Bổ sung thêm nội dung khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên

Chủ đề   RSS   
  • #587352 06/07/2022

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Bổ sung thêm nội dung khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên

    Bộ Y Tế đang lấy ý kiến về việc bổ sung nội dung khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên, cụ thể đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục nội dung khám chuyên khoa phụ sản quy định tại Phụ lục3b ban hành kèm theo dự thảo Thông tư.

    kham-suc-khoe-dinh-ky-cho-nhan-vien

    Theo đó nội dung khám bổ sung chi tiết như sau:

    I. Khám phụ khoa (Danh mục số 165, phần XIII – Thông tư số 43/2013/TTBYT ngày 11 tháng 12 năm 2013):
     
    1. Khám lâm sàng vú.
    2. Khám lâm sàng vùng bụng dưới và vùng bẹn.
    3. Khám lâm sàng bộ phận sinh dục ngoài.
    4. Khám âm đạo bằng mỏ vịt và quan sát cổ tử cung bằng mắt thường với dung dịch axit axetic (VIA)
    hoặc dung dịch Lugol (VILI)
    5. Khám âm đạo phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay).
    6. Khám trực tràng phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay).
     
    II. Sàng lọc ung thư cổ tử cung Thực hiện theo Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát ung thư cổ
    tử cung ban hành tại Quyết định số 2402/QĐ-BYT ngày 10/6/2019 của Bộ Y tế).
     
    Chỉ định cho tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục từ 21-65 tuổi, ưu tiên nhóm nguy cơ cao
    30-50 tuổi.. Sàng lọc bằng xét nghiệm HPV được làm với phụ nữ 25-65 tuổi với chu kỳ 3 năm.
    Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ tử cung bằng một trong các kỹ thuật sau:
     
    1/ Quan sát cổ tử cung với dung dịch Acid Acetic (VIA)
    2/ Quan sát cổ tử cung với dung dịch Lugol (VILI)
    3/ Xét nghiệm tế bào cổ tử cung
    4/ Xét nghiệm HPV
     
    III. Siêu âm tử cung-phần phụ
     
    Ngoài ra Dự thảo cũng thay đổi về mẫu sổ khám sức khỏe
     
    >>> Xem toàn văn Dự thảo trong file đính kèm
     
    2141 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/07/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #587505   10/07/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Bổ sung thêm nội dung khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên

    Cảm ơn bạn bài viết rất hay. Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe trước khi chuyển thành bệnh hoặc bệnh đang ở giai đoạn sớm chưa biểu hiện ra ngoài. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp việc điều trị dễ dàng, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và tránh các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

    Các công ty, doanh nghiệp phải có trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, điều này đã được quy định cụ thể trong nhiều văn bản luật.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587701   16/07/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Bổ sung thêm nội dung khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên

    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình bổ sung quan điểm sau: 

    Theo Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động cụ thể như sau:

    1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

    2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

    3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

    4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

    5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

    6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ. Tóm lại, theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì người lao động bình thường ít nhất mỗi năm một lần và những người lao động đặc biệt ít nhất 06 tháng một lần phải được khám sức khỏe định kỳ. Việc khám sức khỏe định kỳ là quyền của người lao động và luật đã định thì tham gia khám sức khỏe là nghĩa vụ của người lao động.

    Tại Điều 2 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định cụ thể yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động, theo đó:

    1. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.

    2. Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:

    a) Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;

    b) Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

    Như vậy, doanh nghiệp phải tiến hành lập, lưu giữ và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân các lao động, hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe toàn bộ lao động. Nếu người sử dụng lao động không thực hiện việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, lập và quản lý hồ sơ sức khỏe theo quy định pháp luật thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/07/2022)
  • #587797   19/07/2022

    Bổ sung thêm nội dung khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên

    Cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẽ.
    Tuy nhiên, quan điểm cá nhân mình thì cũng nên có quy định bắt buộc khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho nhân viên nam. Thứ nhất vì nó tạo ra sự bình đẳng giữa nam-nữ. Thứ hai là người lao động sẽ không cần phải cân nhắc các lợi ích thiệt hơn chênh lệch giữa chế độ với lao động nam so với lao động nữ, từ đó gỡ bỏ rào cản của những doanh nghiệp chỉ ưu tiên tuyển nam chứ không tuyển nữ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #589120   31/07/2022

    maibng
    maibng

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:27/06/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Bổ sung thêm nội dung khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên

    Khám sức khỏe định kỳ mang lại lợi ích cho cả nhân viên và doanh nghiệp. Đối với nhân viên, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm mầm bệnh, can thiệp và điều trị kịp thời, tạo tâm lý thoải mái, an tâm lao động, cống hiến cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, khám sức khỏe cho nhân viên giúp doanh nghiệp sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe, đảm bảo năng suất, chất lượng công việc. 

     
     
    Báo quản trị |  
  • #598159   31/01/2023

    Bổ sung thêm nội dung khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên

    Đất nước càng phát triển thì việc quan tâm đến an sinh xã hội càng phải được để tâm, đặc biệt là vấn đề sức khỏe. Khám sức khỏe cho người lao động thường xuyên giúp cho người sử dụng lao động đánh giá được mức độ phù hợp về sức khỏe của người lao động với công việc đang thực hiện. Thông qua đó, người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người ứng tuyển có đủ đáp ứng được tiêu chuẩn để tham gia làm việc làm một tiêu chí đánh giá để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

     
    Báo quản trị |