"Bỏ mặc" người khác sau khi gây tai nạn bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #521843 27/06/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    "Bỏ mặc" người khác sau khi gây tai nạn bị xử lý thế nào?

    Bỏ mặc người khác sau khi gây tai nạn bị xử lý thế nào?

    Mới đây một vụ tai nạn xảy ra khoảng 3h ngày 25/6, tại giao lộ Tân Hương - Võ Công Tôn thuộc phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM.

    Thời điểm trên, đôi nam nữ chạy xe máy trên đường Tân Hương, hướng Bình Long đi Độc Lập. Đến đoạn giao với Võ Công Tôn, xe máy va chạm với taxi chạy cùng chiều đang rẽ trái.

    Cú tông mạnh khiến đôi nam nữ văng lên vỉa hè. Cô gái tử vong sau đó, còn nam thanh niên bị thương nặng được người dân đưa đi cấp cứu. Hình ảnh từ camera cho thấy sau khi tài xế taxi Vinasun gây tai nạn rời khỏi hiện trường. [Theo Zing.vn]

    Chưa tính đến trường hợp là lỗi của ai nhưng hành vi này có thể bị pháp luật điều chỉnh như sau:

    * Xử lý hành chính

    Quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, theo đó đối với hành vi Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ - Căn cứ tại Điểm b, Khoản 7, Điều 5)

    Lỗi tương tự, tại Điểm c, Khoản 7, Điều 6 Nghị định quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

    * Có thể xử lý hình sự:

    Việc gây tai nạn rồi bỏ trốn còn là một tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu vụ tai nạn đó có dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại BLHS sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
     

    Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 

    1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 

    a) Làm chết người; 

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 

    a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; 

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; 

    c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; 

    đ) Làm chết 02 người; 

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; 

    g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: 

    a) Làm chết 03 người trở lên; 

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; 

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 

    4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

    Lưu ý: Nội dung trên dựa trên căn cứ pháp luật dừng lại ở mức CÓ THỂ, còn phải chờ kết luận điều tra về vụ việc, tuy nhiên dù là gì đây là một trong số những trường hợp cảnh tỉnh cho nhiều người khi có trường hợp không may xảy ra

     
    25365 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    admin (03/04/2023) enychi (29/06/2019) shinichi45 (28/06/2019) ThanhLongLS (27/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #521845   27/06/2019

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Clip nè:

    https://news.zing.vn/video-tai-xe-vinasun-dung-nhin-nan-nhan-nguy-kich-roi-bo-di-sau-tai-nan-post960909.html

    Nhưng cá nhân mình chỉ thấy tiếc cho tài xế taxi vướng vào pháp luật mà lỗi hoàn toàn của xe máy. Tôi hy vọng nam thanh niên kia khỏe mạnh lại để ở tù chung với tài xế taxi (nhưng mình mong tài xế taxi không bị xử lý hình sự nhưng coi bộ rất khó).

    PS:

    Sau khi xem clip thì mình ghét nạn nhân tức là nam thanh niên lái xe máy làm hại mình hại người gây bao rắc rối.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/06/2019)
  • #521847   27/06/2019

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Clip này chưa đầy đủ, clip đầy đủ dài 11 phút, bao nhiêu xe ô tô, xe máy, xe đạp, người đi bộ ngang qua nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ hành động nào giúp đỡ 2 người bị nạn.

    Vậy có thể xử lý hết những người không cứu giúp nạn nhân không?

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    lynguyen77.uel (28/06/2019) ThanhLongLS (28/06/2019)
  • #521928   28/06/2019

    lynguyen77.uel
    lynguyen77.uel

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2016
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1135
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 24 lần


    Đồng tình với bạn. Câu hỏi rất hay

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lynguyen77.uel vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/06/2019)
  • #522080   29/06/2019

    Mình có xem qua đoạn clip ghi lại cảnh người đi đường thờ ơ không gọi cấp cứu cho các nạn nhân mặc cho nạn nhân ra sức cầu cứu. Vậy trong trường hợp này người lái taxi và người đi đường có bị khép vào tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo điều 132 BLHS 2015 hay không?

     

    Cập nhật bởi thuongkp2708 ngày 29/06/2019 01:45:16 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #522196   29/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Điều 132 Bộ luật hình sự 2015 quy định về “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” như sau:

    “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.”

    Sau khi theo dõi clip về vụ tai nạn, tài xế ôtô có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện hành vi cứu giúp nạn nhân bằng cách kêu mọi người giúp đỡ, báo cho công an nhưng đã không làm vậy. Điều này không những vi phạm pháp luật theo BLHS mà còn vi phạm đạo đức.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #527140   31/08/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Cố ý bỏ chạy khi gây tai nạn giao thông

    Hiện nay, với tâm lý trốn tránh trách nhiệm khi gây tai nạn giao thông, trong trường hợp có thể "tẩu thoát" được, người gây tai nạn hay cố ý bỏ chạy mặc kệ cho hậu quả như thế nào. Với những trường hợp như thế này nếu không bị xử lý trách nhiệm hình sự thì cần có mức xử phạt hành chính thật nặng để răn đe, cũng như làm gương cho những người khác.
     
