Bộ luật hình sự sửa đổi 2016

Chủ đề   RSS   
  • #437694 05/10/2016

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Bộ luật hình sự sửa đổi 2016

    Hiện tại, Ủy ban Tư pháp đã tán thành việc bãi bỏ Điều 292 Bộ luật hình sự 2015Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông, đồng thời điều chỉnh lại các điều khoản tại Dự thảo Bộ luật hình sự mới trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2, khóa XIV.

    Bộ luật hình sự sửa đổi 2016

    Sau đây là Toàn văn Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2016:

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13:

    1. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

    "Điều 9. Phân loại tội phạm

    1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

    a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

    b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

    c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15  năm tù;

    d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

    2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại dựa trên cơ sở phân loại tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này."

    2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:

    "2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

    a) Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

    b) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

    c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);

    d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

    đ) Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

    e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự)."

    3. Sửa đổi, bổ sung điểm d và điểm đ khoản 2 và khoản 3 Điều 14 như sau:

    “2. Người chuẩn bị phạm  một trong các tội sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự:

    b) Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 3 và 4 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác);

    c) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản);

    d) Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả);

    đ) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 300 (tội tài trợ khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện  quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 324 (tội rửa tiền).

    3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”

    4. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:

    "Điều 17. Đồng phạm

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người hoặc hai pháp nhân thương mại trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người hoặc những pháp nhân thương mại cùng thực hiện tội phạm.

    3. Người đồng phạm là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại tham gia thực hiện tội phạm với vai trò là người tổ chức, người thực hành, người xúi giục hoặc người giúp sức.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành."

    5. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:

    "Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

    1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù hoặc pháp nhân thương mại phạm tội mới, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

    Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ; pháp nhân thương mại phạm tội cố tình trốn tránh, cản trở việc truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu được tính lại kể từ khi chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở."

    6. Bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 29 như sau:

    "4. Pháp nhân thương mại phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

     5. Pháp nhân thương mại phạm tội có thể đươc miễn trách nhiệm hình sự nếu tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả, tích cực hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước thừa nhận."

    7. Bổ sung khoản 3 Điều 53 như sau:

    "3. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định như sau:

    a) Tái pham là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới;

    b) Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới."

    8. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 54 như sau:

    "3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án."

    9. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 như sau:

    "Điều 71. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án

    1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

    Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án.

    2. Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

    a) 03 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 05 năm;

    b) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

    c) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

    Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì thời hạn được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

    3. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm mới được xin xóa án tích."

    10. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 86 như sau:

    “1. Đối với hình phạt chính:

    a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền hoặc cùng là đình chỉ hoạt động có thời hạn cùng lĩnh vực thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    b) Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn cùng lĩnh vực thì hình phạt chung là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với lĩnh vực đó;

    c) Nếu hình phạt đã tuyên cùng là đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc cùng là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với các lĩnh vực khác nhau thì không tổng hợp;

    d) Hình phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác.”

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    47668 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (30/06/2017) hoailamsvl (27/10/2016) trang_u (21/10/2016) nguyenanh1292 (05/10/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #437697   05/10/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    11. Sửa đổi, bổ sung Điều 89 như sau:

    "Điều 89. Xóa án tích

    Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

    1. 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính là hình phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án. 2. 05 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án đối với trường hợp pháp nhân bị phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn một hoặc một số lĩnh vực."

    12. Sửa đổi, bổ sung Điều 92 như sau:

    Điều 92. Điều kiện áp dụng

    Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này; trường hợp áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng thì còn phải có sự đồng ý về việc áp dụng biện pháp này và đơn đề nghị miễn trách nhiệm hình sự của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ .”

    13. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và bổ sung khoản 4 Điều 94 như sau:

    "1. Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây:

    a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;

    b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.

    2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hòa giải tại cộng đồng.

    4. Cơ quan đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và các điểm b, c khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này từ 03 tháng đến 01 năm."

    14. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 107 như sau:

    "2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

    a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

    b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

    c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

    d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm."

    15. Sửa đổi, bổ sung Điều 112 như sau:

    Điều 112. Tội bạo loạn

    Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

    1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

    2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;

    3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

    16. Sửa đổi, bổ sung Điều 134 như sau:

    "Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

    b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

    c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    d) Phạm tội 02 lần trở lên;

    đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

    e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

    h) Có tổ chức;

    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

    m) Có tính chất côn đồ;

    n) Tái phạm nguy hiểm;

     o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

     4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Làm chết 02 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.

    c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

    5. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại  khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."

    17. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 3 Điều 135 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

    b) Dẫn đến chết người."

    18. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 158 như sau:

    "d) Cố tình xâm nhập trái phép chỗ ở của người khác mặc dù chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp đã ngăn cản hoặc cố tình không ra khỏi chỗ ở của người khác sau khi đã xâm nhập trái phép mặc dù chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp yêu cầu rời khỏi nơi đó."

    19. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 5 Điều 190 như sau:

    "1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, không được phép lưu hành, không được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Hàng phạm pháp là thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật;

    b) PA1: không quy định

    PA2: Hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến 3.000 bao hoặc pháo các loại từ 6 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

    c) Hàng phạm pháp khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

    d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    đ) Hàng phạm pháp khác trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    e) Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.  

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ  1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    d) Có tính chất chuyên nghiệp;

    đ) Hàng phạm pháp là thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    e) PA1: không quy định

    PA2: Hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.001 bao đến 4.500 bao hoặc pháo các loại từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

    g) Hàng phạm pháp khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    h)  Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    i) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại;

    k) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

    a) Hàng phạm pháp là thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trị giá 200.000.000 đồng trở lên;

    b) PA1: không quy định

    PA2: Hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu 4.501 bao trở lên hoặc pháo các loại 120 kilôgam trở lên;

    c) Hàng phạm pháp khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a d, đ, e, g hoặc i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;"

    20. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và các điểm b, c khoản 5 Điều 191 như sau:

    "1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, không được phép lưu hành, không được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Hàng phạm pháp là thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật;

    b) PA1: không quy định

    PA2: Hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến 3.000 bao hoặc pháo các loại từ 6 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

    c) Hàng phạm pháp khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

    d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    đ) Hàng phạm pháp khác trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    e) Vận chuyển hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa  hoặc ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ  300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    d) Có tính chất chuyên nghiệp;

    đ) PA1: không quy định

    PA2: Hàng phạm pháp là thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    e) Hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.001 bao đến 4.500 bao hoặc pháo các loại từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

    g) Hàng phạm pháp khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    h) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    i) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại;

    k) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Hàng phạm pháp là thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trị giá 200.000.000 đồng trở lên;

    b) PA1: không quy định

    PA2: Hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu 4.501 bao trở lên hoặc pháo các loại 120 kilôgam trở lên;

    c) Hàng phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

    đ) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 2 Điều này mà qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.

    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, d, đ, e, g, h, i hoặc k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

    c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, d, đ,  e, g, h hoặc k khoản 2 Điều này qua biên giới  hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại hoặc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c hoặc d khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;" 

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/10/2016) hoailamsvl (27/10/2016)
  • #437699   05/10/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    21. Sửa đổi, bổ sung khoản 1; các điểm đ, e và m khoản 2; khoản 3 và điểm b khoản 5 Điều 192 như sau:

    “1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;

    b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;

    c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    d) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;

    e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;

    m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên;

    b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;

    c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

    d) Làm chết 02 người trở lên;

    e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng  tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

    g) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l, m hoặc n khoản 2 Điều này, th́ì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;”

    22. Sửa đổi, bổ sung  các điểm e, g, h khoản 2; các điểm a, b khoản 3; khoản 4 và các điểm b, e khoản 6 Điều 193 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại;

    g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;

    h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;

     3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;

    b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Thu lợi bất chính từ 1.500.000.000 đồng trở lên;

    b) Làm chết 02 người trở lên;

    c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

    d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c, e, g, h, i, k, l hoặc m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

    e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

    23. Sửa đổi, bổ sung các điểm e, g, h khoản 2; các điểm a, b khoản 3; khoản 4 và các điểm  b, e khoản 6 Điều 194 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại;

    g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;

    h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong  hóa đơn;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;

    b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong  hóa đơn;

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;

    b) Làm chết 02 người trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

    d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c e, g, h, i, k, l hoặc m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

    e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    24. Sửa đổi, bổ sung các điểm b và d khoản 5 Điều 196 như sau:

    "5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

    d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

    25. Sửa đổi, bổ sung  điểm c khoản 1; các điểm b, c khoản 4 Điều 209 như sau:

    "1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng  đến 5.000.000.000 đồng;

    c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

    26. Sửa đổi, bổ sung các điểm d, đ khoản 2 và điểm c khoản 4 Điều 217 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    d) Thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên;

    đ) Gây thiệt hại cho người khác 5.000.000.000 đồng trở lên.

    4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

    27. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1; điểm đ khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 227 như sau:

    "1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong những trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên.

    4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;"

    28. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 232 như sau:

    "1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng với khối lượng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 5 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với  rừng sản xuất là rừng tự nhiên với khối lượng từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA;

    b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên với khối lượng từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

    c) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng với khối lượng từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng đặc dụng là rừng tự nhiên với khối lượng từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 03 mét khối (m3) đến dưới 08 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;  

    d) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật rừng ngoài gỗ thông thường trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    đ) Khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc các loại thực vật rừng ngoài gỗ Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) gỗ tại rừng sản xuất hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 1,5 mét khối (m3) gỗ tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 01 mét khối (m3) gỗ tại rừng đặc dụng;

    e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường;

    g) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;

    h) Vật phạm pháp có khối lượng hoặc giá trị dưới mức thấp nhất quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ, e hoặc g của khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng với khối lượng từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 30 mét khối (m3) đến dưới 50 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên với khối lượng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

    b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng với khối lượng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

    c) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng với khối lượng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng đặc dụng là rừng tự nhiên với khối lượng từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 08 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy rừng cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; 

    d) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; thực vật rừng ngoài gỗ thông thường trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

    đ) Khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc các loại thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng hoặc từ 02 mét khối (m3) đến dưới 04 mét khối (m3) gỗ tại rừng sản xuất hoặc từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) gỗ tại rừng phòng hộ hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) gỗ tại rừng đặc dụng;

     e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 03 mét khối (m3) đến dưới 06 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; 

    g) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.200.000.000 đồng;

     h) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại;

     i) Phạm tội có tổ chức;

     k) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị tù từ 05 năm đến 10 năm.

    a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng với khối lượng 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 50 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên với khối lượng 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 30 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

     b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng với khối lượng 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên với khối lượng 30 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

    c) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng với khối lượng 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng đặc dụng là rừng tự nhiên với khối lượng 20 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 15 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

    d) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên; thực vật rừng ngoài gỗ thông thường trị giá 400.000.000 đồng trở lên;

    đ) Khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc các loại thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Nhóm IA trị giá 120.000.000 đồng trở lên hoặc 04 mét khối (m3) trở lên gỗ tại rừng sản xuất hoặc 03 mét khối (m3) trở lên gỗ tại rừng phòng hộ hoặc 02 mét khối (m3) trở lên gỗ tại rừng đặc dụng;

    e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép 06 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường;

    g) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái pháp luật các loài thực vật hoang dã khác trị giá 1.200.000.000 đồng trở lên.

    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

    b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

    c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

    d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

    29. Sửa đổi, bổ sung khoản 1; các điểm c, d khoản 2; khoản 3 Điều 233 như sau:

    “1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau  thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Giao rừng, thu hồi rừng trái pháp luật từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 20.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;

    b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 12.500 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 7.500 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.500 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;

    c) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 232 của Bộ luật này;

    d) Giao rừng, thu hồi rừng, cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật hoặc cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật dưới mức quy định tại các điểm a, b khoản này hoặc tại khoản 1 Điều 232 của Bộ luật này nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    c) Giao rừng, thu hồi rừng trái pháp luật từ 25.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;

    d) Cho phép chuyển  mục đích sử dụng rừng trái pháp luật từ 12.500 mét vuông (m2) đến dưới 17.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 7.500 mét vuông (m2) đến dưới 12.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Giao rừng, thu hồi rừng, trái pháp luật từ 40.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 30.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 25.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng;

    b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật từ 17.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 12.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng;

    c) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 232 của Bộ luật này."

    30. Sửa đổi, bổ sung các điểm b, c, đ, g khoản 1, các điểm b, c, d, đ, g khoản 2, các điểm c, d, đ, e, g, h, i khoản 3 và các điểm a, b, c khoản 5 Điều 235 như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải từ 10 lần trở lên;

    c) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia từ 02 lần đến dưới 04 lần;

    đ) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải 10 lần trở lên;

    g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    b) Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày trở lên nước thải có  thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;

    c) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia  04 lần trở lên;

    d) Xả ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải trở lên có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;

    đ) Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3)/giờ trở lên bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải từ 10 lần trở lên;

    g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;

    3. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    c) Xả thải ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có  thông số môi trường nguy hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải 10 lần trở lên;

    d) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần;

    đ) Xả thải ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 15;

    e) Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải 10 lần trở lên;

    g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 100.000 kilôgam đến dưới 200.000 kilôgam;

    h) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;

    i) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần;

    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    a) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

    b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

    c) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;”

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/10/2016) hoailamsvl (27/10/2016)
  • #437701   05/10/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    31. Sửa đổi, bổ sung các điểm đ, e khoản 1; điểm b khoản 2 Điều 242 như sau:

    "1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    e) Vi phạm các quy định khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên;"

    32. Bổ sung điểm e vào khoản 1; sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1; các điểm d, i khoản 2; các điểm a, e khoản 3 và điểm b khoản 5 Điều 243 như sau:

    "1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    e) Thực vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng; thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    g) Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản, thực vật dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    d) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2);

    i) Thực vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IA trị giá từ trên 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên;

    e) Thực vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên.

    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, c, d, đ, e, g, h hoặc i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; "

    33. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d, đ khoản 1, các điểm e, g, h khoản 2, các điểm a, b, c khoản 3 và điểm b khoản 5 Điều 244 như sau:

    “1. Người nào vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể động vật thuộc các lớp khác;

    d) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, của từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc của từ 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác thuộc loài động vật quy định tại điểm c khoản này;

    đ) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc  tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của các cá thể động vật có số lượng dưới mức tối thiểu của các điểm b, c và d khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    e) Số lượng cá thể hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, của từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, lớp bò sát hoặc của từ 10 đến 15 cá thể động vật lớp khác thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

    g) Số lượng cá thể động vật nguy cấp, quý hiếm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 đến 11 cá thể thuộc lớp thú, của từ 11 đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc của từ 16 đến 20 cá thể động vật thuộc các lớp khác;

    h) Từ 01 đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống; từ 03 đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống; ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Số lượng cá thể hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, của 11 cá thể lớp chim, lớp bò sát trở lên hoặc của 16 cá thể lớp khác trở lên thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

    b) Số lượng cá thể động vật nguy cấp, quý hiếm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật trở lên thuộc các lớp khác;

    c) Từ 03 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống trở lên; 06 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống trở lên; ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên.

    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, c, d, đ, e, g, h hoặc i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;"

    34. Sửa đổi, bổ sung các điểm e, k khoản 2; các điểm c, e khoản 3; các điểm b, đ khoản 4; bổ sung khoản 6 Điều 248 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    e) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

    k) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    c) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

    e) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    b) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 100 gam trở lên;

    đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.

    6. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì các chất ma túy phải xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích."

    35. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d, i khoản 1, các điểm g, h, o khoản 2; các điểm b, c, h khoản 3; các điểm b, c, h khoản 4 và bổ sung khoản 6 Điều 249 như sau:

    “1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    c) Hêrôin, coocain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

    d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca có khối lượng từ  01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

    i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    g) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

    h) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat,, lá cây côca  có khối lượng từ  10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

    o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

    c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

    c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca có khối lượng  75 kilôgam trở lên;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    6. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì các chất ma túy phải xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích."

    36. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d, i khoản 1, các điểm h, i, o khoản 2; các điểm b, c, h khoản 3; các điểm b, c, h khoản 4 và bổ sung khoản 6 Điều 250 như sau:

    “ 1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07  năm:

    c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

    d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca có khối lượng từ  01 kilôgam đến dưới10 kilôgam;

    i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

    i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

    o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

    c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

    c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat,  lá cây côca có khối lượng  75 kilôgam trở lên;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    6. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì các chất ma túy phải xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích."

    37. Sửa đổi, bổ sung các điểm h, i, o khoản 2; các điểm b, c, h khoản 3; các điểm b, c, h khoản 4 và bổ sung khoản 6 Điều 251 như sau:

    “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

    i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

    o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

    c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù  chung thân hoặc tử hình:

    b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

    c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca có khối lượng  75 kilôgam trở lên;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    6. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì các chất ma túy phải xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích."

    38. Sửa đổi, bổ sung điểm c, d, i khoản 1; các điểm g, h, n khoản 2, các điểm b, c, h khoản 3; các điểm b, c, h khoản 4 và bổ sung khoản 6 Điều 252 như sau:

    “1. Người nào chiếm đoạt chất ma túy dưới bất cứ hình thức nào thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

    d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca có khối lượng từ  01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

    i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    g) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

    h) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

    n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 đến 15 năm:

    b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

    c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

    c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca có khối lượng  75 kilôgam trở lên;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    6. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì các chất ma túy phải xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích."

    39. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2; điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 255 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    b) Gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 120%;

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 121% trở lên;"

    40. Sửa đổi, bổ sung điểm h khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 257 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ  07 năm đến 15 năm:

    h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;"

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/10/2016) hoailamsvl (27/10/2016)
  • #437703   05/10/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    41. Sửa đổi, bổ sung điểm h khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 258 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể  61% trở lên hoặc gây chết người;"

    42. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 260 như sau:

    “1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Làm chết 02 người;

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm."

    43. Sửa đổi, bổ sung Điều 261 như sau:

    Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ

    1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Tại các đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;

    b) Làm chết 02 người;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Người đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm."

    44. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 262 như sau:

    "1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    45. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 263 như sau:

    "1. Người có thẩm quyền mà biết rõ người không có giấy phép lái xe, không đủ sức khỏe, độ tuổi để điều khiển phương tiện, người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà vẫn điều động người đó điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    46. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 264 như sau:

    "1. Người nào mà giao cho người không có giấy phép lái xe hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    47. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 265 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Tổ chức đua xe trái phép cho từ 10 xe tham gia trở lên hoặc cùng một lúc tổ chức 02 cuộc đua xe trở lên;

    b) Tổ chức cá cược;

    c) Tổ chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;

    d) Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cư;

    đ) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;

    e) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

    d) Tái phạm nguy hiểm. 

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    5. Phạm tội trong trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm."

    48. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 266  như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    d) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    đ) Tham gia cá cược;

    e) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;

    g) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;

    h) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;

    i) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    49. Sửa đổi, bổ sung Điều 267 như sau:

    Điều 267. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt

    1. Người nào chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao;

    b) Trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường sắt;

    đ) Làm chết 02 người;

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

    5. Người chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ  06 tháng đến 02 năm.”

    50. Sửa đổi, bổ sung Điều 268 như sau:

    Điều 268. Tội cản trở giao thông đường sắt

    1. Người nào đặt chướng ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; tự ý khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường ngang, xây cống hoặc các công trình khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy trên đường sắt hoặc phá hoại phương tiện giao thông vận tải đường sắt hoặc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt cản trở giao thông đường sắt, gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Người đặt chướng ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; tự ý khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường ngang, xây cống hoặc các công trình khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy trên đường sắt hoặc phá hoại phương tiện giao thông vận tải đường sắt hoặc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt cản trở giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến  01 năm.”

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/10/2016)
  • #437704   05/10/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    51. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 269 như sau:

    "1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường sắt mà cho phép đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị không có giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm hoặc có nhưng biết là các phương tiện, thiết bị đó không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

     b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    52. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 270 như sau:

    1. Người nào điều động người không có giấy phép lái tàu, hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    53. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 271 như sau:

    "1. Người nào giao cho người không có giấy phép lái tàu hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    54. Sửa đổi, bổ sung Điều 272 như sau:

    Điều 272. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ, gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Không có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ;

    đ) Làm chết 02 người;

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ  03 tháng đến 01 năm.

    5. Người điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ  06 tháng đến 02 năm.”

    55. Sửa đổi, bổ sung Điều 273 như sau:

    Điều 273. Tội cản trở giao thông đường thuỷ

    1. Người nào khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thuỷ; tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thuỷ mà không đặt và duy trì báo hiệu; di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thuỷ; lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thuỷ hoặc hành vi khác cản trở giao thông đường thủy gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Người khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thuỷ; tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thuỷ mà không đặt và duy trì báo hiệu; di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thuỷ; lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thuỷ hoặc hành vi khác cản trở giao thông đường thủy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ  06 tháng đến 02 năm.

    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.”

    56. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 274  như sau:

    "1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường thuỷ mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thuỷ rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    57. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 275 như sau:

    "1. Người nào điều động người không có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật giao thông đường thuỷ gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    58. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 276  như sau:

    "1. Người nào giao cho người không có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    59. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 277 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    60. Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1; các khoản 2, 3 và 5 Điều 278 như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, cản trở giao thông đường không làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 02 người;

     b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

    d) Là người có trách nhiệm trực tiếp bảo đảm an toàn giao thông đường không hoặc trực tiếp quản lý các thiết bị an toàn giao thông đường không.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/10/2016)
  • #437706   05/10/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    61. Sửa đổi, bổ sung Điều 279 như sau:

    "Điều 279. Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn

    1. Người nào có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường không mà cho đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.

    6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

    62. Sửa đổi, bổ sung Điều 280 như sau:

    "Điều 280. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không

    1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép người lái tàu bay hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường không, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

    63. Sửa đổi, bổ  sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 281 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    64. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 282 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;

    c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    e)Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Làm chết 02 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

    65. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 283 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên".

    66. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 284 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    67. Bỏ Điều 292. Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

    68. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 295 như sau:

    “1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

    d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Người vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

    69. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 296 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 02 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên."

     70. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 297 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức

    b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

    c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    a) Làm chết 02 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên."

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/10/2016)
  • #437709   05/10/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    71. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 298 như sau:

    1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 hoặc Điều 281 của Bộ luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Là người có chức vụ, quyền hạn;

    b) Làm chết 02 người;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 20 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Người vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224  hoặc Điều 281 của Bộ luật này, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm."

    72. Sửa đổi, bổ sung các khoản 3 và 4 Điều 301 như sau:

    "3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 02 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

    c)  Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên."

    73. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 302 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

    đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

    d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    74. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 304 như sau:

    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Vật phạm pháp có số lượng: từ 03 đến 10 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 01 đến 05 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 05 đến 15 quả mìn, lựu đạn; từ 03 đến 10 quả đạn cối, đạn pháo; từ 300 đến 1.000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 200 đến 600 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly;

    c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

    d) Vật phạm pháp có số lượng: từ 11 đến 30 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 6 đến 20 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 16 đến 45 quả mìn, lựu đạn; từ 11 đến 30 quả đạn cối, đạn pháo; từ 1.001 đến 3.000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 601 đến 2.000 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Vật phạm pháp có số lượng: từ 31 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên trở lên; từ 21 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41 trở lên; từ 46 quả mìn, lựu đạn trở lên; từ 31 quả đạn cối, đạn pháo trở lên; từ 3.001 viên đạn trở lên (đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống); từ 2.001 viên đạn súng máy cao xạ trở lên (đạn cỡ 12,7 ly đến 25 ly);

    b) Làm chết 03 người trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    75. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 305 như sau:

    “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xuỳ, ống nổ, mồi nổ hoặc kíp nổ; từ 3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây dẫn nổ;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Thuốc nổ các loại từ trên 30 kilôgam đến 100 kilôgam; từ 3.001 đến 10.000 nụ xuỳ, ống nổ, mồi nổ hoặc kíp nổ; từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây dẫn nổ;

    b) Làm chết 02 người;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Thuốc nổ các loại trên 100 kilôgam trở lên; 10.001 nụ xuỳ, ống nổ, mồi nổ hoặc kíp nổ trở lên; 30.000 mét dây dẫn nổ trở lên;

    b) Làm chết 03 người trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    76. Sửa đổi, bổ sung tên điều luật, khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 306 như sau:

    "Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ

     1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt từ 05 đơn vị đến 10 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    b) Có 11 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ trở lên;

    77. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 5 Điều 307 như sau:

    “1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."

    78. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 308 như sau:

    "1. Người nào được giao vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    79. Sửa đổi, bổ sung Điều 309 như sau:

    "Điều 309. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân

    1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm."

    80. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 310 như sau:

    "1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm."

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/10/2016)
  • #437710   05/10/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    81. Bổ sung điểm c khoản 2; sửa đổi, bổ sung các khoản 3, 4 và 5 Điều 311 như sau:

    “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    c) Hóa chất độc thuộc Bảng 3 Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;

    d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Hóa chất độc thuộc Bảng 2 Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;

    b) Làm chết 02 người;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Hóa chất độc thuộc Bảng 1 Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;

    b) Làm chết 03 người trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    82. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 312 như sau:

    "1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy, chất độc thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 02 người;

     b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    83. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 313 như sau:

    "1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.    

    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm."

    84. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 315 như sau:

    "1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thuộc một trong các trường hợp dưới đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."

    85. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 316 như sau:

    "1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    c) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên."

    86. Sửa đổi, bổ sung Điều 317 như sau:

    "Ðiều 317.Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Sử dụng chất cấm hoặc hóa chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản thực phẩm  hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;

    b) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối;

    c) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này mà còn vi phạm;

    d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng chất,  hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong trong trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác,  sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm đến 07 năm:

    a) Phạm tội có tổ chức;        

    b) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

    d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    đ)  Phạm tội 02 lần trở lên;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    c) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên.

    5. Người phạm tội còn có thể bị bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

    87. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1; khoản 2 Điều 322 như sau:

    "1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

    c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

    d) Tái phạm nguy hiểm."

    88. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 326 như sau:

    “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    c) Sách in, báo in có số lượng từ  101 đơn vị đến 200 đơn vị;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    b) Sách in, báo in có số lượng  từ 201 đơn vị trở lên;”

    89. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và tiêu đề khoản 2 và khoản 3 Điều 337 như sau:

    “1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:    

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:”

    90. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 343 như sau:

    "1. Người nào chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/10/2016)
  • #437711   05/10/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    91. Sửa đổi, bổ sung Điều 344 như sau:

    "Điều 344. Tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản

    1. Người nào vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản thuộc  một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) In xuất bản phẩm với số lượng từ 2.000 bản trở lên mà không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh hoặc không có bản thảo đã được ký duyệt theo quy định của pháp luật;

    b) Nhập khẩu xuất bản phẩm với số lượng từ 500 bản trở lên mà không có xác nhận đăng ký nhập khẩu để kinh doanh hoặc không có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật ;

    c) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy với số lượng 500 bản trở lên;

    d) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung vi phạm điều cấm của Luật xuất bản với số lượng từ 500 bản đến dưới 1.000 bản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung vi phạm điều cấm của Luật xuất bản với số lượng 1.000 bản trở lên.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

    92. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 363 như sau:

    "1. Người nào là cán bộ, công chức, viên chức mà cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;

    b) Gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng."

