Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên

Chủ đề   RSS   
  • #563592 28/11/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên

     

    Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri tại thị xã An Nhơn (Bình Định) sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14.

    Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết đã làm việc với Bộ Nội vụ để đi tới thống nhất, sẽ xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên /// ẢNH BỘ GD-ĐT

    Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT mới đưa tin về buổi tiếp xúc cử tri của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ ngày 26.11 tại Bình Định.

    Thông tin cho biết, trước mong mỏi của cử tri về việc xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên và chứng chỉ ngoại ngữ 2 đối với giáo viên dạy tiếng Anh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi: Bộ GD- ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ để thống nhất việc xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên. Dự kiến, tháng 12.2020 sẽ ban hành quy định cụ thể về vấn đề này.

    Ông Nhạ cho rằng, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên. Thực tế, trong quá trình đào tạo các thầy cô đã được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở những mức độ khác nhau, nên việc tiếp tục phải bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ là chưa thiết thực.

    “Những nội dung về ngoại ngữ, tin học tới đây sẽ được tính toán để đưa vào chương trình đào tạo giáo viên một cách phù hợp”, ông Nhạ thông tin.

    Gần 30% giáo viên cần nâng chuẩn

    Một trong những vấn đề khác được cử tri TX.An Nhơn quan tâm là việc đào tạo nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học theo quy định của luật Giáo dục năm 2019, trong đó, cử tri là giáo viên mong muốn biết lộ trình thực hiện cụ thể và chế độ chính sách đối với giáo viên đào tạo nâng chuẩn.

    Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, số giáo viên đạt chuẩn ở bậc mầm non trên cả nước hiện đạt khoảng 72%, như vậy còn 28% phải tiếp tục đào tạo nâng chuẩn.

    Căn cứ vào Nghị định 71 của Chính phủ, lộ trình nâng chuẩn giáo viên được triển khai đến năm 2030 chia thành 2 giai đoạn. Riêng giai đoạn 1, từ năm 2020 - 2025, dự kiến sẽ có khoảng 60% giáo viên mầm non được nâng chuẩn lên cao đẳng. Trong quá trình đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn, giáo viên sẽ được hưởng nguyên các chế độ về lương, phụ cấp.

    Tương tự, đối với bậc tiểu học, trong thời gian đi học nâng chuẩn, giáo viên vẫn được hưởng các chế độ chính sách như đi dạy, điều này tạo điều kiện thuận lợi và yên tâm cho giáo viên. “Với lộ trình đặt ra, chúng ta có đủ thời gian, đảm bảo khả thi để thực hiện nâng chuẩn giáo viên theo quy định của luật”, ông Nhạ nói.

    Cử tri cũng bày tỏ với Bộ trưởng GD-ĐT về thời gian làm việc luôn vượt quy định của giáo viên mầm non nhưng chưa được hưởng chế độ dạy vượt giờ. Chia sẻ với những khó khăn, áp lực của giáo viên mầm non, ông Nhạ đề nghị, trước mắt chính quyền địa phương cần tính toán để chi trả thời gian dạy vượt giờ cho giáo viên. Nhưng về lâu dài, phải bố trí đủ giáo viên mầm non theo định mức quy định, có như vậy mới giảm được quá tải và áp lực cho giáo viên.

    Theo Thanh niên

     

     
    2060 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    thienhuyendl (28/11/2020) ThanhLongLS (28/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận