Bỏ tuyển thẳng để theo ước mơ luật sư

Chủ đề   RSS   
  • #274126 09/07/2013

    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Bỏ tuyển thẳng để theo ước mơ luật sư

    Đạt giải Ba quốc gia môn Sử, được tuyển thẳng vào Trường ĐH Khoa học Xã hội&Nhân văn (ĐH QG Hà Nội) nhưng cô trò nghèo Ngô Thị Phúc vẫn quyết tâm thi vào ngành Luật (Trường ĐH Luật Hà Nội) với ước mơ "học để thoát nghèo".

     

    thi đại học, nhà nghèo, tuyển thẳng, đi thi, chùa

    Cô Dương Thị Ngữ và con gái Ngô Thị Phúc trước ngày thi ĐH. (Ảnh: Văn Chung).

    Mẹ của Phúc, cô Dương Thị Ngữ (42 tuổi) quê ở xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang tâm sự: "Nhà mình nghèo, lắm khi thấy tội cho các con. Nhưng lần nào đi họp phụ huynh lại mừng rơi nước mắt hạnh phúc vì Phúc được thầy cô khen ngoan lại học giỏi".

    Bố và mẹ của Phúc lấy nhau. Bên nhà nội nghèo, nhà ngoại cũng chẳng khá hơn. Bà ngoại em thương con vất vả nên nhường lại vài sao đồi để bố mẹ có đất cắm dùi mà làm ăn. Phúc lên 2 tuổi thì bố em mất vì bệnh hiểm nghèo. Kí ức của cô bé giờ chỉ còn những hình ảnh mờ đục của người cha trên giường, tiếng kêu gào của bố trong những đêm đông lạnh tê người.

    Mấy năm sau mẹ em đi bước nữa. Cha dượng có với mẹ 2 người con trai. Một em giờ học lớp 6, một mới đi mẫu giáo.

    Kinh tế gia đình em trông cả vào mấy sào ruộng ít đất đồi. Cha dượng em ở nhà nuôi thêm vài con gà, lợn. Mẹ Phúc tranh thủ chạy lên chợ trên mua đồng rau, con gà giá rẻ mang xuống chợ dưới bán lấy vài đồng lo tiền sách vở cho các con.

    Bao nhiêu năm ở trong túp lều đất lụp xụp, mãi đến năm 2006 khi nhà bán được vài thước đất gần đường được 10 triệu đồng mẹ và cha dượng em mới tính cất lại túp lều thành ngôi nhà cấp 4.

    "Nhà lợp mái phi-brô xi măng nền đất. Nhiều hôm mùa hè nóng quá, Phúc phải chạy lên đồi ngồi học. Mãi sau tôi vay được 5 triệu tiền hộ nghèo mua được cặp bò giống. Con bò đẻ, bán được con bê thứ nhất thì trát được nhà, con thứ hai thì lát được cái nhà. Trong nhà thứ đáng giá nhất là bộ bàn ghế rách với cái tivi nội địa đã cũ thôi" - cô Ngữ chia sẻ.

    Nhà nghèo lại lắm eo. Vừa rồi, chắt bóp mãi cô Ngữ mới mua được cái xe đạp mới trị gia hơn 1 triệu đồng cho con đi học. Vụ lúa vừa rồi, cô ra thăm đồng bị trộm lấy mất xe đạp. Hồi năm 2011, Phúc được các nhà hảo tâm tặng chiếc xe đạp điện. Buổi ngày 8/3, khi để xe ở nhà em bị trộm là một người nghiện trong xã lấy mất. May mắn khi sau đó mẹ em lần mò hỏi được kẻ trộm mang bán ở đâu. Nhà hết tiền, mẹ em lại phải lóc cóc đi sang hàng xóm gần 500.000 đồng chuộc xe về.

