Bồi thường tai nạn lao động

Chủ đề   RSS   
  • #105225 25/05/2011

    vanbienthl

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:25/05/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Bồi thường tai nạn lao động

    Chị gái tôi đi làm thuê cho một chủ máy bê tông (không đóng BHXH, không có hợp đồng lao động), trong khi làm việc không may chủ máy làm rơi xô bê tông vào đầu chị tôi (do tời đứt) làm chị tôi phải đi cấp cứu tại bệnh viện và sau 6 ngày nằm vịên thì tử vong. Vậy xin cho biết trường hợp của chị tôi thì chủ lao động phải bồi thường như thế nào? và gia đình tôi cần phải chuẩn bị những thủ tục gì?
     
    8804 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #106171   28/05/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào bạn, quy định của luật lao động như sau.

    Điều 107.

    1- Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

    2- Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội.

    3- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trong trường hợp do lỗi của người lao động thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất cũng bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

    Chính phủ quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động và mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 81%..

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    vanbienthl (09/01/2014)
  • #106682   30/05/2011

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Tôi có ý kiến về câu hỏi của bạn vanbienthl như sau:

    -Khi có tai nạn lao động với chị bạn như bạn nói bạn phải xác định xem công ty đã báo cáo với đoàn điều tra tai nạn lao động chưa?

    -Lỗi được xác định trong vụ tai nạn lao động đó như thế nào (do người sử dụng lao động hay do người lao động)? => để xác định là bồi thường tai nạn lao động hay trợ cấp tai nạn lao động, còn là căn cứ để xem xét liệu người sử dụng lao động có lỗi để khởi tố trách nhiệm hình sự hay không?

    -Việc xác định mức trợ cấp hay bồi thường không do bản thân cá nhân bạn làm được mà bạn phải nhờ tới cơ quan có thẩm quyền.

    -Hiện tại bạn nên thu thập các chứng cứ chứng minh việc chị gái bạn làm việc tại công ty đó, chưa có ký hợp đồng lao động, chưa có bảo hiểm xã hội, các thủ tục nhập viện, điều trị, ngày giờ mất của chị bạn, các hành vi mà công ty đã thực hiện với chị bạn (ví dụ: có tiến hành giúp chị bạn sơ, cấp cứu kịp thời không, có chi trả viện phí cho chị bạn không, đã hỗ trợ khoản tiền nào chưa?....)

    #ff0000;">-Tốt nhất bạn nên tới cơ quan quản lý lao động địa phương để biết cụ thể.

    #00b050;">-Về các chế độ của chị bạn bạn có thể dựa vào các nội dung mà bạn ntdieu cung cấp bên trên để tham khảo.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mostlaw2020 vì bài viết hữu ích
    vanbienthl (09/01/2014)