    Báo quản trị |  
  • #527304   01/09/2019

    Đa phần rơi vào trường hợp này là do tâm lý hoảng loạn, lo sợ, nhất thời họ không biết phải xử lý làm sao??? Mong rằng trong thời gian tới nhiều người sẽ có ý thức tham gia giao thông hơn để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #552961   27/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Trường hợp của bạn “bỏ mặc người khác” thì ở đây có khả năng người đó người này bị thương tích sau vụ tai nạn, hay thậm chí là có thể là bị thương nặng nên theo có thể bị truy cứu tách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 “Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn”, tuy nhiên đây chỉ là hình phạt nhẹ nhất vì bạn không nói rõ bạn gây thương tích cho bao nhiêu người trong vụ tai nạn và tỉ lệ tổn thương bạn gây ra là bao nhiêu.

     
    Báo quản trị |  
  • #553111   28/07/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Việc bỏ mặc người bị tai nạn sau khi chính mình gây ra tai nạn là một hành vi đáng bị lên án. Nó không chỉ đánh vào ý thức, đạo đức của một con người mà còn là một trong những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Vì vậy, nếu chẳng may gây ra tai nạn thì việc đầu tiên nên là làm cứu giúp người bị nạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #575639   24/09/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (852)
    Số điểm: 7302
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Với hành vi lái xe gây tai nạn chết người sau đó bỏ chạy, trốn tránh trách nhiệm, là một tình tiết định khung tăng nặng theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 260 Bộ luật Hình Sự năm 2015 về tội vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ, nếu bị quy kết trách nhiệm người phạm tội có thể bị xử phạt đến là 10 năm tù
     
    Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp lái xe đã bỏ chạy khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn, về tâm lý, đây là biểu hiện của trạng thái tinh thần hoảng loạn khi gặp những sự cố ngoài tầm kiểm soát, về pháp luật, các trường hợp lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn là do quá sợ hãi, muốn trốn tránh trách nhiệm pháp luật từ hành vi gây tai nạn của mình.
    Cập nhật bởi Hong312 ngày 24/09/2021 01:04:32 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #576098   02/10/2021

    "Bỏ mặc" người khác sau khi gây tai nạn bị xử lý thế nào?

    Mình xin bổ sung thêm một vài thông tin có liên quan. Theo điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đối với hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng (đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ).
    Có thể thấy, mức xử phạt ở Nghị định 100/2019/NĐ-CP gấp 3 lần đối với Nghị định 46/2016/NĐ-CP, cho thấy Nhà nước đã và đang răn đe người vi phạm nên có trách nhiệm với hành vi của mình, hành động bỏ trốn khi gây ra tại nạn mặc kệ hậu quả của người bị hại ra sao, đánh thẳng vào ý thức và đạo đức của một con người . Không những thế, còn là hành vi đáng lên án và gây ra nguy hiểm cho xã hội, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay trở thành một tình tiết tăng nặng khi xét xử. 
    Tuy nhiên, nếu nghĩ theo khía cạnh khác thì khi gây ra tại nạn, họ hoảng loạn, không biết nên xử lý ra sao mới dẫn đến hành động như vậy, mong là sau đó họ có thể tự thú và nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Sau này sẽ có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông.
    Cảm ơn bài viết của bạn đã cung cấp thông tin bổ ích này.
     
    Báo quản trị |  
  • #579251   31/12/2021

    "Bỏ mặc" người khác sau khi gây tai nạn bị xử lý thế nào?

    Tác giả đã đặt ra một vấn đề rất hay, vấn đề này tuy không mới nhưng có rất nhiều khía cạnh để thảo luận. Chúng ta đều biết là rất nhiều người gây ra tai nạn sau đó đều lựa chọn phương pháp là bỏ mặc người bị tai nạn ở đó để trốn tránh trách nhiệm. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì hành vi này có thể chịu trách nhiệm hành chính và thậm chí là trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

    Về trách nhiệm hành chính: Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì đối với hành vi Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

    Về trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 thì hành vi gây tai nạn rồi bỏ trốn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất mức độ mà bao gồm các hình phạt như sau: Có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù lên đến 15 năm.

    Cảm ơn tác giả đã có một bài viết rất hay, và đem đến cho mọi người những thông tin rất hữu ích, chi tiết, rõ ràng về vấn đề gây tai nạn xong bỏ trốn.

     

     

     
    Báo quản trị |