho rằng không được vì Công ty không phải công ty mua bán nợ.

    Em cảm ơn lần nữa ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #330154   25/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Tôi nêu ý kiến của mình và mong ý kiến phản biện từ bạn để học tập nhau: HĐ là một giao dịch dân sự nên tôi theo quy định theo luật dân sự để kết luận như vậy.

    Điều 309. Chuyển giao quyền yêu cầu

    1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận, trừ những trường hợp sau đây:

    a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

    b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thoả thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu;

    c) Các trường hợp khác do pháp luật quy định

     

    Điều 310. Hình thức chuyển giao quyền yêu cầu

    1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

    2. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

     

    Điều 315. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự

    1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

    2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.

    B thiếu tiền A nên A có quyền đòi nợ X đồng. Quyền nên có quyền chuyễn cho C ( điều 309,310 ) không cần B đồng ý; Nhưng cần C đồng ý vì đây là nghĩa vụ của A nếu chuyễn nghĩa vụ phải được C đồng ý ( điều 315).

    Việc thực hiện này thông qua biên bản thanh lý hợp đồng hoặc văn bản đối chiếu và thỏa thuận giải quyết công nợ.giữa A và B; A và C.

    Mong bạn góp thêm ý kiến.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    thuhang2110 (26/06/2014)