BOT không thu phí mà thu “Giá”

Chủ đề   RSS   
  • #492478 24/05/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 109 lần


    BOT không thu phí mà thu “Giá”

    Bên hành lang Quốc hội ngày 22/5, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đề cập việc đổi tên trạm thu phí BOT thành "trạm thu giá".

    Bộ trưởng lý giải, BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá; còn phí thì mang tính chất Nhà nước. Theo Bộ trưởng Giao thông, việc chuyển đổi này dựa trên quy định của Chính phủ.

    Luật Phí & lệ phí định nghĩa, phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công.

    Trước đây hệ thống hạ tầng đường bộ do Nhà nước đầu tư, thu tiền nên được gọi là phí sử dụng đường bộ. Sau này khi tư nhân tham gia đầu tư, không còn là dịch vụ công nên “nếu gọi là phí sử dụng đường bộ sẽ trái luật”.

    Bình luận về đề xuất này, ông Nguyễn Minh Đức - chuyên gia chính sách công (Ban Pháp chế - Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam - VCCI) cho rằng: Đổi từ phí dịch vụ đường bộ sang giá dịch vụ đường bộ là đúng, nhưng đổi từ trạm thu phí thành trạm thu giá BOT là máy móc. Thay vào đó, nhà quản lý có thể gọi đó là trạm thu, trạm thu tiền…

    một số chuyên gia cho rằng, việc đổi tên này có lẽ không chỉ dừng ở "máy móc" cho phù hợp Luật hiện hành mà còn liên quan tới mức phí thu ở BOT sẽ thay đổi.

    Phí BOT và giá BOT có gì khác nhau:

    Phí là khoản tiền tổ chức, cá nhân sử dụng đường bộ phải trả cho đơn vị quản lý nhằm bù đắp chi phí và đặc biệt mang tính chất phục vụ mà cơ quan nhà nước giao cho đơn vị cung ứng dịch vụ đó thực hiện.

    Giá được tính toán bảo đảm bù đắp chi phí và có lợi nhuận hợp lý cho nhà đầu tư, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế trong từng thời kỳ

    Như vậy, bản chất của phí là dịch vụ công, mang tính phục vụ, trong khi giá mang tính thị trường, có cân đối lợi nhuận của nhà đầu tư.

    Mục đích của việc chuyển thu phí BOT thành thu giá BOT

    Theo ông Nguyễn Văn Thể (Bộ trưởng Bộ GTVT), phí liên quan đến hoạt động Nhà nước, Quốc hội quyết định. Còn giá là dịch vụ của một DN cung cấp. Đây là sản phẩm của DN thì điểu chỉnh gọi là thu “giá” là hợp lý.

    Khi chuyển qua giá, giá sẽ được cân đối cho hợp lý theo phương án tài chính, còn phí muốn thay đổi sẽ qua một và thủ tục nên rất chậm

    Chuyển tên thành thu giá BOT chỉ là hình thức làm linh động hơn, bản chất không có gì khác.

    Trong thời gian gần đây, vấn đề thu phí BOT vô cùng nổi cộm. Theo bạn, việc đổi thu phí thành thu giá như phương án Bộ trưởng đưa ra có hợp lý?

     

     
    5095 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Kimhuyentr vì bài viết hữu ích
    phamhuytu (24/05/2018) trang_u (24/05/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #492485   24/05/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Phí với giá khác nhau ở chỗ: Nếu không đóng phí chắc chắn bị phạt, còn giá thì không, vì đối với giá, tôi có nhu cầu sử dụng thì tôi trả tiền, không thì thôi, và anh không có quyền ép buộc tôi phải trả nếu tôi không sử dụng???

    Và phí thì phải thu theo quy định của Nhà nứơc, còn giá thì không, miễn đảm bảo phù hợp với thị trường là được? 

     
    Báo quản trị |  
  • #492490   24/05/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Ngôn ngữ luật pháp cần có sự chính xác và chuẩn mực, vì chỉ cần thêm bớt một chữ thôi cũng đã làm thay đổi ý nghĩa của nó và làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu con người, hàng triệu tổ chức. Vì vậy ngôn ngữ luật pháp là sản phẩm khắt khe nhất, vừa làm sao đảm bảo được tính chính xác của khái niệm mà vẫn có thể đạt được sự đơn giản, trong sáng để về cơ bản, hàng chục triệu người có thể hiểu và thực thi trên cùng một diễn giải.

    Mình khá ngạc nhiên khi Bộ GTVT đưa ra thuật ngữ "thu giá" để thay thay thế cho "thu phí". Chưa cần nói đến ý nghĩa pháp lý, "thu giá" bản thân nó đã là một thuật ngữ xa lạ không có trong từ điển lẫn quy tắc tiếng việt. Đơn giản giá là từ chỉ đơn vị đo lường, và đã là người việt thì chỉ nói "thu tiền" chứ ko ai nói "thu giá" cả

     
    Báo quản trị |  
  • #492530   24/05/2018

    Kimhuyentr
    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 109 lần


    Hiểu rõ về BOT

    Gần đây, dân tình xôn xao về việc tổ chức các trạm thu phí BOT. Vậy pháp luật quy định về BOT như thế nào?

