Bốc thuốc nhân viên bệnh mê cờ bạc

Chủ đề   RSS   
  • #144162 31/10/2011

    hoanglong1952

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 6 lần


    Bốc thuốc nhân viên bệnh mê cờ bạc


    Xin chào ThS Hoàng Thanh!

    Tôi có một số vấn đề cần được anh tư vấn:

    1. Tôi hiện đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại, thời gian đầu tôi là Đaị lý cho 1 số Doanh nghiệp sx hàng tiêu dùng. Bằng khả năng của mình tôi đã có được 1 hệ thống khách hàng tốt, các điểm bán hàng đều rất thân thiết với tôi. Nay tôi muốn mở thêm 1 công ty chuyên về sản xuất hàng tiêu dùng để thay thế cho một số mặt hàng có thương hiệu mà tôi đang phân phối. Vậy theo anh tôi sẽ gặp những khó khăn và thuận lợi gì. Xin a cho một lời khuyên

    2. Hệ thống nhân viên bán hàng của tôi hiện nay đang có vấn đề, 1 số nhân viên của tôi do ham mê cờ bạc đã thu tiền bán hàng và bỏ việc tại công ty, tổng số tiền nợ hiện nay khoảng 300triệu đồng. Trong quá trình thanh tóan, 1 số Đại lý đã vô ý không làm giấy giao nhận do quá tin tưởng. Vậy tôi phải làm gì với các nhân viên này và cư xử với các Đại lý ra sao?

    Đồng thời cũng mong anh bốc cho tôi 1 " thang thuốc" để phòng căn bệnh này với các nhân viên của tôi

    Xin cảm ơn và chúc anh thành đạt.
     
    9340 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #144345   31/10/2011

    hoanglong1952
    hoanglong1952

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 6 lần


    Chào bác hoanglong1952!

    Vấn đề của bác tôi xin tư vấn như sau:

    A. Việc bác sản xuất trực tiếp 1 số SP mà bác đang có thế mạnh về phân phối là việc rất nên làm. Thực tế chứng minh nhiều DN ban đầu làm thương mại sau đó chuyển dần qua sản xuất và họ đã rất thành công, 1 số DN thì không sản xuất nhưng khi họ làm tốt khâu bán hàng họ có thể nghĩ ra thương hiệu sau đó đặt hàng DN khác sản xuất theo thương hiệu của họ.
    1.Về khó khăn: Khi bác sx thì bác gặp khó khăn ban đầu về công nghệ, vốn ( có thể không là vấn đề quan trọng với bác), quản lý sản xuất ( đặc biệt là quản lý chi phí nguyên vật liệu, quản lý tồn kho và quản lý tiết kiệm), sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường có thể nhiều người chưa quen nên cần 1 thời gian để bôi trơn thị trường. Để có được chỗ đứng cho SP và thúc đẩy được DN thì bác nên tận dụng 1 sp có thương hiệu để dẫn dòng cho SP mới của mình, Ví dụ như PEPSI là sản phẩm dẫn dòng cho AQUAFINA vì chúng cùng 1 mẹ, Cocacola dẫn dòng cho nước tinh khiết JOY..Bên cạnh đó, quy mô quản trị nhân sự trong lĩnh vực sản xuất cũng mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với khi bác chỉ làm thương mại. Bác cần có 1 cán bộ chuyên trách về vấn đề nhân sự mới có thể điều hành công việc được ( 86% các công ty thương mại nhỏ và vừa hiện nay chưa có phòng Tổ chức nhân sự).

    2. Về thuận lợi:
    - Bác đã có sẵn hệ thống và vận hành 1 cách trơn tru rồi, bây giờ bác chỉ cần tác động làm thay đổi hành vi tiêu dùng và xây dựng thương hiệu cho SP của bác nữa là xong
    - Bác đã có kinh nghiệm quản lý thì các vấn đề về quản trị ở phần khó khăn nêu trên có thể sẽ được bác giải quyết dù hơi mất thời gian 1 tí nhưng cuối cùng vẫn ổn.
    - Trong thời gian làm thương mại bác đã nắm được quy luật của thị trường, quy luật về "điểm chết" của sản phẩm và quy luật thay thế sản phẩm tương tự nên bác có thể tùy cơ mà ứng biến cho chính sản phẩm con đẻ của mình.

    Trên thực tế mô hình từ Thương mai - Sản xuất và ngược lại Sản Xuất - Thương mại đã được nhiều người áp dụng 1 cách linh hoạt và đã có thành công nhất định. Nhiều tổng công ty thương mại hiện nay hầu hết đã nghĩ đến việc sản xuất thay thế dần dần 1 số dòng sản phẩm. Tuy nhiên với thói quen xính hàng ngoại của dân ta, việc vẫn phải để 1 số dòng sản phẩm xuất xứ nước ngoài dẫn dòng cho thị trường phân phối các SP trong nước là 1xu hướng tất yếu.

    Nếu bác cần chi tiết hơn nữa thì liên hệ với tôi

    B. Về xử lý rủi ro trong thanh toán
    Câu chuyện của bác làm tôi nhớ đến 1 DN mà tôi đã tư vấn cách đây 5 năm cũng xảy ra tình trạng tương tự. Nhân viên của DN này thu 2tỷ của khách hàng và ôm tiền lặn mất tăm, đến giờ công an vẫn chưa bắt được. Kẽ hở trong quản lý tạo điều kiện cho các nhân viên lấy tiền chứ không phải ngay từ khi bắt đầu vào làm họ đã có ý định chiếm đoạt.

    Nguyên nhân xảy ra chủ yếu như sau:
    1. Tạo kẽ hở do cách thức thanh toán: Hầu hết hệ thống của các DN thương mại hiện nay đều sử dụng nhân viên kinh doanh thu tiền hàng trực tiếp khi đi giao hàng, hoặc nhân viên lái xe ( ít người sử dụng qua chuyển khoản). Sự thân mật của NVKD và lái xe với các Đại lý tạo niềm tin cho họ đưa tiền mà không có chứng từ ghi lại lịch sử giao nhận nên khi xảy ra sự việc rất khó quy trách nhiệm. Và khi họ cầm tiền trong tay qua đêm thì đêm hôm đó có 1 sự kiện ngẫu nhiên nào đó tạo cho họ lòng tham chiếm đoạt số tiền hoặc sử dụng vào việc cờ bạc, lô đề dẫn đến mất khả năng chi trả.
    2. Ngay từ khâu tuyển dụng, các nhà tuyển dụng chưa tìm hiểu kỹ về nhân thân và lịch sử của các nhân viên, nhiều nhân viên vấp hết công ty này qua công ty khác mà vẫn không bị phát hiện.
    3. Gây bức xúc về cách lãnh đạo, vi phạm lời hứa với nhân viên hoặc xúc phạm họ dẫn đến việc họ trả thù thông qua việc chiếm đoạt tiền của DN và biến mất.

    Đó là 3 nguyên nhân cơ bản của hiện tượng NVKD hoặc lái xe thu tiền của khách hàng và chiếm đoạt để lại hậu quả cho DN.

    Về " bài thuốc" phòng bệnh:
    - Ban hành văn bản quy định về hình thức thanh toán: yêu cầu tiền hàng phải thanh toán qua tài khoản, trường hợp thanh toán trực tiếp phải thanh toán cho người do công ty ủy quyền bằng văn bản và có phiếu thu, hóa đơn hợp lệ.
    - Tuyển chọn nhân viên cần tìm hiểu kỹ về tư cách đạo đức, lịch sử công tác của họ, nhân viên càng giỏi càng phải soi kỹ lý lịch của họ ( đặc biệt những người chuyển nhiều công ty trong thời gian ngắn càng phải điều tra kỹ qua DN trước đây họ đã từng làm)
    - Thường xuyên động viên tinh thần CBNV, tạo môi trường văn hóa DN lành mạnh để họ vui vẻ gắn bó, tạo những lợi ích phi vật chất để họ coi DN như ngôi nhà thứ 2 ( coi họ như người thân, quan tâm gia đình họ, đặt lợi ích của họ lên trên trách nhiệm ( quyền rồi mới đến nghĩa vụ)

