Bồi thường thiệt hại theo trình tự nào?

Chủ đề   RSS   
  • #340834 25/08/2014

    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    Bồi thường thiệt hại theo trình tự nào?

     

    Sự việc xảy ra sau ngày Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước có hiệu lực thi hành. UBND một phường ở TP Hồ Chí Minh mời 5 thanh niên bị bắt oan vào Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội TP đến trụ sở để xin lỗi. Chủ tịch UBND phường thừa nhận “UBND phường có thiếu sót trong việc lập hồ sơ để đưa các anh lên Trung tâm Bảo trợ xã hội. Phường, xin rút kinh nghiệm, đồng thời xin lỗi các anh cùng gia đình”. Trưởng Công an phường này cũng thừa nhận Công an phường “chưa làm hết trách nhiệm trong quá trình đi xác minh địa chỉ cư trú của 5 thanh niên này. Công an phường đã tự kiểm điểm trong nội bộ và nay có lời xin lỗi đến các anh và người thân ở quê”. 5 thanh niên chấp nhận những lời xin lỗi trên, nhưng yêu cầu UBND và công an phường phải bồi thường cho họ hơn 40 triệu đồng là khoản tiền mà thân nhân họ ở quê nhà ngoài miền bắc phải vay mượn để đi vào thành phố bảo lãnh các anh và chi phí trong những ngày các anh phải nghỉ việc do bị bắt vào trung tâm. UBND và công an phường ghi nhận những yêu cầu này và hứa sẽ báo cáo với cấp trên  xem xét, trả lời các anh trong thời gian sớm nhất.

    Đối với trường hợp làm không đúng pháp luật này, UBND và công an phường  có phải bồi thường cho 5 thanh niên không?

    (Hà Văn Thủy, TP Hồ Chí Minh)

     

     

    Chính quyền phường có sự hiểu nhầm rằng 5 thanh niên thuộc diện “lang thang cơ nhỡ” nên đã bắt và chuyển họ về Trung tâm Bảo trợ xã hội TP; tuy nhiên, sau đó, nhận thấy việc “thu gom”  người như vậy là trái pháp luật.

    Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định 11 trường hợp Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính gây ra. Theo các chuyên gia pháp luật, đây là 11 trường hợp có ảnh hưởng lớn đến những quyền cơ bản của công dân (đặc biệt là quyền tự do thân thể) cần được Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt, bằng cách cam kết bồi thường nếu các hành vi này gây ra thiệt hại cho tổ chức, cá nhân; trong đó, lĩnh vực quản lý của ngành lao động thương binh xã hội có 3 trường hợp phải bồi thường (khoản 4 Điều 13): Trường hợp 1: Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng trái pháp luật; Trường hợp 2: Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở giáo dục trái pháp luật; Trường hợp 3: Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở chữa bệnh trái pháp luật.

    Hành vi “nhầm lẫn” của chính quyền phường khi “gom”  5 thanh niên vào Trung tâm Bảo trợ xã hội không thuộc 1 trong 3 trường hợp vi phạm nêu trên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lao động thương binh xã hội mà nhà nước buộc phải bồi thường. Đến thời điểm này, pháp luật về trách nhiệm bồi thường cũng chưa có quy định về việc nhà nước phải bồi thường khi “gom nhầm” người vào Trung tâm Bảo trợ xã hội . Việc đòi bồi thường và bồi thường (nếu có) trong tình huống này được quy định ở những văn bản pháp luật khác.

    Nếu chứng minh được thiệt hại của mình là có thật và do hành vi làm trái từ phía chính quyền gây ra, các đương sự có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự./.

