Hiện tại phí sử dụng đường bộ được phân làm hai loại: phí sử dụng đường bộ (Quy định tại thông tư90/2004/TT-BTC) và phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện (Quy định tại thông tư197/2012/TT-BTC).
Xét về bản chất thì hai loại phí trên là một – đều là phí sử dụng đường bộ. Người dân phải đóng cả hai mức phí trên liệu có phải là “phí chồng phí” hay không?
Người dân đóng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, điều này đồng nghĩa với khoản tiền đã nộp thì đầu phương tiện đó được quyền sử dụng đường bộ (dù sử dụng nhiều, ít, thậm chí không sử dụng vẫn đóng khoản phí “khoán”). Bởi vậy, dù tham gia giao thông ở bất kỳ tuyến đường nào (kể cả tuyến đường theo dự án BOT) cũng không phải trả thêm phí sử dụng đường bộ.
Tuy nhiên, kể từ khi Thông tư 197 đi vào cuộc sống, thông tư 90 vẫn còn hiệu lực và người dân phải đóng hai khoản phí trên. Một là phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, hai là phí sử dụng đường bộ (sẽ bị thu khi qua các tuyến đường được phép thu). Rõ ràng, cùng một lúc tồn tại hai quy định về phí như trên là: phí chồng phí.
Đáng lẽ ra Bộ Tài chính phải điều chỉnh thông tư 90 bằng cách không thu phí sử dụng đường bộ, nếu hiện tại gặp nhiều khó khăn thì cần có lộ trình để không thu trong tương lại nhằm phù hợp với đời sống thực tiễn, tránh hiện tượng thu trùng phí.
Thật bất ngờ, vì Bộ Tài chính vừa có dự thảo thông tư về phí đường bộ lộ trình từ nay đến năm 2016, mức phí đường bộ đối với ô tô sẽ tăng dần từ 2 – 3,5 lần so với hiện nay.
Đây được xem là việc làm “sai chồng sai” của Bộ Tài chính, cái sai thứ nhất là để tồn tại hiện tượng “phí chồng phí”, cái sai thứ hai là không sửa sai mà tiếp tục tăng phí (đáng lẽ ra loại phí này phải được bỏ).
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 20/06/2013 09:31:39 SA
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 20/06/2013 09:30:08 SA
s