    Sinh ra trong khó khăn, Phúc chẳng nề hà việc đồng áng giúp gia đình. Học lớp chuyên Sử-Địa ở Trường THPT Chuyên Bắc Giang (Bắc Giang), ngày ngày em đạp xe hơn 15km từ nhà đến trường rồi lại quay về. Năm lớp 11, khi chuẩn bị đi thi quốc gia môn Sử em vẫn tranh thủ đi cấy giúp mẹ.

    thi đại học, nhà nghèo, tuyển thẳng, đi thi, chùa

    Ngô Thị Phúc chụp chung với các anh chị sinh viên tình nguyện. (Ảnh: Văn Chung)

    Sách vở Phúc dùng chủ yếu mẹ mua lại của người ta. Cô chủ nhiệm lớp em thương trò nhỏ, nhiều khi cũng bỏ tiền túi giúp em. Vậy mà suốt 12 năm Phúc luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Lớp 8 em đạt giải Nhì môn Sử kỳ thi HSG huyện. Lên lớp 9 em đạt giải Ba môn Sinh và Văn của huyện. Hai năm lớp 11, 12 em đều đạt giải Ba HSG QG môn Sử.

    Với thành tích đó, theo quy định, Phúc nộp hồ sơ tuyển thẳng vào ngành Sử, Trường ĐH Khoa học Xã hôi&Nhân văn (ĐH QG Hà Nội). Dù vậy, ước mơ trở thành luật sư giỏi, giúp được nhiều người nghèo vẫn thôi thúc Phúc đăng ký thi vào ngành Luật (Trường ĐH Luật Hà Nội).

    Những ngày này, được sự giúp đỡ của Hội đồng hương Bắc Giang ở Hà Nội em và mẹ được đưa đến ở tại một ngồi chùa gần trường thi, mọi ăn uống rồi đi lại đều được các bạn sinh viên giúp đỡ nhiệt tình.

    "Không ai có thể chọn cách mình sinh ra nhưng có thể chọn cho mình cách sống thế nào" và "nghệ thuật sống là phải học để biết cách thích nghi với hoàn cảnh sống" là những câu châm ngôn Phúc tâm đắc.

    Em tâm sự "muốn học để sau thoát nghèo. Học để sau có một công việc tốt để giúp mẹ và các em không còn khổ nữa".

    • Theo Vietnamnet.vn
     
    4791 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #274179   09/07/2013

    ngongoctrai
    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Ước mơ trở thành luật sư giỏi của cô SV khuyết tật

    "Cuộc sống của em sẽ luôn cần sự giúp đỡ của mọi người, vì vậy em muốn làm gì đó để giúp đỡ mọi người dù là nhỏ bé nhất, và em nghĩ nghề luật sư sẽ giúp em làm được điều đó, nếu được thì sau này khi ra trường, em muốn mình có thể giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội hoặc có hoàn cảnh giống như em”, Nguyễn Phương Linh, cô SV khuyết tật hiện đang theo học tại khoa Luật (ĐH Công đoàn), chia sẻ.

    Nguyễn Phương Linh sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng đến khi 3 tháng tuổi thì bố em phát hiện ở lưng sát cột sống của em xuất hiện 1 khối u nhỏ. Đến 6 tháng tuổi thì bố mẹ quyết định cho em đi mổ, sau ca mổ đó đôi chân em cứ yếu dần và dẫn đến liệt hoàn toàn như bây giờ. Không cam chịu số phận hẩm hiu, bằng nghị lực phi thường và sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè em đã vươn lên trong cuộc sống và hiện là sinh viên năm 3, Khoa Luật (Trường ĐH Công đoàn).

    Em Nguyễn Phương Linh (20 tuổi) quê ở Tân Mai, Hà Nội. 6 tuổi, Linh cũng như đám bạn cùng trang lứa với mình đó là được cắp sách tới trường, nhưng con đường tới trường của em khó khăn hơn rất nhiều vì do sức khỏe yếu cộng thêm lí do em là người khuyết tật, nhưng không vì vậy mà em bỏ cuộc. Bằng nỗ lực phấn đấu của bản thân, sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô, Nguyễn Phương Linh được nhận vào học lớp 2, Trường Tiểu học Tân Định (quận Hai Bà Trưng). Trước đó, nhà trường đã lập ra 1 hội đồng thi để kiểm tra sức học của em, bài kiểm tra cho thấy sức học của em đủ để vào học thẳng lớp 3 nhưng do sức khỏe yếu và những năm trước đều là do 2 mẹ con tự dạy nhau ở nhà, kiến thức cũng không thể được như các bạn khác nên nhà trường cho em vào học lớp 2. Những năm Linh học tiểu học, bố mẹ em phải thay nhau đưa em đến lớp. Không muốn làm bố mẹ buồn lòng, em đã cố gắng học tập và kết quả là trong suốt những năm học tiểu học, em luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.