     

    (T/g: Luật gia, Nhà báo Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp tại Hãng Văn phòng Luật NewVision) 

     

     

     

     

     
    4809 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #341243   26/08/2014

    luatsutraloi1
    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    Lãi tiền gửi thuộc về người chủ sở hữu

     

    Người bị thu hồi đất không nhận tiền chi trả về bồi thường, thì “Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chuyển khoản tiền chi trả vào tài khoản riêng mở tại ngân hàng

    Câu hỏi:

    Tháng 8/2009, hộ gia đình bà Bùi Thị A. bị thu hồi đất, đã ký biên bản bàn giao mặt bằng, nhưng có hành vi ngăn chặn không cho nhà thầu thi công nên Ban Giải phóng mặt bằng buộc phải huy động lực lượng chuẩn bị cưỡng chế. Thấy vậy, bà A. không dám ngăn chặn nữa, chỉ to tiếng cãi, cự.

    Sau cưỡng chế, Ban Giải phóng mặt bằng ra thông báo gửi bà  A., nêu rõ cơ quan này đã 3 lần  mời đến nhận tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB nhưng gia đình không nhận. Vì vậy, Ban GPMB đã gửi số tiền bồi thường, hỗ trợ của hộ gia đình này vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Công thương tỉnh. Hơn 1 năm sau, bà A. mới đến xin nhận khoản tiền này, khi ấy có lãi phát sinh. Lúc đầu, Ban GPMB nộp ngân sách Nhà nước khoản tiền lãi này, nhưng sau đó, đã trả lại cho bà A. cả tiền gốc lẫn lãi. Xin hỏi: Đối với khoản lãi phát sinh, chuyển vào ngân sách Nhà nước là đúng hay trả lại cho bà A. là đúng? (Phạm Ngọc Thành, TP Hưng Yên).

     

    Trả lời:

    Ban GPMB gửi khoản tiền bồi thường, hỗ trợ của hộ gia đình bà A vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng là phù hợp quy định tại khoản 3 Điều 58 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP: Trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền chi trả về bồi thường, hỗ trợ thì “Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chuyển khoản tiền chi trả vào tài khoản riêng mở tại ngân hàng”.

    Nộp ngân sách Nhà nước khoản lãi gửi ngân hàng từ số tiền bồi thường, hỗ trợ mà người bị thu hồi đất được hưởng thể hiện sự thận trọng của Ban GPMB, nhưng thiếu cơ sở pháp lý, vì không có cơ quan có thẩm quyền nào quy định lãi tiền gửi của người dân là một “khoản thu” ngân sách Nhà nước, trong khi tại Khoản 1 Điều 68, Luật Ngân sách Nhà nước quy định: “Những khoản thu không đúng quy định của pháp luật phải được hoàn trả tổ chức, cá nhân đã nộp”.

    “Vướng mắc” xảy ra khi Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định gửi tiền bồi thường, hỗ trợ vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng (trong trường hợp người dân chưa nhận) mà không hướng dẫn thêm. Tuy nhiên, hộ gia đình bà A. được hưởng tiền lãi ngân hàng là hợp lý, vì xét bản chất sự việc, tiền gửi ngân hàng là tài sản thuộc quyền sở hữu của bà A.; Ban Giải phóng mặt bằng chỉ là người “tạm giữ” và “gửi hộ” tiền vào ngân hàng nên không có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng hay quyền định đoạt đối với lãi phát sinh từ khoản tiền này (là tài sản ở dạng tiền tệ do bà A. là chủ sở hữu).

    Đây là cách hiểu phù hợp với quy định tại Điều 164 Bộ Luật Dân sự: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”.

    Để áp dụng pháp luật được đúng đắn, Ban GPMB đã căn cứ vào các quy định khác của pháp luật, đặc biệt là căn cứ các quy định của Bộ luật Dân sự về các quyền của chủ sở hữu. Đây là việc làm đúng đắn, đáng hoan nghênh.

     

     

    (Bài đăng trên Báo Công an nhân dân Online, số ra ngày 21/10/2013)

    (Luật gia, Nhà báo Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp thuộc Hãng Văn phòng Luật sư NewVision)

     

     
    Báo quản trị |