    Theo quy định tại Nghị định 68/2018/NĐ-CP sẽ có hiệu lực ngày 19/06/2018, BOT là một hình thức đầu tư theo hợp đồng đối tác công tư (PPP). Cụ thể như sau:

    1. Nội dung hợp đồng BOT

    Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

    Theo đó, nhà đầu tư là người xây các công trình hạ tầng. Sau khi xây dụng xong công trình hạ tầng thì được quyền kinh doanh trong một thời gian nhất định rồi chuyển giao cho Nhà nước

    2. Cách khai thác lợi nhuận

    Nhà đầu tư có quyền kinh doanh dự án BOT trong thời gian trước khi chuyển giao cho Nhà nước

    NĐT có quyền chủ động hoàn toàn để khai thác lợi nhuận từ khoảng thời gian xây dựng công trình đến khi bàn giao công trình cho NN. Lợi ích mà NĐT được hưởng cũng phát sinh từ việc kinh doanh công trình đó.

    Hết thời hạn KD thì việc chuyển giao công trình đó cho NN là việc chuyển giao không bồi hoàn.

    Về phía Nhà nước, sau khi tiếp nhận công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức quản lý, vận hành công trình theo chức năng, thẩm quyền.

    3. Các dự án đầu tư BOT

    Xây dựng công trình hạ tầng:

    - Giao thông vận tải;

    - Nhà máy điện, đường dây tải điện;

    - Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang;

    - Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư;

    - Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin;

    - Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

    - Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

    - Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    4. Về việc thu phí sử dụng dự án BOT

    Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công (Luật Phí và lệ phí)

    Nguyên tắc thu phí: Mức thu phí được xác định cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

    Thẩm quyền ban hành mức thu phí đối với các công trình của dự án: (Phụ lục 1 Luật Phí và lệ phí)

    - Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

    - Phí sử dụng đường bộ: Bộ Tài chính quy định đối với đường thuộc trung ương quản lý; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với đường thuộc địa phương quản lý.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimhuyentr vì bài viết hữu ích
    trang_u (25/05/2018)
  • #492541   25/05/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Kimhuyentr viết:

    1. Nội dung hợp đồng BOT

    Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

    Theo đó, nhà đầu tư là người xây các công trình hạ tầng. Sau khi xây dụng xong công trình hạ tầng thì được quyền kinh doanh trong một thời gian nhất định rồi chuyển giao cho Nhà nước

    Bạn Kimhuyentr này hình như nhầm lẫn giữa BOT với BTO và BT rồi:

    BOT (Xây dựng - Vận hành - chuyển giao)

    BTO (Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành)

    BT (Xây dựng - Chuyển giao)

     
    Báo quản trị |  
  • #492539   25/05/2018

    Trước giờ nge "trạm thu phí" nó thân thuộc, giờ chuyển thành "trạm thu giá" nó cứ sao sao ấy :)

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #492592   25/05/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình thấy gần đây dự luận đang dậy sóng với việc thu phí và thu giá BOT. Thu giá là một từ ngữ không có trong từ điển tiếng việt và đang gây tranh cãi bởi nhiều chuyên gia. Thực sự nếu việc thu phí hay thu giá nhưng đảm bảo là mức thu phải hợp lý chứ không phải là tận thu như hiện tại, thứ hai cần sử dụng số tiền thu đó để hoàn vốn đầu tư và nâng cấp dịch vụ.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #492622   25/05/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Cái gì cũng vậy, khi đổi mới thì cũng sẽ có cái ưu, nhược điểm riêng, việc đổi trạm thu phí thành thu giá, lúc đầu có vẻ lạ lẫm chưa quen, nhưng việc chuyển từ phí sang giá thể hiện sự vận động theo cơ chế thị trường, theo quan hệ cung cầu. Tức là trong cơ chế thị trường thì nhà đầu tư phải có sự tính toán sao cho phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư thì cần quan tâm đến lợi ích của người dâ.. luôn lắng nghe ý kiến của dân để cố gắn hoàn thiện hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #493008   31/05/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 71 lần


    Các lý do đưa ra cho việc chuyển từ phí sáng giá nghe có vẻ cũng hợp lý, tuy nhiên khi đọc cụm từ "thu giá" thì nghe có chút buồn cười, có thể vì từ ngữ quá mới mẻ với mọi người. Tuy nhiên, phí hay giá thì phần lớn người dân cũng không quan tâm tới ý nghĩa, khái niệm của nó cho lắm, cái họ quan tâm là mức thu, cách thu có hợp lý không.