    Tôi đã từng tư vấn cho 1 anh bạn làm Giám đốc công ty thương mại rằng: để giữ được nhân viên giỏi ngoài chuyện tiền lương, tiền thưởng, môi trường làm việc anh còn phải coi gia đình họ như chính gia đình mình. Hiểu được lời nói của tôi, bố mẹ nhân viên ốm nặng a cũng bố trí thời gian đến bệnh viện chăm sóc như người thân của mình, thậm chí ở lại cả đêm không ngủ để trông nom người thân của nhân viên. Nhiều nhân viên cảm động đến ứa nước mắt và nguyện sẽ cống hiến hết mình cho công ty. Quản lý đôi khi cần có những nghệ thuật nhưng không gì hiệu quả hơn và bằng chính trái tim và sự chân thành của mình. Dù khó khăn nhân viên cũng không bỏ đi nếu họ nợ ta 1 chữ TÌNH

    Trên đây là vài ý kiến của tôi, nếu cần thêm những điều cụ thể bác cứ sắp xếp chúng ta sẽ gặp mặt trao đổi trực tiếp tôi sẽ tư vấn sâu hơn

    Chúc bác thành công và hạnh phúc.



     
    Báo quản trị |  
  • #144691   01/11/2011

    thuonggia78
    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần



    Ai có thắc mắc giống bác hoanglong1952 thì gửi mail cho mình qua địa chỉ:


    Email: thuonggia78@gmail.com

    Mình sẽ tư vấn theo địa chỉ thư cá nhân vì nhiều nội dung không thể đưa hết lên diễn đàn được. Các bạn có thể tóm tắt trả lời của mình lên diễn đàn để mọi người cùng đọc như bác hoanglong1952 nhé.

    Chúc mọi người vui và thành công!

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    Báo quản trị |  
  • #147301   13/11/2011

    dungabcluat
    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần


    1./ Theo tôi cần cân nhắc kỹ việc mở thêm công ty vì:
    - Với sản lượng hàng hóa hiện nay mình đang bán, liệu mở công ty mới có quy mô ra sao cho phù hợp. Trên thực tế, nhiều công ty nhỏ, tiêu thụ 1 số lượng hàng hóa nào đó thì họ nhập khẩu hoặc thuê đơn vị khác sản xuất theo thương hiệu của họ chứ không độc lập sản xuất đấy thôi. Trong Kinh tế học, quy mô sản xuất có tác động rất lớn đến giá thành.
    - Việc mở công ty sản xuất có thể đẩy các công ty cung ứng hàng trước đây sang thành đối thủ, bạn hàng thành xa lạ. Tập đoàn Foxconn sản xuất toàn bộ Iphone, nhưng họ chỉ chọn sản xuất chứ không thương mại.
    - Trên đời, có rất nhiều việc mình có thể làm được, nhưng chỉ có 1 việc phát huy nhiều nhất những thế mạnh của mình mới là công việc phù hợp và mình nên làm.
    Tôi nói vậy không phải là bảo không nên làm đâu nhé, đôi ý kiến phản biện để bạn cân nhắc thôi.
    2./ Việc nhân viên đánh bạc
    - Cần thống nhất một quy chế chung của công ty, do mọi người cùng đóng góp. Có thể quy chế này chưa được như ý Giám đốc thì cũng coi là 1 bước tiến để xử lý tồn đọng. Mọi vi phạm quy chế sẽ bị phạt nghiêm túc, nhưng lấy danh nghĩa toàn công ty đã thống nhất để giảm va cho giám đốc ( nhiều cái rất khó vì xảy ra ngoài giờ làm việc, ngoài công ty)
    - Định kỳ đối chiếu công nợ với các đại lý, tháng 1 hoặc 2 lần, gửi bản công nợ, nhân viên giao hàng lấy chữ ký đại lý, về báo cáo.
    - Xử nghiêm 1 trường hợp làm gương theo kiểu "giết gà dọa khỉ" ở mức độ nghiêm trọng thì báo công an xử lý.
    Chúc bạn khỏe, thành công và hạnh phúc. 

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #148194   17/11/2011

    hoanglong1952
    hoanglong1952

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 6 lần


    Cách giảm thiểu rủi ro sau khi sa thải nhân viên kinh doanh

    Chào cháu thuonggia78

    cám ơn cháu rất nhiều về những thông tin tư vấn và tài liệu của cháu. Nếu có thời gian cháu tư vấn thêm cho bác về cách giảm thiểu rủi ro sau sa thải nhân viên kinh doanh có tư cách đạo đức kém giúp bác nhé.

    Mong sớm nhận được tin cháu.
     
    Báo quản trị |