    93. Sửa đổi, bổ sung tên điều, khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 378 như sau:

    Điều 378. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Tha trái pháp luật người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;”

    94. Sửa đổi, bổ sung tên điều luật và khoản 1 Điều 386 như sau:

    "Điều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi bị bắt, bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, đang bị áp giải, đang bị xét xử

    1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn hoặc trốn khi bị bắt, bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, khi đang bị áp giải, xét xử, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm."

    95. Sửa đổi, bổ sung tên điều và khoản 1 Điều 387 như sau:

    Điều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù

    1. Người nào đánh tháo người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

    96. Sửa đổi, bổ sung các điểm c và d khoản 1 Điều 388  như sau:

    "1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 119, 170, 178, 249, 250 và 252 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    c) Chiếm đoạt tiền, đồ vật, tài sản của người khác;

    d) Đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt chất ma túy trong cơ sở giam giữ;

    đ) Đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân trong cơ sở giam giữ."

    97. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 390 như sau:

    "1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 14 đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm."

    98. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1; các điểm e, g khoản 2 Điều 410 như sau:

    “1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

    c) Làm thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    e) Làm thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng trở lên.

    g) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.”

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/10/2016)
  • #437712   05/10/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Điều 2. Sửa đổi về kỹ thuật tại một số điều khoản của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 như sau:

    1.  Bổ sung một số từ, cụm từ, dấu chấm, phẩy vào các điều khoản sau đây của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13:

    a)  Bổ sung cụm từ "nếu hành vi gây thiệt hại của người thi hành mệnh lệnh cấu thành một tội phạm quy định tại Bộ luật này" vào sau cụm từ "Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự" tại Điều 26;

    b) Bổ sung cụm từ "quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này" vào cuối điểm a khoản 1 Điều 93;

    c) Bổ sung sụm từ "hoặc bỏ trốn để" vào sau cụm từ "dùng thủ đoạn gian dối" tại điểm a khoản 1 Điều 175;

    d) Bổ sung cụm từ “Điều 219 và” vào sau cụm từ "nếu không thuộc trường hợp quy định tại" tại khoản 1 Điều 177;

    đ) Bổ sung từ "cấm" vào trước cụm từ "hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định" tại điểm e khoản 6 Điều 188, điểm đ khoản 5 Điều 189, điểm e khoản 6 Điều 195 và điểm c khoản 4 Điều 210;

    e) Bổ sung từ “vào” vào sau từ “lâm” tại Điều 186;

    g) Bổ sung cụm từ “hoặc gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng” vào sau cụm từ “thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng” tại tiêu đề khoản 1 Điều 203;

    h) Bổ sung cụm từ “hoặc bộ phận, sản phẩm của các động vật đó” vào sau cụm từ “thực vật hoang dã nguy cấp” tại điểm e khoản 2 Điều 234;

    i) Bổ sung từ "mua bán" vào trước cụm từ "qua biên giới" tại điểm e khoản 2 Điều 254;

    k) Bổ sung từ “dưới” vào trước cụm từ "3.000 kilôgam" tại điểm a khoản 1 Điều 239, trước cụm từ “500.000.000 đồng” tại khoản 1 Điều 241, trước cụm từ “1.000.000.000 đồng” tại điểm e khoản 2 Điều 370;

    l) Bổ sung cụm từ “thuộc một” vào sau từ "Phạm tội” tại khoản 2 Điều 338, các khoản 2, 3 Điều 350;

    m) Bổ sung từ “trở lên” vào sau cụm từ “gấp 5 lần” tại khoản 1 Điều 201 và vào sau cụm từ "đủ 18 tuổi" tại khoản 1 Điều 325;

    n) Bổ sung từ  “nguy hiểm” vào sau từ “Tái phạm” tại khoản 2 Điều 346;

    o) Bổ sung từ "đồng" vào sau cụm từ "từ 1.000.000.000" tại điểm e khoản 2 Điều 353, điểm d khoản 2 Điều 354, điểm đ khoản 2 Điều 355 và điểm d khoản 2 Điều 358;

    p) Bổ sung cụm từ “khoản 1" vào sau cụm từ  "Điều 150” tại điểm b khoản 1 Điều 389; cụm từ “các khoản 1, 2, 3, 4" vào sau cụm từ "Điều 193", cụm từ "các khoản 1, 2, 3, 4" vào sau cụm từ Điều 194, cụm từ "và 4" vào sau cụm từ "Điều 206, các khoản 2 và 3” tại điểm đ khoản 1 Điều 389; cụm từ "và 5" vào sau cụm từ "Điều 311, các khoản 2, 3 và 4" tại điểm g khoản 1 Điều 389; cụm từ "và 4" vào sau cụm từ "Điều 357, các khoản 2 và 3" tại điểm i khoản 1 Điều 389;

    2. Thay thế một số từ, cụm từ tại các điều khoản sau đây của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13:

    a) Thay cụm từ "Điều 398" bằng cụm từ "Điều 390" tại khoản 1 Điều 19;

    b) Thay cụm từ “cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoăc quỹ đầu tư” bằng cụm từ “cấm vay vốn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc các quỹ đầu tư” tại điểm a khoản 2 Điều 81;

    c) Thay từ "phạm tội này" bằng cụm từ "phạm tội quy định tại các khoản 2, 3 hoặc 4 Điều này" tại khoản 5 Điều 169;

    d) Thay cụm từ “hành vi chiếm đoạt tài sản” bằng cụm từ “hành vi  hủy hoại hoặc hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản” tại điểm a khoản 1 Điều 178;

    đ) Thay cụm từ "các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này" bằng cụm từ "các điều 232, 234, 244, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này" tại điểm a khoản 1 Điều 188; cụm từ  "quy định tại khoản 2 Điều này" bằng cụm từ " quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ, h hoặc i khoản 2 Điều này" tại điểm b khoản 6 Điều 188;

    e) Thay cụm từ "các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này" bằng cụm từ "các điều 232, 234, 244, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này" tại điểm a khoản 1 Điều 189; cụm từ "quy định tại khoản 2 Điều này" bằng cụm từ" quy định tại một trong các điểm a, b, c, e hoặc g khoản 2 Điều này" tại điểm b khoản 5 Điều 189;

    g) Thay từ "và" bằng từ "hoặc" trong cụm từ "vào nội địa và ngược lại" tại điểm e khoản 2 Điều 195; cụm từ "quy định tại khoản 2 Điều này" bằng cụm từ "quy định tại một trong các điểm a, b, c, e, g, h, i hoặc k khoản 2 Điều này" tại điểm b khoản 6 Điều 195;

    h) Thay cụm từ "quy định tại khoản 2 Điều này" bằng cụm từ " quy định tại một trong các điểm a, b, d hoặc đ khoản 2 Điều này" tại điểm b khoản 5 Điều 200;

    i) Thay cụm từ "quy định tại khoản 2 Điều này" bằng cụm từ "quy định tại một trong các điểm a, b, d, đ, e hoặc g khoản 2 Điều này" tại điểm b khoản 4 Điều 203;

    k) Thay cụm từ "trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài" bằng cụm từ "về hoạt động ngân hàng" tại tên điều luật và khoản 1 Điều 206;

    l) Thay cụm từ "Phạm tội thuộc trường hợp" bằng cụm từ "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp" tại điểm b khoản 4 Điều 210, điểm b khoản 4 Điều 211, điểm b khoản 4 Điều 225, điểm b khoản 4 Điều 226, điểm b khoản 5 Điều 238, điểm b khoản 5 Điều 239, điểm b khoản 4 Điều 246;

    m) Thay cụm từ "các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này, với số tiền chiếm đoạt từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng" bằng cụm từ "điểm a, b hoặc đ khoản 2 Điều này, chiếm đoạt số tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng” tại điểm b khoản 5 Điều 213;

    n) Thay cụm từ "gây thiệt hại về tại sản" bằng cụm từ "gây thất thoát, lãng phí" tại điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều 219;

    o) Thay cụm từ "tạm đình chỉ hoạt động" bằng cụm từ "đình chỉ hoạt động có thời hạn" tại điểm b khoản 5 Điều 239;

    p) Thay cụm từ "phân khu bảo tồn nghiêm ngặt" bằng cụm từ "phân khu bảo vệ nghiêm ngặt" tại điểm b khoản 2 Điều 245;

    q) Thay cụm từ "Vận chuyển với" bằng cụm từ "Vật phạm pháp có" tại điểm đ khoản 2 Điều 254;

    r)  Thay cụm từ "nhiều người" bằng cụm từ "02 người trở lên" tại điểm b khoản 2 Điều 325;

    s) Thay cụm từ "05 giấy tờ giả” bằng cụm từ "06 giấy tờ giả" tại điểm a khoản 3  Điều 359;

    t) Thay cụm từ “05 người trở lên” bằng cụm từ “06 người trở lên” tại điểm a khoản 3 Điều 369;

    u) Thay cụm từ  "giam, giữ" bằng cụm từ "bắt, giữ, giam" tại tên điều luật Điều 377;

    v) Thay cụm từ “Điều 135” bằng cụm từ “Điều 134” tại khoản 1 Điều 398.

    3. Bỏ một số từ, cụm từ, thay thế dấu chấm, phẩy tại các điều khoản sau đây của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13:

    a) Thay dấu phẩy (,) bằng từ “hoặc” vào trước cụm từ "giá ghi trong hóa đơn" tại các điểm a, b, c khoản 1; các điểm g, h khoản 2 và các điểm a, b khoản 3 Điều 195; trước  cụm từ "xúi giục người dưới 18 tuổi" và trước cụm từ “sống sa đọa” tại điểm a khoản 1 Điều 325;

    b) Bỏ cụm từ "giá thành sản xuất" tại điểm b khoản 3 Điều 195;

    c) Bỏ cụm từ "Điều 299 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự)" tại điểm g khoản 1 Điều 389.

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    tamcaominh (05/10/2016) nguyenanh1292 (05/10/2016)
  • #437713   05/10/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Các bạn có thể tải Toàn văn Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi 2016 (bản trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 2, khóa XI) tại file đính kèm.

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/10/2016)
  • #437715   05/10/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Dân Luật sẽ cập nhật Bộ luật hình sự sửa đổi 2016 sớm nhất có thể cho các bạn. Các bạn đón chờ nhé! 

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/10/2016)
  • #437810   06/10/2016

    Xin hỏi các Luật sư: Theo như dự thảo sửa đổi BLHS 2015 có quy định về

    “2. Người chuẩn bị phạm  một trong các tội sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự:

    b) .................; "Điều 134, các khoản 3 và 4 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác)"

    Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tội phạm có cấu thành vật chất, thương tích phải từ 11% sức khỏe trở lên mới phải chịu trách nhiệm HS hoặc dưới 11% nhưng phải thuộc 1 trong các trường hợp dùng hung khí nguy hiểm .......;

    Theo như dự thảo trên thì trường hợp nào được xác định là chuẩn bị phạm tội theo K3, K4 Đ134 phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu muốn xử lý theo khoản 3 hoạc khoản 4 thì phải cấu thành theo khoản 1 Điều 134 thì mới xử lý đc k3, k4

     
    Báo quản trị |  
  • #437910   07/10/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Chào các bạn, Dân Luật cập nhật thêm các Tài liệu liên quan đến Bộ luật hình sự sửa đổi 2016 trước thềm được thông qua:

    - Báo cáo về tiếp thu, giải trình ý kiến bộ, ngành về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015

    - Tổng hợp ý kiến bộ, ngành, tổ chức cá nhân về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 

     

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
  • #439342   21/10/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1722 lần


    Dự đoán khi nào thông qua Bộ luật hình sự sửa đổi?

    Với tình hình như bài báo này nêu thì chắc có lẽ Bộ luật hình sự sửa đổi cần thêm thời gian để thống nhất ý kiến và thông qua :(:

    Sửa đổi tối đa sai sót trong Bộ luật Hình sự 2015

    Đây là những nội dung cấp thiết được Quốc hội khóa XIV thảo luận tại ngày làm việc thứ 2 kỳ họp thứ hai (ngày 21/10), nhằm bảo đảm áp dụng pháp thống nhất Bộ luật Hình sự năm 2015 trong thực tiễn cuộc sống.

    Tờ trình do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày cho biết Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (BLHS) được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016.

    Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 109/2015/QH13 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật này, các cơ quan hữu quan đã phát hiện và phản ánh về một số sai sót kỹ thuật, một số quy định chưa hợp lý hoặc khó áp dụng.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao và cơ quan hữu quan khác tiến hành rà soát tổng thể các quy định của BLHS để phát hiện những sai sót và đề xuất phương án khắc phục nhằm bảo đảm áp dụng thống nhất trong thực tiễn. Kết quả rà soát đã được báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền.

    Chính phủ cho rằng cần sửa đổi, bổ sung ở mức tối đa những quy định của BLHS năm 2015 có lỗi kỹ thuật đã được phát hiện và những nội dung chưa hợp lý hoặc có thể khó áp dụng trên thực tế, liên quan đến một số chính sách cụ thể, được thể hiện trong một số điều luật của BLHS năm 2015 nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, logic trong các quy định của BLHS, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật cũng như bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Việc sửa đổi không làm thay đổi những chính sách lớn của BLHS đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và không đặt ra vấn đề mới dẫn đến việc phải sửa đổi, bổ sung các luật khác đang được lùi hiệu lực thi hành cùng BLHS năm 2015. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 cần phải tiếp tục góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.

    Theo đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 lần này liên quan đến 141 điều, gồm 18 điều thuộc phần những quy định chung và 123 điều thuộc phần các tội phạm, trong đó có 38 điều sửa đổi về kỹ thuật, 102 điều sửa đổi về nội dung quy định trong điều luật và bãi bỏ 1 điều.

    Theo Tờ trình của Chính phủ, để khắc phục một cách toàn diện, triệt để những bất cập, mâu thuẫn trong quy định của BLHS về các mức định lượng cụ thể thì phải rà soát, sửa đổi một khối lượng khá lớn các điều khoản có liên quan của BLHS năm 2015 (riêng về tỉ lệ tổn thương cơ thể sẽ liên quan đến khoảng 80 điều của Bộ luật) và có những vấn đề rất khó thống nhất về tiêu chí chung để quy định nhằm bảo đảm tính thống nhất.

    Do vậy, tinh thần chung là tiếp tục duy trì số lượng các điều khoản đã được cụ thể hóa trong BLHS năm 2015; đồng thời vẫn phải chấp nhận khả năng BLHS có những quy định mang tính định tính, ví dụ như: Các tình tiết về hậu quả (nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) hoặc tình tiết về số lượng (lớn, rất lớn, đặc biệt lớn)... trong một số trường hợp để quy định đối với một số tội danh cụ thể và Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định này và phát triển án lệ.

    Cụ thể, đối với các tội phạm liên quan đến vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ (Điều 304 và Điều 305) thì việc định lượng cụ thể, chi tiết đến từng loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc vật liệu nổ là hết sức khó khăn và không thể liệt kê đầy đủ được vì các loại vũ khí, phương tiện, vật liệu nổ này rất đa dạng, trong đó có những loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thuộc loại bí mật nhà nước. Do vậy, dự thảo Luật đã không quy định định lượng cụ thể các nội dung trên tại các Điều 304 và 305, đồng thời Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

    Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Chủ nhiệm Lê Thị Nga trình bày cho biết tuy thời gian ngắn nhưng hồ sơ dự án Luật đã được Chính phủ chuẩn bị khẩn trương, nghiêm túc, có báo cáo đánh giá tác động, bản thuyết minh chi tiết, tổng hợp ý kiến các bộ, ngành có liên quan… Về cơ bản, hồ sơ dự án Luật đáp ứng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đủ điều kiện trình Quốc hội.

    Trên cơ sở đó, Uỷ ban Tư pháp cơ bản tán thành với quan điểm của Chính phủ là sửa đổi, bổ sung tối đa các sai sót đã được phát hiện; không làm thay đổi các chính sách lớn của BLHS đã được Quốc hội thông qua; bảo đảm góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đồng thời, trong một chừng mực nhất định, đề nghị Quốc hội cho phép có một vài quy định chưa thể cụ thể hóa hết được mà vẫn phải có văn bản quy định chi tiết của Chính phủ hoặc nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và án lệ của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao; việc sửa đổi phải trên cơ sở rà soát, phát hiện hết các sai sót trong BLHS năm 2015.

    Tuy nhiên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng khuyến cáo, cần rút kinh nghiệm sâu sắc từ nguyên nhân chính dẫn đến sai sót của BKHS năm 2015 là do sức ép quá lớn về thời gian, việc tổ chức xin ý kiến nhân dân, chỉnh lý, tiếp thu dự án BLHS năm 2015 chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn với 6 tháng mà thôi. Do vậy, nếu lần sửa đổi này tiếp tục thực hiện trong điều kiện gấp gáp về thời gian thì rất khó bảo đảm chất lượng.

    Quá trình rà soát những sai sót của BLHS năm 2015, nhiều bộ ngành đã có ý kiến bằng văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều luật cho phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho thấy, còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục rà soát, nghiên cứu để có phương án sửa đổi phù hợp. Do vậy, để bảo đảm thận trọng, tránh việc sau khi sửa đổi vẫn còn phát hiện những sai sót ảnh hưởng đến tính thống nhất của Bộ luật và bảo đảm chất lượng của dự thảo luật thì phải đủ thời gian vật chất cần thiết.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (24/10/2016)
  • #439362   21/10/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Chào mọi người, sau phiên họp thảo luận nội dung sửa đổi Bộ luật hình sự sáng nay (21/10/2016) thì đây là bản dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi lần thứ 3 (mới nhất):

    (Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV)

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.

     

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13:

    1. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

        "Điều 9. Phân loại tội phạm
        1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
        a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
        b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
        c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15  năm tù;
        d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
        2. Việc phân loại tội phạm áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định tương ứng tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245 và 246 của Bộ luật này."

    2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:

        "2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
        a) Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
            b) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
        c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
        d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
        đ) Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
        e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự)." 

    3. Sửa đổi, bổ sung các điểm b, c, d, đ khoản 2 và khoản 3 Điều 14 như sau:

        “2. Người chuẩn bị phạm  một trong các tội sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự:
    b) Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 3 và 4 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác);
    c) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản);
    d) Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả);
    đ) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 300 (tội tài trợ khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện  quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 324 (tội rửa tiền).
    3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội giết người và tội cướp tài sản  thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”

    4. Bổ sung khoản 5 Điều 17 như sau:

    "5. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này cũng được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội."

    5. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:

    "Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
        Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi gây thiệt hại của người thi hành mệnh lệnh cấu thành một tội phạm quy định tại Bộ luật này.
            Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này."

    6. Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 4 Điều 27 như sau:

    "1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.
    3. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Trường hợp người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
    4.  Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, pháp nhân thương mại phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Trường hợp  pháp nhân thương mại phạm tội cố tình trốn tránh hoặc cản trở việc truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu được tính lại kể từ khi chấm dứt việc trốn tránh hoặc cản trở đó."

    7. Bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 29 như sau:

    "4. Pháp nhân thương mại phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
          5. Pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
    a) Pháp nhân thương mại phạm tội lần đầu và trước khi bị phát giác đã chủ động ngăn chặn không để hậu quả của tội phạm xảy ra;
    b) Pháp nhân thương mại phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả của tội phạm, tích cực hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện, điều tra tội phạm và có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước thừa nhận."

    8. Bổ sung khoản 3 Điều 53 như sau:

        "3. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định như sau:
        a) Tái phạm là trường hợp pháp nhân thương mại đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội;
        b) Tái phạm nguy hiểm là trường hợp pháp nhân thương mại đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội."

    9. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 54 như sau:

        "3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án."

    10. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 như sau:

    "Điều 71. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
    1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
    Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án.
    2. Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
    a) 03 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 05 năm;
    b) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
    c) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
    Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì thời hạn được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
    3. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm mới được xin xóa án tích."

    11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 86 như sau:

        “1. Đối với hình phạt chính:
        a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền hoặc cùng là đình chỉ hoạt động có thời hạn cùng lĩnh vực thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn;
        b) Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn cùng lĩnh vực thì hình phạt chung là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với lĩnh vực đó;
        c) Nếu hình phạt đã tuyên cùng là đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc cùng là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với các lĩnh vực khác nhau thì không tổng hợp;
    d) Hình phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác.”

    12. Sửa đổi, bổ sung Điều 89 như sau:

        "Điều 89. Xóa án tích
        Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
        1. 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính là hình phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.
        2. 05 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án đối với trường hợp pháp nhân bị phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn một hoặc một số lĩnh vực."

    13. Sửa đổi, bổ  sung Điều 92 như sau:

    “Điều 92. Điều kiện áp dụng
    Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này; trường hợp áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng thì còn phải có sự đồng ý của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc áp dụng biện pháp này và có đơn đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.”

    14. Sửa đổi, bổ sung  khoản 1 và bổ sung khoản 4 Điều 94 như sau:

    "1. Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây:
    a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;
    b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.
    2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng.
    4. Cơ quan đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và các điểm b, c khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này từ 03 tháng đến 01 năm."

    15. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 107 như sau:

    "2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
    a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
    b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
    c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
    d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm."

    16. Sửa đổi, bổ sung Điều 112 như sau:

    “Điều 112. Tội bạo loạn
    Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
    1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
    2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
    3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

    17. Sửa đổi, bổ sung Điều 134 như sau:

    "Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
        1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
    b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
    c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
    d) Phạm tội 02 lần trở lên;
    đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
    e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
    g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
    h) Có tổ chức;
    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
    l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
    m) Có tính chất côn đồ;
    n) Tái phạm nguy hiểm;
     o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
     2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
        3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
        4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
        a) Làm chết 02 người trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.
    c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
    5. Người chuẩn bị phạm tội này thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
    a) Chuẩn bị hung khí nguy hiểm, a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho 02 người trở lên;
    b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
    c) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
    d) Có tổ chức;
    đ) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
    e) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân."

    18. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 3 Điều 135 như sau:

        "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
        a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
        a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
    b) Dẫn đến chết người."

    19. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 158 như sau:

        "d) Cố tình xâm nhập trái phép chỗ ở của người khác mặc dù chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp đã ngăn cản hoặc cố tình không ra khỏi chỗ ở của người khác sau khi đã xâm nhập trái phép mặc dù chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp yêu cầu rời khỏi nơi đó."
    20. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 5 Điều 190 như sau:
    "1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
    a) Hàng phạm pháp là thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật;
    b) PA1: không quy định
    PA2: Hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến 3.000 bao hoặc pháo các loại từ 6 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
    c) Hàng phạm pháp khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
    d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    đ) Hàng phạm pháp khác trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    e) Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.  
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ  1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    d) Có tính chất chuyên nghiệp;
    đ) Hàng phạm pháp là thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
    e) PA1: không quy định
    PA2: Hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.001 bao đến 4.500 bao hoặc pháo các loại từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
    g) Hàng phạm pháp khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    h)  Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    i) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và hoặc ngược lại;
    k) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
    a) Hàng phạm pháp là thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trị giá 100.000.000 đồng trở lên;
    b) PA1: không quy định
    PA2: Hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu 4.501 bao trở lên hoặc pháo các loại 120 kilôgam trở lên;
    c) Hàng phạm pháp khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
    d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a d, đ, e, g hoặc i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;"

    21. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và các điểm b, c khoản 5 Điều 191 như sau:

     "1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Hàng phạm pháp là thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật;
    b) PA1: không quy định
    PA2: Hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến 3.000 bao hoặc pháo các loại từ 6 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
    c) Hàng phạm pháp khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
    d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    đ) Hàng phạm pháp khác trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    e) Vận chuyển hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ  300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    d) Có tính chất chuyên nghiệp;
    đ) Hàng phạm pháp là thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
    e) PA1: không quy định
    PA2: Hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.001 bao đến 4.500 bao hoặc pháo các loại từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
    g) Hàng phạm pháp khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    h) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    i) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại;
    k) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
    a) Hàng phạm pháp là thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trị giá 100.000.000 đồng trở lên;
    b) PA1: không quy định
    PA2: Hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu 4.501 bao trở lên hoặc pháo các loại 120 kilôgam trở lên;
    c) Hàng phạm pháp khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
    d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
    đ) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 2 Điều này mà qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.
    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, d, đ, e, g, h, i hoặc k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
    c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, d, đ,  e, g, h hoặc k khoản 2 Điều này qua biên giới  hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại hoặc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c hoặc d khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;"
    22. Sửa đổi, bổ sung khoản 1; các điểm đ, e và m khoản 2; khoản 3 và điểm b khoản 5 Điều 192 như sau:
        “1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;
        b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;
        c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
        d) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
        đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;
        e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;
        m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa  hoặc ngược lại;
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên;
        b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;
        c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
        d) Làm chết 02 người trở lên;
         đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng  tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
        e) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
        5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l, m hoặc n khoản 2 Điều này, th́ì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;”
    23. Sửa đổi, bổ sung  các điểm e, g, h, i và m khoản 2; các điểm a, b, c và g khoản 3; khoản 4 và các điểm b, e khoản 6 Điều 193 như sau:
        "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
    e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa  hoặc ngược lại;
    g) Hàng giả trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;
    h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;
    i) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới  200.000.000 đồng;
    m) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
    a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;
    b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 300.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;
    c) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
    g) Gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng trở lên;
    b) Làm chết 02 người trở lên;
    c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
    d)  Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
    6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c, e, g, h, i, k, l hoặc m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
    e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."
    24. Sửa đổi, bổ sung các điểm e, g, h khoản 2; các điểm a, b khoản 3; khoản 4 và các điểm  b, e khoản 6 Điều 194 như sau:
        "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
        e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại;
        g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;
        h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong  hóa đơn;
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
        a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;
        b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong  hóa đơn;
        4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
        a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
        b) Làm chết 02 người trở lên;
        c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
        d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
        6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
        b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c e, g, h, i, k, l hoặc m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
    e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm".
    25. Sửa đổi, bổ sung các điểm a, b, c khoản 1; các điểm e, g, h khoản 2; các điểm a, b khoản 3; các điểm b, e khoản 6 Điều 195  như sau:
    "1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
    a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;
    b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;
    c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
    e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại;
    g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;
    h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
    a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;
    b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết hoặc giá ghi trong hóa đơn;
    6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c, e, g, h, i hoặc k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
    e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."
    26. Sửa đổi, bổ sung các điểm b và d khoản 5 Điều 196 như sau:
        "5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:
        b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
    d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
    27. Sửa đổi, bổ sung khoản 1; điểm b khoản 4 Điều 203 như sau:
    "1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
    4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong điểm a, b, d, đ, e hoặc g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; "
    28. Sửa đổi, bổ sung tên điều luật và tiêu đề khoản 1 Điều 206 như sau:
    "Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng
    1. Người nào trong hoạt động ngân hàng mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: "
    29. Sửa đổi, bổ sung  điểm c khoản 1; các điểm b, c khoản 4 Điều 209 như sau:
        "1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
        c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
        4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
        b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng  đến 5.000.000.000 đồng;
    c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."
    30. Sửa đổi, bổ sung  điểm b khoản 5 Điều 213 như sau:
        "5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
    b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b hoặc d khoản 2 Điều này, chiếm đoạt số tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;"
    31. Sửa đổi, bổ sung các điểm d, đ khoản 2 và điểm c khoản 4 Điều 217 như sau:
    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
    d) Thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên;
    đ) Gây thiệt hại cho người khác 5.000.000.000 đồng trở lên.
    4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
    c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm..”
    32. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1; điểm đ khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 227 như sau:
        "1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong những trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
        c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
        đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên.
        4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
    b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;"
        33. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 232 như sau:
        "1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng với khối lượng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với  rừng sản xuất là rừng tự nhiên với khối lượng từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA;
    b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên với khối lượng từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
    c) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng với khối lượng từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng đặc dụng là rừng tự nhiên với khối lượng từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 03 mét khối (m3) đến dưới 08 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; 
    d) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật rừng ngoài gỗ thông thường trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    đ) Khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc các loại thực vật rừng ngoài gỗ Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) gỗ tại rừng sản xuất hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 1,5 mét khối (m3) gỗ tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 01 mét khối (m3) gỗ tại rừng đặc dụng;
    e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường;
    g) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
    h) Vật phạm pháp có khối lượng hoặc giá trị dưới mức thấp nhất quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ, e hoặc g của khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng với khối lượng từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 30 mét khối (m3) đến dưới 50 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên với khối lượng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
    b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng với khối lượng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
    c) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng với khối lượng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng đặc dụng là rừng tự nhiên với khối lượng từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 08 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy rừng cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; 
    d) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; thực vật rừng ngoài gỗ thông thường trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
    đ) Khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc các loại thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng hoặc từ 02 mét khối (m3) đến dưới 04 mét khối (m3) gỗ tại rừng sản xuất hoặc từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) gỗ tại rừng phòng hộ hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) gỗ tại rừng đặc dụng;
     e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 03 mét khối (m3) đến dưới 06 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; 
    g) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.200.000.000 đồng;
     h) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại;
     i) Phạm tội có tổ chức;
     k) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị tù từ 05 năm đến 10 năm:
    a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng với khối lượng 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 50 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên với khối lượng 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 30 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
     b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng với khối lượng 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên với khối lượng 30 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
    c) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng với khối lượng 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; đối với rừng đặc dụng là rừng tự nhiên với khối lượng 20 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 15 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
    d) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên; thực vật rừng ngoài gỗ thông thường trị giá 400.000.000 đồng trở lên;
    đ) Khai thác trái phép thực vật thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc các loại thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Nhóm IA trị giá 120.000.000 đồng trở lên hoặc 04 mét khối (m3) trở lên gỗ tại rừng sản xuất hoặc 03 mét khối (m3) trở lên gỗ tại rừng phòng hộ hoặc 02 mét khối (m3) trở lên gỗ tại rừng đặc dụng;
    e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép 06 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường;
    g) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái pháp luật các loài thực vật hoang dã khác trị giá 1.200.000.000 đồng trở lên.
    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
    a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
    b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
    c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
    d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."
    34. Sửa đổi, bổ sung khoản 1; các điểm c, d khoản 2; khoản 3 Điều 233 như sau:
        “1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau  thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
        a) Giao rừng, thu hồi rừng trái pháp luật từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 20.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;
        b) Cho phép chuyển  mục đích sử dụng rừng trái pháp luật từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 12.500 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 7.500 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.500 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;
        c) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 232 của Bộ luật này;
        d) Giao rừng, thu hồi rừng, cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật hoặc cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật dưới mức quy định tại các điểm a, b khoản này hoặc tại khoản 1 Điều 232 của Bộ luật này nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
        c) Giao rừng, thu hồi rừng trái pháp luật từ 25.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;
        d) Cho phép chuyển  mục đích sử dụng rừng trái pháp luật từ 12.500 mét vuông (m2) đến dưới 17.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 7.500 mét vuông (m2) đến dưới 12.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
        a) Giao rừng, thu hồi rừng trái pháp luật từ 40.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 30.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 25.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng;
        b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật từ 17.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 12.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng;
    c) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 232 của Bộ luật này."
    35. Sửa đổi, bổ sung các điểm b, c, đ, g khoản 1, các điểm b, c, đ, g khoản 2, các điểm c, d, đ, e, g, h, i khoản 3 và các điểm a, b, c khoản 5 Điều 235 như sau:
        “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải từ 10 lần trở lên;
        c) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia từ 02 lần đến dưới 04 lần;
        đ) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải 10 lần trở lên;
        g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
        b) Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
        c) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia  04 lần trở lên;
        đ) Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3)/giờ trở lên bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải từ 10 lần trở lên;
        g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
        3. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
        c) Xả thải ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải 10 lần trở lên;
        d) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần;
        đ) Xả thải ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 15;
        e) Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải 10 lần trở lên;
        g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 100.000 kilôgam đến dưới 200.000 kilôgam;
        h) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
    i) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần;
        5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
        a) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
        b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
        c) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;”
        36. Sửa đổi, bổ sung các điểm đ, e khoản 1; điểm b khoản 2 Điều 242 như sau:
        "1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
        đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
        e) Vi phạm các quy định khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên;"
    37. Bổ sung điểm e vào khoản 1; sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1; các điểm d, i khoản 2; các điểm a, e khoản 3 và điểm b khoản 5 Điều 243 như sau:
        "1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        e) Thực vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng; thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
        g) Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản, thực vật dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
        d) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2);
        i) Thực vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IA trị giá từ trên 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên;
        e) Thực vật rừng thuộc Danh mục  loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên.
        5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
        b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, c, d, đ, e, g, h hoặc i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; "
    38. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d, đ khoản 1, các điểm e, g, h khoản 2, các điểm a, b, c khoản 3 và điểm b khoản 5 Điều 244 như sau:
        “1. Người nào vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể động vật thuộc các lớp khác;
        d) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, của từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc của từ 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác thuộc loài động vật quy định tại điểm c khoản này;
        đ) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc  tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của các cá thể động vật có số lượng dưới mức tối thiểu của các điểm b, c và d khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
        e) Số lượng cá thể hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, của từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, lớp bò sát hoặc của từ 10 đến 15 cá thể động vật lớp khác thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
        g) Số lượng cá thể động vật nguy cấp, quý hiếm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 đến 11 cá thể thuộc lớp thú, của từ 11 đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc của từ 16 đến 20 cá thể động vật thuộc các lớp khác;
        h) Từ 01 đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 02 đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 đến 05 cá thể thể gấu, hổ; ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
        a) Số lượng cá thể hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của  08 cá thể lớp thú trở lên, của 11 cá thể lớp chim, lớp bò sát trở lên hoặc của 16 cá thể lớp khác trở lên thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
        b) Số lượng cá thể động vật nguy cấp, quý hiếm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật trở lên thuộc các lớp khác;
        c) Từ 03 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 03 cá thể voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu, hổ trở lên; ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên.
        5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
        b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm a, c, d, đ, e, g, h hoặc i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;"
        39. Sửa đổi, bổ sung các điểm e, k khoản 2; các điểm c, e khoản 3; các điểm b, đ khoản 4; bổ sung khoản 6 Điều 248 như sau:
        "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        e) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
        k) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
        c) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
        e) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.
        4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
        b) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 100 gam trở lên;
        đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.
    6. Khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy quy định tại Điều này được xác định trên cơ sở xác định hàm lượng của các chất ma túy thu giữ được, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
    b) Chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;
    c) Chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;
    d) Xái thuốc phiện;
    d) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.”
    40. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d, i khoản 1, các điểm g, h, o khoản 2; các điểm b, c, h khoản 3; các điểm b, c, h khoản 4 và bổ sung khoản 6 Điều 249 như sau:
        “1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        c) Hêrôin, coocain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
        d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
        i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
        g) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
        h) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat,, lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành có khối lượng từ  10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
        o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
        b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
        c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
        h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
        4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
        b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
        c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành có khối lượng  75 kilôgam trở lên;
        h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
        6. Khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy quy định tại Điều này được xác định trên cơ sở xác định hàm lượng của các chất ma túy thu giữ được, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
    b) Chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;
    c) Chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;
    d) Xái thuốc phiện;
    d) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần."
    41. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d, i khoản 1, các điểm h, i, o khoản 2; các điểm b, c, h khoản 3; các điểm b, c, h khoản 4 và bổ sung khoản 6 Điều 250 như sau:
        “ 1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07  năm:
        c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
        d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành có khối lượng từ  01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
        i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
        i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
        o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
        b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
        c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
        h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
        4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
        b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
        c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat,  lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành có khối lượng  75 kilôgam trở lên;
        h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
        6. Khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy quy định tại Điều này được xác định trên cơ sở xác định hàm lượng của các chất ma túy thu giữ được, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
    b) Chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;
    c) Chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;
    d) Xái thuốc phiện;
    d) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần."
    42. Sửa đổi, bổ sung khoản 2; các điểm b, c, h khoản 3; các điểm b, c, h khoản 4 và bổ sung khoản 6 Điều 251 như sau:
        “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    a) Có tổ chức;   
    b) Phạm tội 02 lần trở lên;
    c) Mua bán với 02 người trở lên;
    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;
    g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
        h) Mua bán qua biên giới;
    i)  Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
    k) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
    l) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
    m) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
    n) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
    o) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
    p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm  g đến điểm n khoản này;
    q) Tái phạm nguy hiểm.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
        b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
        c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
        h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
        4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù  chung thân hoặc tử hình:
            b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
        c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành có khối lượng  75 kilôgam trở lên;
        h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
    6. Khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy quy định tại Điều này được xác định trên cơ sở xác định hàm lượng của các chất ma túy thu giữ được, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
    b) Chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;
    c) Chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;
    d) Xái thuốc phiện;
    d) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần."
    43. Sửa đổi, bổ sung điểm c, d, i khoản 1; các điểm g, h, n khoản 2, các điểm b, c, h khoản 3; các điểm b, c, h khoản 4 và bổ sung khoản 6 Điều 252 như sau:
        “1. Người nào chiếm đoạt chất ma túy dưới bất cứ hình thức nào thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
        d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành có khối lượng từ  01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
        i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
        g) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
        h) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
        n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 đến 15 năm:
        b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
        c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
        h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
        4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân:
        b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
        c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây khat, lá cây côca hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành có khối lượng  75 kilôgam trở lên;
        h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
    6. Khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy quy định tại Điều này được xác định trên cơ sở xác định hàm lượng của các chất ma túy thu giữ được, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
    b) Chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;
    c) Chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;
    d) Xái thuốc phiện;
    d) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần."
    44. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2; điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 255 như sau:
        "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
        b) Gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 120%;
        4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 121% trở lên;"
    45. Sửa đổi, bổ sung điểm h khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 257 như sau:
        "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ  07 năm đến 15 năm:
        h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
    a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;"
    46. Sửa đổi, bổ sung điểm h khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 258 như sau:
        "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
        h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
    a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể  61% trở lên hoặc gây chết người;"
    47. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 260 như sau:
        “1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
        c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
    a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
    đ) Làm chết 02 người;
        e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
        g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm."
    48. Sửa đổi, bổ sung Điều 261 như sau:
        “Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ
        1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
        c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
        a) Tại các đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;
        b) Làm chết 02 người;
        c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
        d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    4. Người đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm."
    49. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 262 như sau:
    "1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ từ 03 năm đến 07 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
    a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
    50. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 263 như sau:
    "1. Người có thẩm quyền mà biết rõ người không có giấy phép lái xe, không đủ sức khỏe, độ tuổi để điều khiển phương tiện, người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà vẫn điều động người đó điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
    a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
    51. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 264 như sau:
        "1. Người nào mà giao cho người không có giấy phép lái xe hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
        c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
        a) Làm chết 02 người;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
        c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
    52. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 265 như sau:
        "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
    a) Tổ chức đua xe trái phép cho từ 10 xe tham gia trở lên hoặc cùng một lúc tổ chức 02 cuộc đua xe trở lên;
    b) Tổ chức cá cược;
    c) Tổ chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
    d) Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cư;
    đ) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
    e) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
        g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
        h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
        i) Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 02 người;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
        c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
        d) Tái phạm nguy hiểm. 
        4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
        c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
    53. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 266  như sau:
        "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    d) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
    đ) Tham gia cá cược;
    e) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
    g) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;
    h) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
    i) Tái phạm nguy hiểm.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 02 người;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
        c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
        4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
    54. Sửa đổi, bổ sung Điều 267 như sau:
        “Điều 267. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
        1. Người nào chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
    a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao;
    b) Trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường sắt;
    đ) Làm chết 02 người;
        e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
        g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
         b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
        c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến  01 năm.
        5. Người chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ  06 tháng đến 02 năm.”
    55. Sửa đổi, bổ sung Điều 268 như sau:
        “Điều 268. Tội cản trở giao thông đường sắt
        1. Người nào đặt chướng ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; tự ý khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường ngang, xây cống hoặc các công trình khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy trên đường sắt hoặc phá hoại phương tiện giao thông vận tải đường sắt hoặc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt cản trở giao thông đường sắt, gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
        c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
        d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 02 người;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
        c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
        c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    4. Người đặt chướng ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; tự ý khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường ngang, xây cống hoặc các công trình khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy trên đường sắt hoặc phá hoại phương tiện giao thông vận tải đường sắt hoặc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt cản trở giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ  06 tháng đến 02 năm.
    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.”
        56. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 269 như sau:
        "1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường sắt mà cho phép đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị không có giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm hoặc có nhưng biết là các phương tiện, thiết bị đó không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
        c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 02 người;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
        c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
        c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
        57. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 270 như sau:
    1. Người nào điều động người không có giấy phép lái tàu, hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
        c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
        58. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 271 như sau:
        "1. Người nào giao cho người không có giấy phép lái tàu hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
        c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
        a) Làm chết 02 người;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 122% đến 200%;
        c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    59. Sửa đổi, bổ sung Điều 272 như sau:
        “Điều 272. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ
        1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ, gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
        b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Không có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện theo quy định;
    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác;
    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ;
    đ) Làm chết 02 người;
    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
        4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ  03 tháng đến 01 năm.
        5. Người điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ  06 tháng đến 02 năm.”
        60. Sửa đổi, bổ sung Điều 273 như sau:
        “Điều 273. Tội cản trở giao thông đường thuỷ
        1. Người nào khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thuỷ; tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thuỷ mà không đặt và duy trì báo hiệu; di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thuỷ; lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thuỷ hoặc hành vi khác cản trở giao thông đường thủy gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    4. Người khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thuỷ; tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thuỷ mà không đặt và duy trì báo hiệu; di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thuỷ; lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thuỷ hoặc hành vi khác cản trở giao thông đường thủy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ  06 tháng đến 02 năm.
    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.”
        61. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 274  như sau:
    "1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường thuỷ mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thuỷ rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
    62. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 275 như sau:
    "1. Người nào điều động người không có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật giao thông đường thuỷ gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
    63. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 276  như sau:
    "1. Người nào giao cho người không có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
        64. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 277 như sau:
    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
    65. Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1; các khoản 2, 3 và 5 Điều 278 như sau:
        “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, cản trở giao thông đường không làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 02 người;
     b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này  từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
    d) Là người có trách nhiệm trực tiếp bảo đảm an toàn giao thông đường không hoặc trực tiếp quản lý các thiết bị an toàn giao thông đường không.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
        66. Sửa đổi, bổ sung Điều 279 như sau:
    "Điều 279. Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn
        1. Người nào có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường không mà cho đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
        67. Sửa đổi, bổ sung Điều 280 như sau:
    "Điều 280. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không
    1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép người lái tàu bay hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường không, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này  từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
        5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
        68. Sửa đổi, bổ  sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 281 như sau:
    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
     b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
        69. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 282 như sau:
    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
        a) Có tổ chức;
        b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;
        c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    e)Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
        a) Làm chết 02 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.
        70. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 283 như sau:
    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
     b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên".
        71. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 284 như sau:
    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    72. Bỏ Điều 292. Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
    73. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 295 như sau:

    “1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
    d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    4. Người vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ  06 tháng đến  03 năm.
    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ  03 tháng đến 02 năm.”
     74. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 296 như sau:
    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
        a) Phạm tội 02 lần trở lên;
     b) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 02 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên."
     75. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 297 như sau:
    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
    a) Có tổ chức
    b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
    c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    đ) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
        a) Làm chết 02 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên."
     76. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 298 như sau:
    1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 hoặc Điều 281 của Bộ luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Là người có chức vụ, quyền hạn;
        b) Làm chết 02 người;
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 20 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    4. Người vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 hoặc Điều 281 của Bộ luật này, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm."
     77. Sửa đổi, bổ sung các khoản 3 và 4 Điều 301 như sau:
    "3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 02 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
    c)  Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên."
     78. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 302 như sau:
    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
        a) Có tổ chức;
        b) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
    đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
    d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
     79. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 304 như sau:
    "2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
    c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
    d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    g) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
    a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
    d) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
    b) Làm chết 03 người trở lên;
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
    80. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 305 như sau:
    “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
    c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
    d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    g)  Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
    b) Làm chết 02 người;
     c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    d)  Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
    b) Làm chết 03 người trở lên;
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người  trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
    81. Sửa đổi, bổ sung tên điều luật, khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 306 như sau:
        "Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ
         1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt từ 05 đơn vị đến 10 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ  hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        b) Có 11 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ trở lên;"
        82. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 307 như sau:
    “1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
     b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ  03 tháng đến 02 năm."
    83. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 308 như sau:
    "1. Người nào được giao vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
    84.  Sửa đổi, bổ sung Điều 309 như sau:
    "Điều 309. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân
    1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
        a) Có tổ chức;
        b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
        c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    e) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm."
        85. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 310 như sau:
        "1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm."
    86. Bổ sung điểm c khoản 2; sửa đổi, bổ sung các khoản 3, 4 và 5 Điều 311 như sau:
    “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
        c) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Có tổ chức;
        b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
        c) Hóa chất độc thuộc Bảng 3 Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
        d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    g) Tái phạm nguy hiểm.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Hóa chất độc thuộc Bảng 2 Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
        b) Làm chết 02 người;
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
        a) Hóa chất độc thuộc Bảng 1 Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
        b) Làm chết 03 người trở lên;
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
    87. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 312 như sau:
    "1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy, chất độc thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
    88. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 313 như sau:
    "1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.   
    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm."
    89. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 315 như sau:
    "1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thuộc một trong các trường hợp dưới đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên."
    90. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 316 như sau:
    "1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
        a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    c) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
        a) Làm chết 02 người;
    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
        a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên."
    91. Sửa đổi, bổ sung Điều 317 như sau:
    "Ðiều 317. Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
    a) Sử dụng chất cấm hoặc hóa chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản thực phẩm  hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
    b) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối
    c) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này mà còn vi phạm;
    d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng chất,  hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong trong trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác,  sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm đến 07 năm:
    a) Phạm tội có tổ chức;   
    b) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
    d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    đ)  Phạm tội 02 lần trở lên;
    e) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    a) Làm chết 02 người;
    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
    a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên.
    5. Người phạm tội còn có thể bị bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
    92. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1; khoản 2 Điều 322 như sau:
    "1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
    a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
    a) Có tính chất chuyên nghiệp;
    b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
    c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
    d) Tái phạm nguy hiểm."
    93. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 326 như sau:
    “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
    c) Sách in, báo in có số lượng từ  101 đơn vị đến 200 đơn vị;
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    b) Sách in, báo in có số lượng  từ 201 đơn vị trở lên;”
    94. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và tiêu đề khoản 2 và khoản 3 Điều 337 như sau:
    “1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
        2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:   
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:”
        95. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 343 như sau:
        "1. Người nào chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."
    96. Sửa đổi, bổ sung Điều 344 như sau:
        "Điều 344. Tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản
        1. Người nào vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản thuộc  một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
        a) In xuất bản phẩm với số lượng từ 2.000 bản trở lên mà không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh hoặc không có bản thảo đã được ký duyệt theo quy định của pháp luật;
        b) Nhập khẩu xuất bản phẩm với số lượng từ 500 bản trở lên mà không có xác nhận đăng ký nhập khẩu để kinh doanh hoặc không có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật ;
        c) Xuất bản, in,  phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu  với số lượng 500 bản trở lên;
        d) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội vi phạm điều cấm của Luật xuất bản với số lượng từ 500 bản đến dưới 1.000 bản.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
        a) Có tổ chức;
        b) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung vi phạm điều cấm của Luật xuất bản với số lượng 1.000 bản trở lên.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
    97. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 363 như sau:
    "1. Người nào là cán bộ, công chức, viên chức mà cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
    b) Gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng."
    98. Sửa đổi, bổ sung tên điều, khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 378 như sau:
    “Điều 378. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù
    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    a) Tha trái pháp luật người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;”
    99. Sửa đổi, bổ sung tên điều luật và khoản 1 Điều 386 như sau:
        "Điều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi bị bắt, bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, đang bị áp giải, đang bị xét xử
    1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn hoặc trốn khi bị bắt, bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, khi đang bị áp giải, xét xử, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm."
    100. Sửa đổi, bổ sung tên điều và khoản 1 Điều 387 như sau:
    “Điều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù
    1. Người nào đánh tháo người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
    101. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 388  như sau:
        "1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 119, 170, 178, 249, 250 và 252 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
        a) Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ;
        b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản;
        c) Chiếm đoạt tiền, đồ vật, tài sản của người khác;
    d) Đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt chất ma túy trong cơ sở giam giữ;
    đ) Đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân trong cơ sở giam giữ."
    102. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 390 như sau:
    "1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 14 đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm."
    103. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1; các điểm e, g khoản 2 Điều 410 như sau:
    “1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
    c) Làm thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
    e) Làm thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng trở lên.
    g) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.”
        Điều 2.
    Sửa đổi về kỹ thuật tại một số điều khoản của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 như sau:
    1. Bổ sung một số từ, cụm từ, dấu chấm, phẩy vào các điều khoản sau đây của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13:

        a) Bổ sung cụm từ "quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này" vào cuối điểm a khoản 1 Điều 93;
        b) Bổ sung sụm từ "hoặc bỏ trốn để" vào sau cụm từ "dùng thủ đoạn gian dối" tại điểm a khoản 1 Điều 175;
        c) Bổ sung cụm từ “Điều 219 và” vào sau cụm từ "nếu không thuộc trường hợp quy định tại" tại khoản 1 Điều 177;
    d) Bổ sung từ "cấm" vào trước cụm từ "hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định" tại điểm e khoản 6 Điều 188;
        đ) Bổ sung cụm từ “hoặc bộ phận, sản phẩm của các động vật đó” vào sau cụm từ “thực vật hoang dã nguy cấp” tại điểm e khoản 2 Điều 234;
        e) Bổ sung cụm từ “thuộc một” vào sau từ "Phạm tội” tại khoản 2 và bổ sung dấu “phẩy” vào sau từ "văn hóa" tại điểm b khoản 2 Điều 338; bổ sung cụm từ “thuộc một” vào sau từ "Phạm tội” tại các khoản 2, 3 Điều 350;
        g) Bổ sung từ  “nguy hiểm” vào sau từ “Tái phạm” tại khoản 2 Điều 346;
        h) Bổ sung từ "đồng" vào sau cụm từ "từ 1.000.000.000" tại điểm e khoản 2 Điều 353, điểm d khoản 2 Điều 354, điểm đ khoản 2 Điều 355 và điểm d khoản 2 Điều 358;
        i) Bổ sung từ “dưới” vào trước cụm từ “1.000.000.000 đồng” tại điểm e khoản 2 Điều 370;
        k) Bổ sung cụm từ “khoản 1" vào sau cụm từ  "Điều 150” tại điểm b khoản 1 Điều 389; cụm từ “các khoản 1, 2, 3, 4" vào sau cụm từ "Điều 193", cụm từ "các khoản 1, 2, 3, 4" vào sau cụm từ "Điều 194", cụm từ "và 4" vào sau cụm từ "Điều 206, các khoản 2 và 3” tại điểm đ khoản 1 Điều 389; cụm từ "và 5" vào sau cụm từ "Điều 311, các khoản 2, 3 và 4" tại điểm g khoản 1 Điều 389; cụm từ "và 4" vào sau cụm từ "Điều 357, các khoản 2 và 3" tại điểm i khoản 1 Điều 389;
        2. Thay thế một số từ, cụm từ tại các điều khoản sau đây của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13:
    a) Thay cụm từ "Điều 389" bằng cụm từ "Điều 390" tại khoản 1 Điều 19;
    b) Thay cụm từ “Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoăc quỹ đầu tư” bằng cụm từ “Cấm vay vốn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc các quỹ đầu tư” tại điểm a khoản 2 Điều 81;
    c) Thay từ "phạm tội này" bằng cụm từ "phạm tội quy định tại các khoản 2, 3 hoặc 4 Điều này" tại khoản 5 Điều 169;
    d) Thay cụm từ “hành vi chiếm đoạt tài sản” bằng cụm từ “hành vi  hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” tại điểm a khoản 1 Điều 178;
    đ) Thay cụm  từ “người được cấp dưỡng lâm tình trang nguy hiểm” bằng cụm từ “người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm” tại Điều 186;
        e) Thay cụm từ "các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này" bằng cụm từ "các điều 232, 234, 244, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này" tại điểm a khoản 1 Điều 188; cụm từ  "quy định tại khoản 2 Điều này" bằng cụm từ "quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ, h hoặc i khoản 2 Điều này" tại điểm b khoản 6 Điều 188;
        g) Thay cụm từ "các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này" bằng cụm từ "các điều 232, 234, 244, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này" tại điểm a khoản 1 Điều 189; cụm từ "quy định tại khoản 2 Điều này" bằng cụm từ "quy định tại một trong các điểm a, b, c, e hoặc g khoản 2 Điều này" tại điểm b khoản 5 Điều 189; cụm từ "hoạt động" bằng cụm từ "cấm hoạt động" tại điểm đ khoản 5 Điều 189.
        h) Thay cụm từ "quy định tại khoản 2 Điều này" bằng cụm từ "quy định tại một trong các điểm a, b, d hoặc đ khoản 2 Điều này" tại điểm b khoản 5 Điều 200; cụm từ "hoạt động" bằng cụm từ "cấm hoạt động" tại điểm đ khoản 5 Điều 200;
        i) Thay cụm từ "lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất" bằng cụm từ “lãi suất gấp 05 lần trở lên  mức lãi suất cao nhất” tại khoản 1 Điều 201.
        k) Thay cụm từ "Phạm tội thuộc trường hợp" bằng cụm từ "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp" tại điểm b khoản 4 Điều 210, điểm b khoản 4 Điều 211, điểm b khoản 4 Điều 225, điểm b khoản 4 Điều 226, điểm b khoản 5 Điều 238, điểm b khoản 5 Điều 239, điểm b khoản 4 Điều 246;
        l) Thay từ "hoạt động" bằng cụm từ "cấm hoạt động" tại điểm c khoản 4  Điều 210;
        m) Thay cụm từ "gây thiệt hại về tại sản" bằng cụm từ "gây thất thoát, lãng phí" tại điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều 219;
        n) Thay cụm từ "đến 3.000 kilôgam" bằng cụm từ "đến dưới 3.000 kilôgam"  tại điểm a khoản 1 Điều 239; cụm từ "tạm đình chỉ hoạt động" bằng cụm từ "đình chỉ hoạt động có thời hạn" tại điểm b khoản 5 Điều 239;
        o)Thay cụm từ "đến 500.000.000 đồng" bằng cụm từ "đến dưới 500.000.000 đồng" tại khoản 1 Điều 241.
        p) Thay cụm từ "phân khu bảo tồn nghiêm ngặt" bằng cụm từ "phân khu bảo vệ nghiêm ngặt" tại điểm b khoản 2 Điều 245;
        q) Thay cụm từ "Vận chuyển với" bằng cụm từ "Vật phạm pháp có" tại điểm đ khoản 2 Điều 254; cụm từ "Vận chuyển qua biên giới" bằng cụm từ "Vận chuyển, mua bán qua biên giới" tại điểm e khoản 2 Điều 254
        r)  Thay cụm từ "Người nào đủ 18 tuổi" bằng cụm từ "Người nào đủ 18 tuổi trở lên" tại tiêu đề khoản 1 Điều 325; cụm từ "kích động, xúi giục người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đọa" bằng cụm từ "kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội hoặc sống sa đọa" tại điểm a khoản 1 Điều 325; cụm từ "nhiều người" bằng cụm từ "02 người trở lên" tại điểm b khoản 2 Điều 325;
        s) Thay cụm từ "05 giấy tờ giả” bằng cụm từ "06 giấy tờ giả" tại điểm a khoản 3  Điều 359;
        t) Thay cụm từ “05 người trở lên” bằng cụm từ “06 người trở lên” tại điểm a khoản 3 Điều 369;
        u) Thay cụm từ  "giam, giữ" bằng cụm từ "bắt, giữ, giam" tại tên điều luật Điều 377;
        v) Thay cụm từ “Điều 135” bằng cụm từ “Điều 134” tại khoản 1 Điều 398.
        3. Bỏ cụm từ "Điều 299 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự)" tại điểm g khoản 1 Điều 389.
        Điều 3.
    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày     tháng     năm 2017.
        2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành Luật này.
       
    Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ ......  thông qua ngày .... tháng ...... năm 2017.
         

    CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




    Nguyễn Thị Kim Ngân

     

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (24/10/2016)
  • #439871   27/10/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1722 lần


    Quả đúng như mình dự đoán, kỳ họp Quốc hội này sẽ không thông qua Bộ luật hình sự sửa đổi.

    Có lẽ chúng ta cần thêm thời gian để nghiên cứu, nhưng thời gian bao lâu thì còn chờ đợi câu trả lời từ phía cơ quan lập pháp

    Mời các bạn xem chi tiết tại đây

     

     
    Báo quản trị |  
  • #439978   28/10/2016

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    trang_u viết:

    Quả đúng như mình dự đoán, kỳ họp Quốc hội này sẽ không thông qua Bộ luật hình sự sửa đổi.

    Có lẽ chúng ta cần thêm thời gian để nghiên cứu, nhưng thời gian bao lâu thì còn chờ đợi câu trả lời từ phía cơ quan lập pháp

    Mời các bạn xem chi tiết tại đây

     

    Có lẽ sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 3 vào khoảng tháng 3 năm sau, rồi 1/7/2017 có hiệu lực, kể ra thì cũng khá là lâu.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ta.luatsaoviet vì bài viết hữu ích
    trang_u (07/02/2017) phuchp17 (08/12/2016)
  • #445970   07/02/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1722 lần


    Một số bất cập của Bộ luật hình sự 2015 và kiến nghị hoàn thiện

    Nhân dịp sắp sửa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, mình post thêm bài viết này để các bạn có thêm nguồn tư liệu để tham khảo:

    Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong kỹ thuật lập pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập cũng như phù hợp với tình hình thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. BLHS năm 2015 bổ sung thêm 34 tội danh, thay hình phạt tù bằng hình phạt tiền đối với 10 tội danh, bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh… Với những nội dung sửa đổi, bổ sung tương đối toàn diện kể cả về kết cấu, bố cục, nội dung đã khắc phục phần lớn những bất cập trong BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009).

    Theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội, BLHS năm 2015 chưa có hiệu lực thi hành, trừ những quy định có lợi đối với người phạm tội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến một quy định của BLHS năm 2015 bộc lộ sự bất cập, không hợp lý cần được kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn. Đó là các quy định liên quan đến phân loại tội phạm đối với pháp nhân; chế định miễn trách nhiệm hình sự; căn cứ quyết định hình phạt; quy định về tù có thời hạn và một số tình tiết định khung hình phạt quy định tại một số tội phạm có sự mâu thuẫn  nhau. Cụ thể:

    Thứ nhất: Về phân loại tội phạm

    Có thể nói, so với BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo BLHS năm 2015 đã có sự mở rộng hơn, đây là kết quả từ một thực tế tồn tại rất nhiều năm nay đó là có những pháp nhân có hành vi vi phạm nhưng lại không bị xử lý hình sự mà chỉ bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính hoặc nhắc nhở yêu cầu sửa chữa, khắc phục hậu quả.

    Chính vì diễn biến trên thực tế của chủ thể này hoạt động vô cùng phức tạp, thường có những hành vi vi phạm gây nên những hậu quả lớn cho xã hội và có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, phạm vi ảnh hưởng, tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng hơn.

    Điều 9[1] BLHS năm 2015 quy định về phân loại tội phạm, trên cơ sở kế thừa quy định phân loại tội phạm của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

    Tuy nhiên, qua nghiên cứu người viết thấy rằng, hiện không có quy định về phân loại tội phạm riêng đối với pháp nhân, dù rằng, trong mọi trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, Tòa án không áp dụng hình phạt tù có thời hạn, chung thân hay tử hình. 

    Ngoài hình phạt tiền, có thể áp dụng hình phạt khác đối với pháp nhân như: Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Vấn đề đặt ra, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; thời hạn điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân được xác định như thế nào, bởi những vấn đề này, hiện BLTTHS năm 2015 cũng không quy định. Việc không có quy định riêng về phân loại tội phạm đối với pháp nhân phạm tội sẽ dẫn đến những khó khăn sau:

    Một là, không có căn cứ để xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với pháp nhân thương mại phạm tội.

    Điều 75[2] BLHS năm 2015, quy định điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, mà theo đó, tại điểm d khoản 1 của điều luật này quy định: Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này”. Mà khoản 2 khoản 3 Điều 27 BLHS năm 2015 quy định:

    “2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

    a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

    b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

    c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

    d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

    3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.”.

    Nhìn vào nội dung quy định trên, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân theo khoản 2 Điều 27 BLHS năm 2015 sẽ là bao nhiêu năm? Câu hỏi này rõ ràng không thể có đáp án chính xác, vì tại Điều 9 BLHS năm 2015 hoàn toàn không có quy định nào đề cập đến phân loại tội phạm đối với pháp nhân.

    Hai là, không có căn cứ để xác định thời hạn điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, truy tố, xét xử.

    Như đã trình bày ở phần trên, quy định về phân loại tội phạm trong BLHS năm 2015 là cơ sở để nhà làm luật quy định về thời hạn điều tra, thời hạn phục hồi điều tra, thời hạn điều tra bổ sung, thời hạn truy tố, xét xử trong tố tụng hình sự. BLTTHS 2015 áp dụng các loại thời hạn này theo phân loại tội phạm (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng), để ấn định từng loại thời hạn cụ thể, chẳng hạn

    + Khoản 1 Điều 172 BLTTHS năm 2015, quy định về thời hạn điều tra, như sau: Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.”.

    + Khoản 1 Điều 174 BLTTHS năm 2015, quy định về thời hạn phục hồi điều tra lại, điều tra bổ sung, điều tra lại như sau: Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.”. Ngoài ra, việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

    a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;

    b) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

    c) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.

    Tương tự, Thời hạn chuẩn bị xét xử cũng quy định tại khoản 1 Điều 277 BLTTHS năm 2015, như sau:

    Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

    a) Đưa vụ án ra xét xử;

    b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

    c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

    Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.”

    Thiết nghĩ, về thời hạn tiến hành tố tụng hình sự đối với pháp nhân cần được quy định dài hơn so với thể nhân phạm tội, bởi, việc điều tra vụ án đối với pháp nhân thường phức tạp, khó khăn trong việc thu thập chứng cứ, nhất là những chứng cứ chứng minh phạm tội trong lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường, nhưng thời gian tiến hành tố tụng lại ngắn thì rõ ràng là không hợp lý, điều này không những gây áp lực lớn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong vụ án đó, mà còn là nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tố tụng.

    Như vậy, từ việc không có quy định riêng về phân loại tội phạm đối với pháp nhân phạm tội, dẫn đến không có căn cứ để xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân; không có căn cứ xác định thời hạn điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án có bị can, bị cáo là pháp nhân phạm tội.

    Thứ hai: Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

    Khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015, quy định “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

    Nghiên cứu nội dung lời văn của quy định trên, có thể được hiểu theo những cách khác nhau về trường hợp người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng có thể được miễn trách nhiệm hình sự, cụ thể:

    + Cách hiểu thứ nhất: Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng chỉ trong trường hợp do lỗi vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

    + Cách hiểu thứ hai: Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

    Do luật quy định thiếu rõ ràng, nên hiểu theo hai cách trên cũng điều hợp lý. Tuy nhiên, pháp luật chỉ duy nhất đúng trong một trường hợp cụ thể nào đó, mà không thể đúng cho nhiều trường hợp khác, do vậy, để tránh việc hiểu và áp dụng thiếu thống nhất, người viết đề nghị sửa đổi nội dung quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015, có thể được viết lại theo một trong những hướng sau:

    + Trường hợp ý tưởng của nhà làm luật chỉ cho người phạm tội ít nghiêm trọng do lỗi vô ý mới có thể được miễn trách nhiệm hình sự thì quy định: “3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

    + Trường hợp nhà làm luật chỉ cho người phạm tội ít nghiêm trọng do cố ý hay vô ý đều có thể được miễn trách nhiệm hình sự cần quy định: “3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”.

    Thứ ba: Về căn cứ quyết định hình phạt

    Khoản 1 Điều 50 BLHS 2015, quy định: “ Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.”.

    Theo tinh thần quy định vừa trích dẫn, khi quyết định hình phạt Hội đồng xét xử dựa vào những căn cứ sau:

    i) Quy định của BLHS năm 2015;

    ii) Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;

    iii) Nhân thân người phạm tội;

    iv) Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;

    v) Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. 

    Qua nghiên cứu cho thấy, BLHS năm 2015 chưa có quy định cụ thể nào về “Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” và “nhân thân người phạm tội”. Theo quan điểm của người viết, để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi dựa vào những yếu tố như: Tính chất quan hệ xã hội bị xâm hại; Tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả tính chất của phương pháp, thủ đoạn, của công cụ và phương tiện phạm tội; Mức độ gây ra hoặc đe dọa gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại; Tính chất và mức độ lỗi; Động cơ, mục đích người phạm tội; Hoàn cảnh chính trị - xã hội và nơi hành vi phạm tội xảy ra.

    Nghiên cứu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng Điều 60 của BLHS về án treo, mà theo đó, một người có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật. Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt.

    Thực tế, một trong những nguyên nhân dẫn đến không ít các bản án mà báo chí đã phản ánh thời gian qua cho thấy, Tòa án quyết định mức hình phạt hoặc là quá thấp hoặc là quá cao không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và không phù hợp với nhân thân người phạm tội. Vì vậy, người viết đề nghị bổ sung thêm quy định theo hướng giải thích rõ hơn về hai căn cứ quyết định hình phạt “Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội”; “nhân thân người phạm tội.” vào Điều 50 BLHS năm 2015.

    Thứ tư: Quy định về tù có thời hạn

    Điều 101 BLHS năm 2015, quy định về tù có thời hạn, cụ thể

    “Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi được quy định như sau:

    1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

    2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.”

    Nghiên cứu nội dung quy định trên, tác giả thật sự khó hiểu bởi cụm từ “mức phạt tù mà điều luật quy định” ở đoạn cuối của khoản 1 và khoản 2. Sự khó hiểu này, do nhà làm luật quy định chưa rõ ràng, cụ thể vì không rõ là mức phạt tù cao hay thấp, mức phạt tù của khoản nào của điều luật. Chính vì vậy, có thể được hiểu theo nhiều cách hiểu khác nhau, cụ thể:

    + Cách thứ nhất: Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư (đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) và không quá một phần hai (đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) mức phạt tù mà điều luật quy định dự định để áp dụng đối với người đủ 18 tuổi, vì tại khoản 6 Điều 91 BLHS năm 2015, có quy định nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: “Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất”. Chẳng hạn, với trường hợp, tính đến ngày thực hiện hành vi trộm cắp, Lê B. vừa đủ 17 tuổi, B bi VKSND huyện G.T truy tố xét xử về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 173 BLHS năm 2015 với mức hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. HĐXX quyết định hình phạt đối với Lê B. bằng cách đặt giả thiết tình tiết trong vụ án, nếu B. đủ 18 tuổi trở lên thì sẽ bị phạt cao nhất là 07 năm tù, nhưng do B. mới 17 tuổi nên sẽ phạt cao nhất không quá ¾ của 07 năm tù, tức là khoảng 05 năm 25 ngày tù;

    + Cách hiểu thứ hai: Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư (đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) và không quá một phần hai (đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) mức phạt tù cao nhất mà điều luật quy định. Cụ thể, với trường hợp trên,  Điều 173 BLHS năm  2015 quy định mức phạt tù cao nhất là 20 năm, do vậy, B. không bị xử phạt quá ¾ của 20 năm, tức là không quá 15 năm tù hay nói cách khác, Tòa án vẫn có thể xử phạt B. đến 15 năm tù mức cao nhất của khung 3 Điều 173 BLHS năm 2015.

