Bộ VHTT&DL: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch trong thời gian báo động lũ

Chủ đề   RSS   
  • #616236 12/09/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 29242
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 626 lần
    SMod

    Bộ VHTT&DL: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch trong thời gian báo động lũ

    Bộ VHTT&DL mới đây đã có Công văn thông báo Lệnh Báo động lũ và báo cáo khắc phục hậu quả do bão số 3 gửi đến các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

    Xem thêm: TP.HCM giảm, tạm hoãn các hoạt động lễ hội, sự kiện để sẻ chia với đồng bào sau bão số 3

    TP.HCM: Phân công 49 bệnh viện chia làm các tổ hỗ trợ y tế cho 9 tỉnh phía Bắc

    Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sao kê 12028 trang danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc (tải file sao kê của MTTQ)

    Phông bạt là gì trên Facebook? Phông bạt có liên quan gì đến quyên góp từ thiện?

    Xem thêm: Danh sách các quốc gia, tổ chức viện trợ Việt Nam ứng phó với bão, lũ

    (1) Bộ VHTT&DL: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch trong thời gian báo động lũ

    Cụ thể, tại Công văn có nêu rõ, nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng VHTT&DL về ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ gây ra trên địa bàn các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ; Căn cứ Lệnh Báo động lũ số 54/L-BCH ngày 10/9/2024 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội. Bộ VHTT&DL yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện một số nội dung như sau:

    - Tiếp tục kiểm tra, rà soát, có phương án bảo vệ các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch và cơ sở vật chất do đơn vị quản lý; tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch trong thời gian báo động lũ

    - Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên thông tin kịp thời và báo cáo Bộ về tình hình ứng phó với lũ, thiệt hại xảy ra trên lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị. 

    - Báo cáo tổng hợp bằng văn bản những công trình, hạng mục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan, đơn vị, kèm theo dự toán khắc phục thiệt hại về qua Văn phòng Bộ để xem xét, quyết định. 

    - Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trụ sở đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt tại các quận, huyện sau đây: 

    + Bắc Từ Liêm.

    + Tây Hồ.

    + Ba Đình.

    + Hoàn Kiếm.

    + Hai Bà Trưng.

    + Hoàng Mai.

    + Long Biên.

    + Thanh Trì.

    + Đông Anh.

    + Gia Lâm 

    Chủ động theo dõi sát diễn biến của lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng và các thông báo của chính quyền địa phương, Bộ, ngành liên quan để có các biện pháp kịp thời đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên.

    Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với địa phương triển khai các phương án đối phó với lũ; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn có để di dời hiện vật, tài liệu quan trọng đến nơi an toàn; tổ chức khắc phục hậu quả và hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu (Lệnh Báo động lũ số 54/L-BCH ngày 10/9/2024 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội). 

    Theo đó, các đơn vị triển khai thực hiện, liên hệ và báo cáo về: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại số 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

    Bộ phận thường trực:

    Điện thoại: (024) 3943.8231 (máy lẻ 233).

    Di động: 0912.809.888.

    Email: tuannv.bvhttdl@gmail.com.

    (2) “04 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai là gì?

    Căn cứ Điều 4 Luật phòng, chống thiên tai 2013 quy định như sau:

    - Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.

    - Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.

    - Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

    - Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

    - Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.

    - Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

    - Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.

    Theo đó, 04 tại chỗ trong phòng chống thiên tai bao gồm chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

    Xem thêm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sao kê 12028 trang danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc (tải file sao kê của MTTQ)

     
    2459 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận