Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Chủ đề   RSS   
  • #4765 23/02/2009

    vubathonghlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

    Chào các anh chị.

    Em xin được trao đổi với các anh chị vấn đề sau:


    Theo từ điển tiếng việt thì " súc vật là giống vật nuôi trong nhà ". Nhưng giống vật nuôi trong nhà bây giơ bao gồm cả các loài thú dữ như : hổ, báo, sư tử....thường dùng để biểu diễn xiếc và các loài súc vật như : trâu, bò, ngựa ....nếu trong quá trình biểu diễn súc vật ( hổ ) gây thiệt hại cho người xem thì sẽ áp dụng #0070c0;">điều 623 hay điều 625 BLDS 2005
    #0070c0;"> để giải quyết.

    Theo em thì sẽ áp dụng điều 623 ( bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ). nhưng đều la súc vật mà tại sao luật lại quy định ở 2 điều luật khac nhau. hay là từ " súc vật " dùng ở điêu 625 chỉ bao gồm các loại gia súc như : trâu, ngựa...


    Xét về mặt khoa học thì nêu quy định như 2 điều luật trên thì khi tình huông trên xảy ra rất khó phân biệt đó là nguồn nguy hiểm cao độ hay do súc vật gây ra. vì súc vật gồm cả các loài thú, trong đó có hổ.


    Mong các anh chị giúp đỡ.
     
    33069 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #4766   23/02/2009

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Hổ, báo, cá sấu.. được gọi là Thú dữ chứ không thể gọi là súc vật được

    Súc vật là những con vật nuôi "trong nhà" hoặc "ngoài đồng", loại này có thể hiểu nôm la rằng đã được con người "thuần hóa" từ rất lâu.

    Hổ, báo, sư tử... pháp luật Việt Nam không cho phép nuôi "trong nhà" đâu bạn ạ, nếu được gọi là nuôi trong nhà cũng phải đảm bảo các quy định rất nghiêm ngặt về chuồng chại, tránh những vụ "Cá sấu xổng chuồng ra sông" làm dân mình một phen "hết vía" nhưng vẫn đi săn cá sấu để kiếm tiền.

    Bản thân 2 điều luật cũng đủ để chúng ta phân biệt đâu là súc vật, đâu là nguồn nguy hiểm cao độ rồi. Những trường hợp nào do hổ, báo gây ra thì gọi là nguồn nguy hiểm cao độ, bất kể nó sống "trong nhà" chủ hay xổng ra ngoài đường. Phần còn lại là #0070c0;">Điều 625 BLDS#0070c0;">.

    Tuy nhiên, cũng có trường hợp gianh giới này bị phá vỡ, tức là súc vật chuyển thành nguồn nguy hiểm cao độ VD: 01 con chó, nếu như nó chạy ra đường làm người đi xe máy cán phải Ngã thì đó thuộc Điều 623, nhưng nếu như nó "cắn" người (ở mức độ nặng) thì nó có thể được coi là Điều 625)

    Trân trọng!
     
    Báo quản trị |  
  • #4773   27/02/2009

    vubathonghlu
    vubathonghlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Em xin lỗi luật sư vì hôm trước bài viết của em bị lỗi chính tả,

    Hôm nay em xin hỏi luật sư một chút nhé.

    Có quan điểm cho rằng :
    Súc vật là thú dữ đã được thuần hoá. Như vậy, sao các loài thú dữ như : hổ, báo .... đã được thuần hoá lại không được gọi là súc vật.

    Theo luật sư thì quan điểm trên có đúng không.như vậy thì căn cứ vào dấu hiệu gì để phân biệt được thú dữ với súc vật không phải là thú dữ.

    luật sư có thể giúp em đưa ra một khái niệm về súc vật được không ? trach nhiệm bồi thường ở 2 điều luật trên em đã hiểu rồi nhưng vấn đề là cần làm rõ khái niệm súc vật.

    Em cảm ơn lụât sư nhiều.
     
    Báo quản trị |  
  • #4774   27/02/2009

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Trao đổi

    Thưa luật sư,

    Thực sự đây không phải là lĩnh vực chuyên môn về luật, nên đây chỉ là quan điểm của cá nhân tôi thôi. Tôi cũng đã tìm hiểu nhiều văn bản pháp luật nhưng không có văn bản nào giải thích vấn đề này.

    Như theo tôi quan điểm mà bạn đưa ra chưa chính xác cho lắm:

    Súc vật không phải là thú dữ được thuần hóa. Chính xác hơn nó phải là động vật hoang dã được thuần hóa. Vì động vật hoang dã bao gồm cả thú dữ và những động vật khác hiền lành hơn.

    Thuần hóa ở đây phải được hiểu đó là việc "chinh phục, bắt quy thuận" cả về giống nòi của con vật đó chư không phải hạn chế ở việc từng con một. (VD: giống trâu, giống bò, giống lợn...). Việc thuần hóa không chỉ ở một người mà phải nói chung cho loài người.

    Còn hổ, báo, sư tử thì tôi chắc chắn rằng loài người chưa thuần hóa được. Chúng ta chỉ có một vài cá nhân đơn lẻ "huấn luyện" chúng phục vụ cho việc làm xiếc mà thôi. Đôi khi tôi thấy chúng cũng "xơi" người huấn luyện bình thường như một con mồi.

    Còn về văn bản pháp luật, tôi sẽ tìm, để xem có được văn bản nào không đã nhé.

    Thân!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maixuanhuong vì bài viết hữu ích
    daihochoasen (10/04/2021)
  • #4781   04/03/2009

    vubathonghlu
    vubathonghlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Em cảm ơn luật sư nhiều.

    Theo em thì súc vật và thú dữ hoàn toàn khác nhau. em cũng đồng ý với quan điêm của luật sư. nhưng quan điểm mà em đưa ra là của Giáo trình Trường ĐH Luật Hà Nội nên em  hỏi luật sư như vậy thôi.

    Luật sư có thể giải thích rõ hơn về ví dụ mà luật sư đưa ra ở phân trên không ạ. đó là trường hợp mà theo luật sư thì ranh giới giữa nguồn nguy hiểm cao độ và súc vật bị phà vỡ ấy.

    Trong ví dụ đó theo em thì : nếu xét thiệt hại do xe gây ra thì đó mới là BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. còn nếu xet thiệt hại do chó cắn người đi trrên xe thì đương nhiên là súc vật gây ra. em vẫn chưa hiểu rõ ý của luật su? luật su giải thích thêm cho em tại sao ranh giới lại bị phá vỡ....?

    Em xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #4782   04/03/2009

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Gửi bạn

    Ví dụ:

    Ở trên của tôi không phải là do xe gây ra, mà tôi vẫn lấy ví vụ là "con cún" đó. Một con cún chạy băng qua đường làm một người đi xe máy cán phải và ngã.

    Vậy trường hợp này chủ sở hữu con cún phải bồi thường theo điều 625, còn nếu như một con cún (nói chung phải dữ, hoặc cũng có thể phải là cún nghiệp vụ) cắn người thì trường hợp này, người quản lý hoặc chủ của nó phải bồi thường theo điều 623.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: