Bồi thường chi phí đào tạo tại nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #149459 22/11/2011

    giolanhdaumua_hq

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/11/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bồi thường chi phí đào tạo tại nước ngoài

       xin chào luật sư!

      Tôi đã từng làm việc cho 1 công ty của Nhật tại Việt Nam.

    Cách đây 2 năm tôi được công ty cho sang bên Nhật làm việc với hình thức học tập và đào tạo, nhưng thực ra là sang để làm việc như 1 công nhân bình thường. Trước khi đi tôi phải kí  hợp đồng đạo tạo 3 năm ở bên Nhật và sau khi trở về nước phải làm việc cho công ty Việt Nam 3 năm và công ty bên Việt Nam yêu cầu được giữ sổ đỏ( có sự đồng ý của chủ sở hữu là bố tôi).

    Mặt  khác, nếu như tôi phá hợp đồng đó thì tôi sẽ phải bồi thường phí đào tạo" tổng chi phí đào tạo ước tính cho cả khóa học khoảng 150.000.000 đồng" (trích nguyên văn trong bản hợp đồng).
        
         Tôi đã làm việc bên đó được 2 năm,nhưng vì lí do sức khỏe tôi cảm thấy không thể tiếp tục làm việc được nên tôi đã về nước trước thời hạn mà không có sự đồng ý của phía công ty bên Nhật cũng như bên Việt Nam.Chính vì thế công ty bên Việt Nam đã yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo ước tính khoảng 800 triệu VN đồng. 

      Vậy tôi muốn hỏi luật sư tôi có phải trả toàn bộ chi phí đào tạo với số tiền hiện tại mà phía công ty đưa ra không? Và việc giữ sổ đỏ của công ty như vậy có phù hợp với luật pháp Việt Nam không?
     
    6165 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #152777   05/12/2011

    phamthanhtaimd
    phamthanhtaimd
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2008
    Tổng số bài viết (437)
    Số điểm: 2279
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần


    Chào bạn!

    Do thông tin mà bạn cung cấp chưa đầy đủ nên dựa trên quy định của pháp luật, chúng tôi xin được nêu quan điểm như sau:

    - Về việc bồi thường chi phí đào tạo

    * Trường hợp bạn ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp:

    Theo quy định tại Điều 13 Nghị định44/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 5 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động nêu rõ: “Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.

    Như vậy, trong trường hợp này, việc bạn bỏ về nước trước thời hạn mà không có sự đồng ý của phía bên doan nghiệp là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, do vậy bạn phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản khoản 4 Điều 32 Nghị định số02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề.

    -Cụ thể, về việc tính chi phí bồi thường đào tạo sẽ được căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 mục III Thông tư21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 về Hợp đồng lao động quy định: “Người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động, khi chưa học xong hoặc học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã thoả thuận, thì phải bồi thường mức phí đào tạo bao gồm các khoản phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học do người sử dụng lao động tính có sự thoả thuận của người lao động”

    Như vậy, người sử dụng lao động sẽ dựa vào các chi phí thực tế cho việc đào tạo người lao động và trên cơ sở thoả thuận với người lao động để tính mức bồi thường chi phí đào tạo.

    * Trường hợp bạn ký kết hợp đồng học nghề với doanh nghiệp:

    Khoản 4 Điều 32 Nghị định số02/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9.1.2001 quy định chi tiết thi hành Bộ Luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề quy định: “Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tuyển người vào học nghề đ�� làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn hoặc học xong không làm việc hay làm việc không đủ thời hạn cam kết đã ghi trong hợp đồng học nghề với doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải bồi thường phí dạy nghề

    Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 24 BLLĐ sửa đổi, bổ sung, khoản 3 Điều 37 Luật dạy nghề năm 2006, khoản 4 Điều 18 Nghị định sô139/2006/NĐ-CP ngày 20.11.2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục và Bộ luật lao động về dạy nghề thì việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề khi chưa có sự đồng ý của phía bên Nhật và Việt Nam là vi phạm pháp luật. Do vậy, dựa trên các chi phí thực tế phát sinh, bạn phải bồi thường cho phía bên doanh nghiệp.

    Trân trọng!

    Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài

    - Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

    ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.

    ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477

    Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com

    Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com

     
    Báo quản trị |  
  • #153083   06/12/2011

    hanoilawkt
    hanoilawkt

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2009
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 44 lần


    Chào bạn, căn cứ vào các dữ liệu bạn đã đưa ra, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành thì tại điểm b khoản 4 mục III Thông tư21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 về Hợp đồng lao động quy định:

     “Người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động, khi chưa học xong hoặc học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã thoả thuận, thì phải bồi thường mức phí đào tạo bao gồm các khoản phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học do người sử dụng lao động tính có sự thoả thuận của người lao động”

    Tuy nhiên, do đã có thỏa thuận trước về chi phí đào tạo giữa hai bên, cho nên theo ý kiến của mình, giới hạn bồi thường chi phí đào tạo của bạn chỉ dừng lại trong phạm vi 150.000.000( Cộng theo phát sinh mà mình tin rằng phần phát sinh cũng không thể cao quá phần tổng giá trị đã tạm tính ban đầu.

    Đối với việc giữ sổ đỏ thỏa thuận dân sự giữa các bên để đảm bảo niềm tin với nhau, tuy nhiên không nên vì vậy mà bạn phải đưa sổ đỏ cho người ta, hiện nay có rất nhiều trường hợp người cầm sổ đỏ dù k đươc ủy quyền nhưng vẫn mang đi thế chấp... để lấy tiền, nguy cơ nay bạn phải nắm rõ hơn ai hết và lường trước được rủi ro có thể xảy ra, nếu bạn đưa cho bên kia giữ, k có biên nhận, hoặc quy định trách nhiệm, người ta nói với bạn là mất hay thất lạc, lúc đó mình là người thiệt trước tiên, còn để giải quyết được cũng rất rắc rối

    Hi vọng bạn sẽ nhanh giải quyết được vướng mắc của mình
    Thân chào

    Mr Thinh- Business Consultant

    Mobile: 0936 017 369

    Mail:hanoilawkt@gmail.com

    Chia sẻ và tư vấn miễn phí về những kiến thức pháp luật đã có.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS-Th.S luật học Phạm Thành Tài - Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

ĐC: 18, Lô3, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN - Web: http://luatphamdanh.net

ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477 - Email: pttailawyer@yahoo.com/lsphamtai@luatphamdanh.net