bồi thường dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #212968 11/09/2012

    bồi thường dân sự

    xin hỏi:

    A lái xe thuê cho B gây tai nạn với 1 xe ô tô khác(thiệt  hại trên 50triệu  đồng). A có lỗi, B đã bồi thường dân sự với xe kia xong. tuy nhiên, A ko có trách nhiệm với B, không chịu trách nhiệm gì trong việc bồi thường. trong việc này giữa A và B chỉ có thỏa thuận miệng rằng: A lái xe thuê cho B, không có hợp đông thuê lái xe cũng như hợp đồng thuê xe.vậy xin hỏi: Trong việc này, A có trách nhiệm gì về vụ tai nạn không và có trách nhiệm gì với B (vì B đã bồi thường thiệt hại xong)?

     
    4570 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #213176   12/09/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Căn cứ theo quy định tại Điều 623 BLDS

     

    Ðiều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Căn cứ vào hướng dẫn tại Nghị quyết số Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì trường hợp này người đang chiếm hữu, sử dụng vẫn là B. Do đó, người có trách nhiệm bồi thường này phải là B. 

    Tiếp đó, B có thể căn cứ theo quy định tại điều 622 BLDS để yêu cầu A phải hoàn trả lại số tiền bồi thường đó.

     

    Ðiều 622. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

    Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #213316   12/09/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Theo em nghĩ trong trường hợp này của A mà áp dụng điều 623 về nguồn nguy hiểm cao độ là phương tiện giao thông vận tải cơ giới chỉ khi xảy ra các sự cố bất ngờ như nổ nốp,hỏng hóc...cũng đã có hướng dẫn tại chi tiết tại điểm d k2 trong phần III của  Nghị quyết số03/2006/NQ-HĐTP 

    Nếu như không không có sự cố đó ,mà lỗi xảy ra hoàn toàn do lỗi chủ quan của người lái thì không thể áp dụng về nguồn nguy hiểm cao độ do phương tiện giao thông cơ giới theo điều 623 mà chỉ có thể áp dụng điều  622.:D

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #213474   13/09/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    longquochan viết:

    Theo em nghĩ trong trường hợp này của A mà áp dụng điều 623 về nguồn nguy hiểm cao độ là phương tiện giao thông vận tải cơ giới chỉ khi xảy ra các sự cố bất ngờ như nổ nốp,hỏng hóc...cũng đã có hướng dẫn tại chi tiết tại điểm d k2 trong phần III của  Nghị quyết số03/2006/NQ-HĐTP 

    Nếu như không không có sự cố đó ,mà lỗi xảy ra hoàn toàn do lỗi chủ quan của người lái thì không thể áp dụng về nguồn nguy hiểm cao độ do phương tiện giao thông cơ giới theo điều 623 mà chỉ có thể áp dụng điều  622.:D

     

    Bạn xem lại quy định tại nghị quyết03/2006/NQ-HĐTP nhé:

    Đây là nguyên văn tiểu mục 2 phần III nghị quyết03/2006/NQ-HĐTP:

    2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    a) Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ.

    b) Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.

    Ví dụ: Các thỏa thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường:

    - Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

    - Thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường;

    - Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước.

    Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sỡ hữu phải bồi thường thiệt hại.

    Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.

    c) Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    - Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.

    Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị chết. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (xe ô tô) gây ra.

    - Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

    d) Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật).

    Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

    đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:

    - Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.

    - Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.

     

    Bạn nên nhớ, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trong trường hợp này vẫn là chủ sở hữu chiếc xe đó. Chứ không phải là người lái xe thuê nhé.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    longquochan (14/09/2012)
  • #213754   14/09/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Em đã có chút hiểu lầm.hì.

    Nhưng em nghĩ  nếu như Luật đã quy định điều 622 Về người làm công học nghề thì tại sao lại phải quy định nó trong điều 623 nguồn nguy hiểm cao độ nữa.Và ở đây sự khác nhau là gì?.Khi nào thì phương tiện giao thông cơ giới được coi là nguồn nguy hiểm cao độ?.:D.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #213766   15/09/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    longquochan viết:

    Em đã có chút hiểu lầm.hì.

    Nhưng em nghĩ  nếu như Luật đã quy định điều 622 Về người làm công học nghề thì tại sao lại phải quy định nó trong điều 623 nguồn nguy hiểm cao độ nữa.Và ở đây sự khác nhau là gì?.Khi nào thì phương tiện giao thông cơ giới được coi là nguồn nguy hiểm cao độ?.:D.

    Xác định nguồn nguy hiểm cao độ thì căn cứ quy định tại Nghị quyết hướng dẫn trên và theo quy định của luật giao thông đường bộ. Quy định Điều 623 là quy định về TN của người sở hữu, chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ khi có sự kiện gây thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra. Quy định Điều 622 là quy định về trách nhiệm liên đới của người tuy không phải là người sở hữu, chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nhưng là người trực tiếp gây thiệt hại.

    Quy định như thế hoàn toàn phù hợp để quy trách nhiệm cho cả 2 phía là người sở hữu, chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ và cả phía người làm công, học nghề gây ra.

    Điều 622 cũng chỉ quy định 1 phần liên quan đến Điều 623 thôi bạn nhé. Trường hợp của Điều 622 còn rất nhiều. Ngược lại Điều 623 cũng thế.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    longquochan (15/09/2012)