Bộ Nội vụ công bố 12 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra công vụ

Chủ đề   RSS   
  • #601909 19/04/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2330)
    Số điểm: 80244
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1680 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bộ Nội vụ công bố 12 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra công vụ

    Mới đây,  Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký Quyết định 293/QĐ-BNV ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Bộ Nội vụ. Trong đó nêu rõ 12 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra công vụ.

    Cụ thể, tại Quyết định 293/QĐ-BNV quy định 12 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra công vụ bao gồm:

    (1) Đề xuất, tham mưu, quyết định cử người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia Đoàn thanh tra.

    (2) Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung, kết quả làm việc của Đoàn thanh tra, Báo cáo kết quả thanh tra của thành viên và Đoàn thanh tra, dự thảo Kết luận thanh tra; ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị chủ trì Đoàn thanh tra về cuộc thanh tra cho các tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.

    (3) Thanh tra vượt thẩm quyền, ngoài phạm vi, đối tượng, nội dung theo Quyết định thanh tra; bỏ lọt, bỏ sót, bỏ qua nội dung thanh tra trong Kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt.

    (4) Báo cáo, tham mưu, đề xuất kết luận sai sự thật, không đầy đủ, không đúng kết quả thanh tra, bao che cho đối tượng thanh tra, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, bỏ lọt, bỏ sót hành vi vi phạm pháp luật; không kiến nghị xử lý đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý, không kiến nghị chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan điều tra; sử dụng dự thảo Kết luận thanh tra và các tài liệu liên quan để đe dọa đối tượng thanh tra.

    Tải Quyết định 293/QĐ-BNV

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/19/fddced41fd47ed2d1681804926126_Quy%20che%20to%20chuc%20va%20hoat%20dong%20Doan%20thanh%20tra%20cua%20Bo%20Noi%20vu.pdf

    (5) Cản trở, gây khó khăn đối với việc giám sát, chỉ đạo, điều hành hoạt động Đoàn thanh tra; biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực của Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra. 

    (6) Tự ý tiếp xúc với đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung thanh tra khi chưa được giao nhiệm vụ. 

    Xem thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn 09/HD-VKSTC: định hướng chương trình công tác thanh tra năm 2023

    (7) Làm mất, hư hỏng, tiêu hủy hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra; sử dụng trái quy định hoặc biển thủ hồ sơ, tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc thanh tra. 

    (8) Nhận tiền, quà, tài sản; tổ chức, tham gia giao lưu, ăn uống với đối tượng thanh tra dưới mọi hình thức. 

    (9) Sử dụng rượu, bia trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc; có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu, phát ngôn thiếu chuẩn mực khi làm việc với đối tượng thanh tra. 

    (10) Sử dụng phương tiện, tài sản của đối tượng thanh tra vào việc riêng. 

    (11) Vi phạm quy định những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm; vi phạm quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra; vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra; vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra.

    (12) Các hành vi khác theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

    Ngoài ta, Quyết định cũng nêu rõ trình tự ban hành Quyết định thanh tra, phê duyệt Kế hoạch tiến hành thanh tra.

    Căn cứ Kế hoạch thanh tra hoặc nhiệm vụ thanh tra được giao, Thủ trưởng đơn vị chủ trì Đoàn thanh tra trực tiếp chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, xây dựng dự thảo Quyết định thanh tra, tham gia ý kiến vào dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra; ký ban hành Quyết định thanh tra, phê duyệt Kế hoạch tiến hành thanh tra.

    Trong đó, Dự thảo Quyết định thanh tra phải nêu rõ căn cứ, nội dung, đối tượng, phạm vi, thời kỳ, thời hạn thanh tra; cơ cấu tổ chức Đoàn thanh tra; nhiệm vụ của Đoàn thanh tra; trách nhiệm thực hiện Quyết định thanh tra.

    Đối với Dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra phải nêu rõ mục đích, yêu cầu; nội dung, đối tượng, phạm vi, thời kỳ, thời hạn thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra; tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo; phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn thanh tra; kinh phí, phương tiện và những vấn đề khác liên quan đến việc tổ chức cuộc thanh tra.

    Bên cạnh đó, với những cuộc thanh tra đột xuất, Chánh Thanh tra Bộ ban hành Quyết định thanh tra. Trường hợp người ra quyết định thanh tra đột xuất là Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ thì quyết định thanh tra đột xuất đồng thời gửi Chánh Thanh tra Bộ.

    Xem chi tiết tại Quyết định 293/QĐ-BNV. 

    Tải Quyết định 293/QĐ-BNV

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/19/fddced41fd47ed2d1681804926126_Quy%20che%20to%20chuc%20va%20hoat%20dong%20Doan%20thanh%20tra%20cua%20Bo%20Noi%20vu.pdf

    Xem bài viết liên quan: Thanh tra Chính phủ: Xác minh ngẫu nhiên tài sản, thu nhập của 67 cán bộ

     
    472 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (10/05/2023) danusa (27/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận