BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Chủ đề   RSS   
  • #404798 01/11/2015

    phamanh1993

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2015
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 30 lần


    BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

     Anh A là chủ sỡ hữu chiếc xe máy 125cc mang biển kiểm soát 60F7-4591 cho anh B mượn xe. Sau đó B lại cho C mượn. khi về đến nhà thì D (16 tuổi, không có bằng lái) em trai của C yêu cầu C cho mượn xe đi công chuyện. C cho D mượn xe và khi sử dụng xe do bất cẩn nên D đã gây ra tai nạn cho E khi E đang băng qua đường, làm E bị thương nặng. sau khi ra viện, E khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. trong trường hợp này chủ thể nào phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này. Biết rằng E qua đường đúng làn đường, đúng luật.

    tất cả chỉ là hình thức, việc chúng ta cần làm chỉ là diễn cho tốt thôi !!!

     
    3960 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #404804   01/11/2015

    onthemoon
    onthemoon

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2015
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn, về vấn đề của bạn mình có ý kiến trả lời như sau:

    Căn cứ theo Khoản 2 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005 thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Căn cứ điểm b Khoản 2 Mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006

    “Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.”

    Trong trường hợp của bạn, A cho B mượn xe (không rõ có thỏa thuận miệng hay thỏa thuận văn bản hay không) tức là đã giao cho B quyền chiếm hữu, sử dụng chiếc xe trên. Sau đó, B lại cho C mượn mà chưa được sự đồng ý của A, C cho D chưa có bằng lái mượn và gây ra tai nạn.

    Trước hết, trách nhiệm bồi thường thuộc về B người đã được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp theo cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho E với B là C người được B giao lại quyền chiếm hữu sử dụng trái pháp luật và D người trực tiếp gây tai nạn.

    Regards

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn onthemoon vì bài viết hữu ích
    phamanh1993 (02/11/2015)