     

    Sinh viên Nguyễn Phương Linh.

     

    Những ngày tháng học trung học cơ sở, trung học phổ thông, Linh luôn nhận được sự giúp đỡ của các bạn hằng  ngày đến đón và đưa tới trường. Những lúc được các bạn cõng, Linh đã nghĩ rằng, dù cuộc đời không cho em hoàn thiện như mọi người, nhưng ít ra cuộc sống này đã đem lại cho em những người bạn tốt, luôn giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cùng với em và điều đó cũng thúc đẩy ý chí của Linh càng phải kiên cường hơn để chạm tới ước mơ của mình.

    Ngoài việc học trên lớp được các bạn giúp đỡ thì những khi đi học thêm bố đưa Linh đi, không biết có phải do trùng hợp không mà từ THCS cho đến THPT những nơi em học thêm toàn ở trên gác, nhiều khi bố cõng em lên lớp mà mồ hôi ướt đẫm áo, cũng vì bạn ấy mà bố phải xin chuyên làm sáng để chiều có thời gian đưa em đi học. Linh chia sẻ: “Sự hy sinh của bố mẹ dành cho em là quá nhiều. Đặc biệt là bố em, đó là động lực lớn nhất cho em vượt qua tất cả để học”.

    Không phụ sự mong mỏi của mọi người dành cho mình, năm 2012 Linh đã đỗ vào Khoa Luật của ĐH Công Đoàn trong niềm vui khôn xiết của gia đình, người thân. Giây phút cầm tờ báo điểm đỗ đại học trong tay có lẽ sẽ là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời Nguyễn Phương Linh.

    Bước chân vào giảng đường đại học với bao sự ngỡ ngàng. Thật may mắn khi ở đó em lại nhận được những sự quan tâm và chia sẻ của thầy cô và bạn bè. Dù mới quen nhau nhưng những người bạn đó đã cho em cảm nhận được sự thân thiết, gần gũi, trong quá trình học tập em đã nỗ lực rất nhiều để có thể tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình. Khác với rất nhiều bạn khuyết tật khác, đó là trong Linh không hề có sự tồn tại của tự ti, em luôn muốn và cố gắng làm những gì mà mình có thể làm để mọi người xung quanh nhìn nhận em như 1 người bình thường.

    Ước mơ làm luật sư của em được ấp ủ ngay từ nhỏ, nhưng nó trở nên mạnh mẽ hơn từ khi Linh xem chương trình tòa tuyên án trên kênh VTV6. Linh chia sẻ: “Cuộc sống của em sẽ luôn cần sự giúp đỡ của mọi người, vì vậy em muốn làm gì đó để giúp đỡ mọi người dù là nhỏ bé nhất, và em nghĩ nghề luật sư sẽ giúp em làm được điều đó, nếu được thì sau này khi ra trường, em muốn mình có thể giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội hoặc có hoàn cảnh giống như em”.

    Lời khuyên của Linh tới những bạn có hoàn cảnh giống em là: “Các bạn hãy tự tin để theo đuổi ước mơ của các bạn, hãy chứng tỏ mình là người có ích cho xã hội.  Như vậy các bạn sẽ không cảm thấy mặc cảm về sự khiếm khuyết của bản thân, xã hội luôn quan tâm và ủng hộ chúng ta”

    Lan Phương

    Theo Cand.com.vn

    Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 09/07/2013 01:45:56 CH Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 09/07/2013 01:44:44 CH
     
    Báo quản trị |