     
    Báo quản trị |  
  • #493064   31/05/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Nếu dùng từ thu phí thì sẽ vướng Nghị định, vướng luật nên phải dùng từ thu giá để khỏi phải thông qua Hội đồng Nhân dân, thành phố hay Quốc hội. Có phải đây là một hình thức lách luật tách ra khỏi sự giám sát của đơn giản là để cho doanh nghiệp BOT dễ dàng tăng giá mà không cần đến thông qua cơ quan nhà nước để dễ bề thao túng mức thu.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #493088   31/05/2018

    Theo mình thấy thực ra bây giờ có quy định là thu phí hay thu giá thì người dân cũng chẳng có khả năng kiểm soát hay đòi hỏi gì cả. Có chuyển từ ngữ từ Phí qua giá thì cũng vậy thôi. Người dân vẫn phải chi trả từng đó tiền, hoặc nhiều hơn thôi chứ đâu có được giảm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #493138   31/05/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình thấy cái từ "trạm thu giá' khá là gượng gạo và không quen tai như "trạm thu phí", nó nghe có vẻ như là vô nghĩa. Nếu như từ trạm thu giá mà nó được đi vào các văn bản pháp luật thì tật tai hại cho tiếng Việt. Mình chưa hiểu tại sao lại phải đổi như vậy, mà chỉ thấy dư luận phản ứng gay gắt kiểu thay tên để "thu tiền cho dễ hơn".

     
    Báo quản trị |  
  • #493185   31/05/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Về vấn đề này thì theo quan điểm của mình, phí là do cơ quan nhà nước đặt ra để áp cho một hoạt động nào đó, còn giá ở để thể hiện tính chất kinh doanh, đáp ứng thì dùng, không thì thôi. Việc gọi là Giá theo mình là chính xác đối với các dự án BOT. Tuy nhiên khi ghép lại thành Trạm thu giá thì đọc không được thuận miệng cho lắm.

     
    Báo quản trị |  
  • #493222   31/05/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo mình, không thể gọi là thu phí được, vì theo luật phí và lệ phí thì đó là khoản thu của nhà nước. Trong khi các công trình BOT là của nhà đầu tư không phải nhà nước. Như vậy đó là "giá", nhưng gọi là giá BOT thì cũng không đúng, vì BOT không phải là một sản phẩm, dịch vụ mà nó là một hình thức đầu tư. Theo mình, hay là gọi là giá sử dụng cầu đường???

     
    Báo quản trị |  
  • #495991   03/07/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Như thời qua ta có thấy, thuật ngữ thu phí chuyển thành "thu giá" còn được liên đới sử dụng sang nhiều lĩnh vục khác chứ ko chỉ trong giao thông - vận tải.  Học phí cũng chuyển thành giá... Tuy nhiên, bàn bạo bao lâu rồi hiện giờ đã "dẹp" luôn từ này rồi

     
    Báo quản trị |  
  • #496760   13/07/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 71 lần


    Cuối cùng thì Bộ GTVT cũng đã chính thức ban hành Công văn 4224/TCĐBVN-TC để thống nhất "phí" với "giá" trong trường hợp này rồi đó các bạn. Cụ  thể là Đổi tên "Trạm thu giá" thành "Trạm thu phí"; Thay thế từ "giá" bằng từ "phí" trong các cụm từ "trạm thu giá", "biểu giá", "mức giá" trên hệ thống biển tên trạm, biển chỉ dẫn, tên bảng niêm yết mức thu và trên vé thu tại các trạm thu phí

     

     
    Báo quản trị |  
  • #525944   20/08/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ. Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước như lệ phí tuyển sinh, lệ phí giấy tờ, lệ phí trước bạ... bản chất nó là biểu hiện giá trị bằng tiền của thù lao, giá cả và chi phí bỏ ra để thực hiện hoặc buộc phải thực hiện một hoạt động nhất định nào. Việc thu phí, thu lệ phí thường được quy định cụ thể ở mỗi quốc gia.

    Căn cứ trên cho thấy phí thì được quy định cụ thể, do đó không thể tăng phí một cách tùy tiện, dẫn đến các nhà đầu tư khi đầu tư vào BOT thì việc hoàn vốn là khá lâu, do đó các bên mới nghĩ đến "giá". Vì giá có thể tăng giảm theo thị trường, không bị kẹp bởi quy định pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế từ "thu giá" không có ý nghĩa, dẫn đến sự tranh cải gay gắt giữa các thành phần trong xã hội. Và kết quả là dư luận đã đạp đổ đi cụm từ "trạm thu giá"

    Riêng tôi cũng nhận thấy trạm thu giá không có ý nghĩa, bởi vì giá là vô hình không đụng chạm được, vậy thu giá thì thu bằng cách nào được.

     
    Báo quản trị |  
  • #559768   30/09/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Đôi khi việc sử dụng thuật ngữ sao cho phù hợp cũng tạo ra vô số những vướng mắc dở khác dở cười, nó tùy thuộc vào trình độ lý luận và khả năng phân tích của người quản lý trong lĩnh vực đặc thù thực hiểu về nó và đặt tên một cách sao cho phù hợp.

     
    Báo quản trị |