huynhviettri viết:
1. Theo hồ sơ của các cơ quan tố tụng, trong thời gian làm thủ quỹ của UBND xã B từ ngày 1/5/2009 đến ngày 22/6/2011, bà N bị quy kết đã lợi dụng sự buông lỏng trong quản lý tài chính của UBND B để chiếm đoạt số tiền của ngân sách xã hơn 16 triệu đồng.
Bà N bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện M khởi tố vào ngày 8/10/2012.
Sau đó, ngày 18/9/2013 TAND huyện M xét xử sơ thẩm và tuyên bà Nphạm tội Tham ô tài sản và kết án 2 năm tù giam. Tiếp đó, ngày 2/1/2014 TAND tỉnh Bxét xử phúc thẩm và hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại.Ngày 4/9/2014 phiên tòa sơ thẩm lần 2 của TAND huyện Mtiếp tục tuyên bà N 2 năm từ giam.
Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm sau đó đã hủy án, tiếp tục trả hồ sơ điều tra lại. Đến ngày 16/6/2016, Viện KSND huyện M đã ra quyết định đình chỉ vụ án với bà N vì kết quả điều tra lại thì hành vi của N không cấu thành tội tham ô tài sản.Bà N hiện nay đã được bố trí công việc trở lại.
Bà yêu cầu cơ quan gây oan sai bồi thường gần 190 triệu đồng. Hỏi: Yêu cầu này có phù hợp không?Xác định các khoản bồi thường bà N được nhận?
Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Theo quy định tại Điều 5. Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2017 như sau:
Những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:
1. Người bị thiệt hại;
2. Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
3. Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;
4. Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Như vậy, theo quy định trên thì bà N có đủ điều kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Mức bồi thương thiệt hại không có quy định cụ thể mà chỉ căn cứ vào từng vụ án với tính chất, mức độ khác nhau để xác định mức bồi thường phù hợp. Pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận và thương lượng.
Đối với các vụ án oan sai, các thiệt hại được xác định bao gồm:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết.
Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm.
Thiệt hại về tinh thần.
Các chi phí khác được bồi thường.
Theo đó, nội dung thương lượng việc bồi thường thiệt hại bao gồm:
Các loại thiệt hại được bồi thường;
Số tiền bồi thường;
Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
Phương thức chi trả tiền bồi thường;
Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.