    + Cách hiểu thứ ba: Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư (đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) và không quá một phần hai (đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) mức phạt tù cao nhất mà khung hình phạt của điều luật quy định. Với trường hợp trên, Điều 173 BLHS năm 2015 quy định mức phạt tù cao nhất của khung hình phạt B. bị truy tố xét xử là 15 năm tù, do vậy, B, sẽ không bị xử phạt quá ¾ của 15 năm tù tức là không quá 11 năm 25 ngày tù.

    Để việc áp dụng pháp luật được thống nhất dựa trên nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội quy định tại khoản 6 Điều 91 BLHS năm 2015, người viết  đề nghị cần sửa đổi quy định tại Điều 101 BLHS năm 2015. Sau khi sửa đổi, bổ sung, được viết lại, như sau:

    “Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi được quy định như sau:

    1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù cao nhất được quy định trong khung hình phạt mà điều luật quy định;

    2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù cao nhất trong khung hình phạt mà điều luật quy định.”

    Nếu như vậy, thì nội dung các Điều 103, 104 BLHS năm 2015 cũng cần được sửa đổi và quy định rõ ràng hơn để tương thích, phù hợp với nội dung của Điều 101 BLHS năm 2015.

    Thứ năm: Quy định tình tiết định khung tại một số điều luật chưa hợp lý

    Trong nhóm tội xâm phạm sở hữu, BLHS năm 2015 quy định tình tiết định tội cơ bản như quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), đó là, quy định tại khoản 1 của các điều 172, 173, 174, 175 BLHS năm 2015: “Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.” Chẳng hạn, Điều 172 BLHS năm 2015 quy định tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”, như sau:

    “1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    b) Hành hung để tẩu thoát;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

    đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

    c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”

    Hay với tội “Trộm cắp tài sản” Điều 173 BLHS năm 2015 quy định:

    “1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”

    Các điểm a, b khoản 1 mà các khoản 2, 3, 4 của Điều 172, Điều 173 dẫn chiếu, không vì khác hơn đó chính là yếu tố “đã bị xử phạt vi phạm hành chính”; “đã bị kết án chưa được xóa án tích”.  Việc áp dụng tình tiết “đã bị kết án chưa được xóa án tích”; “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” làm tình tiết định khung hình phạt của các khoản tăng nặng trong điều luật tương ứng, rõ ràng làm “xấu hơn”; “nặng hơn” tình trạng của người bị buộc tội là bất hợp lý, vì:

    - Đã có sự đồng nhất giữa yếu tố “đã bị xử phạt vi phạm hành chính”; “đã bị kết án chưa được xóa án tích”. Nghĩa là, không phân biệt được tính chất nguy hiểm của hành vi thuộc trường hợp “đã bị xử phạt vi phạm hành chính",  "tái phạm" với "tái phạm nguy hiểm", khi sử dụng cả ba tình tiết này làm tình tiết định khung hình phạt;

    - Nghiên cứu các nhóm tội phạm khác trong phần các tội phạm cụ thể của BLHS năm 2015, tác giả không tìm thấy quy định tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính”; “đã bị kết án chưa được xóa án tích” này làm tình tiết định khung hình phạt, mà chỉ có 04 tội danh trong nhóm tội xâm phạm sở hữu nêu trên (Điều 172, Điều 173, Điều 174 và Điều 175), là thật sự không công bằng;

    - Nghiên cứu các điều luật liên quan, thấy rằng, việc áp dụng các tình tiết định khung, như: Phạm tội từ 02 lần trở lên; phạm tội có tổ chức; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm… chỉ áp dụng đối với 01 khung hình phạt cụ thể trong 01 điều luật. 04 tội danh quy định tại các điều 172, 173, 174 và 175, tình tiết "tái phạm nguy hiểm" cũng chỉ sử dụng tại khoản 2. Tuy nhiên tình tiết "đã bị xử phạt vi phạm hành chính" và "đã bị kết án chưa được xóa án tích"  lại được áp dụng làm tình tiết định khung cho tất cả các khung hình phạt tại 04 điều luật nêu trên trong BLHS năm 2015, mặc dù, xét về tính chất nguy hiểm thì rõ ràng "đã bị xử phạt vi phạm hành chính" và "đã bị kết án chưa được xóa án tích " ít nguy hiểm hơn so với tái phạm nguy hiểm;

    - Bất cập từ quy định như trên dẫn đến những trường hợp phạm tội thuộc trường hợp "tái phạm nguy hiểm" có thể áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn so với trường hợp "đã bị xử phạt vi phạm hành chính";  "tái phạm". Nhận định này, tác giả chứng minh bằng các ví dụ sau:

    +Ví dụ 1: Trần H. trộm cắp chiếc xe Honda hiệu SH 150i, trị giá 150 triệu đồng. H. có 02 tiền án về tội “ đánh bạc” và  tội "Mua bán trái phép chất ma túy", phạm tội thuộc trường hợp "tái phạm nguy hiểm". Vì cả hai bản án đối với H. không thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, quy định tại Chương XVI BLHS năm 2015 nên không sử dụng làm tình tiết "đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm." để định khung hình phạt. Do đó, hành vi của H. cấu thành tội "trộm cắp tài sản" theo điểm c, g khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015 với mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    +Ví dụ 2: Lợi dụng lúc chủ nhà đi vắng, Phạm C lẻn vào nhà ông Ph. trộm cắp tài sản gồm: 01 máy tính xách tay hiệu Sony; 01 máy chụp ảnh hiệu Canon; 30 chỉ vàng 24k, tổng trị giá 150 triệu đồng, nhưng trước đó C. “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” về hành vi trộm cắp tài sản. Chính vì C. “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” về hành vi chiếm đoạt nên theo quy định của điều luật, tình tiết này được áp dụng làm tình tiết định khung hình phạt. Do đó, Phạm C. phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Trộm cắp tài sản" theo điểm b khoản 3 Điều 173 BLHS năm 2015 với mức hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

    Từ 02 ví dụ trên cho thấy, tuy cùng là hành vi trộm cắp tài sản, giá trị tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt như nhau và cùng bị truy tố, xét xử về tội “Trộm cắp tài sản” theo Điều 173 BLHS năm 2015, nhưng với C. khi phạm tội thuộc trường hợp “đã bị xử phạt vi phạm hành chính”phải chịu khung hình phạt nặng hơn H. phạm tội thuộc trường hợp "tái phạm nguy hiểm". Đây rõ ràng là một bất cập quá lớn, cần được nhà làm luật nghiên cứu sửa đổi khắc phục, vì với quy định như hiện hành rõ ràng là không hợp lý.

    Thứ sáu: Quy định tình tiết chưa gây thiệt hại nhưng chế tài quy định bằng hoặc nặng hơn trường hợp đã gây ra thiệt hại trên thực tế.

    Nghiên cứu quy định tại Điều 268BLHS năm 2015, quy định tội “Cản trở giao thông đường sắt”, tác giả thấy có một số bất cập sau:

    Một là, phạm tội chưa gây thiệt hại nhưng hình phạt lại bằng trường hợp đã gây thiệt hại trên thực tế

    Khoản 4 và khoản 5 Điều luật này quy định:

    “4. Người đặt chướng ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; tự ý khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường ngang, xây cống hoặc các công trình khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy trên đường sắt hoặc phá hoại phương tiện giao thông vận tải đường sắt hoặc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt cản trở giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

    Chế tài quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 268 BLHS năm 2015 là hoàn toàn trùng nhau, quy định như vậy là không hợp lý, vì:

    i) Không thể cấu thành tăng nặng ở các khoản khác nhau trong cùng một điều luật, lại có khung hình phạt lại giống nhau, điều đó có nghĩa rằng, chế tài quy định xử phạt tại khung 2 phải khác với chế tài quy định xử phạt tại khung 3 và tương tự, khung 3 chế tài quy định cũng phải khác với khung 4;

    ii) Quy định hình phạt tại khung 5 của Điều 268 BLHS năm 2015, trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời phải khác với trường hợp hậu quả thực tế đã xảy ra (khoản 4), do vậy, nếu quy định như tại khoản 4 và khoản 5 Điều 268 BLHS năm 2015, là không đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và hậu quả của tội phạm gây ra.

    Hai là, phạm tội chưa gây thiệt hại nhưng hình phạt nặng hơn trường hợp đã gây thiệt hại trên thực tế.

    Một số điều luật trong BLHS năm 2015 quy định mức hình phạt trong trường hợp đã gây thiệt hại trong thực tế nhẹ hơn trường hợp có khả năng gây thiệt hại (tức là chưa gây thiệt hại), cụ thể: Khoản 4 và khoản 5 Điều 272 BLHS năm 2015, tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ”, quy định:

    “4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    5. Người điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm".
    Nghiên cứu cho thấy, trường hợp phạm tội đã gây thiệt hại trên thực tế theo khoản 5 Điều 272 BLHS năm 2015, mức hình phạt tù cao nhất 02 năm, nhưng nếu phạm tội theo khoản 4 của Điều luật này “Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời” thì mức hình phạt tù cao nhất lên đến 03 năm.

    Tương tự Điều 295; Điều 307  BLHS năm 2015, quy định tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người”; tội “Vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ” cũng có bất cập tương tự.

    Thứ bảy: Việc loại bỏ án tử hình đối với tội “Cướp tài sản” theo quy định tại Điều 168 BLHS năm 2015, cần tiếp tục cân nhắc.

    Về lý luận, tội cướp tài sản là tội phạm trực tiếp xâm phạm cùng một lúc hai khách thể, đó là tài sản và tính mạng, sức khỏe con người. Đành rằng nếu người phạm tội giết người để cướp tài sản có thể bị tử hình về tội giết người, nhưng không phải trường hợp cướp nào làm chết người cũng xử được tội giết người, bởi thế,  tại khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015 quy định tình tiết định khung tăng nặng “làm chết người”. Thực tế cho thấy, nếu cướp tài sản mà làm bị thương một vài người có tỉ lệ thương tật trên 61% thì xử phạt tù chung thân còn có thể chấp nhận, nhưng làm bị thương nhiều người, có người tỉ lệ tổn thương cơ thể 90% hoặc hơn, nạn nhân suốt đời “chìm” trong đời sống thực vật hoặc làm chết người mà chỉ xử tù chung thân thì dư luận không đồng tình. Tuy nhiên, lý giải việc bỏ án tử hình đối với tội cướp tài sản vì thực tiễn xét xử chưa kết án tử hình người nào phạm tội này, mà thường chỉ phạt tù đến 15-20 năm. Nếu có xảy ra chết người thì người phạm tội đã bị xử tử hình về tội giết người. Cách lý giải này vừa chưa đúng về lý luận vừa không phù hợp với thực tiễn.

    Chưa kể gây thương tích cho rất nhiều người hoặc làm chết nhiều người thì sao? Chẳng hạn, vài tên cướp chặn xe khách đang xuống đèo, chúng lên xe dùng súng khống chế tài xế và hành khách buộc phải giao nộp tài sản cho chúng, nhưng lái xe chống cự làm xe lao xuống vực, tai nạn xảy ra làm nhiều người tử vong, liệu hình phạt tù chung thân đối với người phạm tội có xứng đáng?

    Thiết nghĩ, việc bỏ hay giữ hình phạt tử hình tội nào phải hết sức cẩn trọng, căn cứ vào yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Còn nhớ năm 2009, khi Quốc hội vừa sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999, bỏ án tử hình đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau đó không bao lâu, số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tăng lên đáng kể với tính chất đặc biệt nghiêm trọng, số tiền mà người phạm tội chiếm đoạt không chỉ vài chục tỉ đồng mà hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng, nhất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng.

    Thứ chín:Về áp dụng quy định xử lý người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP.

    Căn cứ vào Nghị quyết 144/2016/QH13 của Quốc hội, ngày 30/6/2016 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân nhân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015 làm cơ sở áp dụng thống nhất trong quá trình xử lý các hành vi phạm tội, trong đó có nội dung về xử lý hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

    Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP (viết tắt Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP), quy định: “Kể từ ngày 09 tháng 12 năm 2015 đến ngày Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành, chỉ áp dụng quy định của Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 (được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 37/2009/QH12) để xử lý hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm thỏa mãn quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 (được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 37/2009/QH12) và khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13”.

    Như vậy theo Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP, thì chỉ xử lý hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi thỏa mãn 02 điều kiện sau:

    i) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 1999;

    ii) Đối với các loại tội phạm trong phạm vi 29 tội danh được quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015.

    Vấn đề ở đây là phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 1999 và khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015 là khác nhau. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 12 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; còn theo khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015 thì người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo một số tội danh cụ thể (29 tội danh) trong đó có cả tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng. Do đó đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Xin được chứng minh bởi trường hợp cụ thể. Ngày 10/9/2016 Phạm Văn H., sinh ngày 10/9/2001, bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của ông Nguyễn Công B. (cán bộ xã T, huyện M.T), gồm 01 chiếc xe Honda hiệu SH 300i; 01 điện thoại di động hiệu Vertu Signature S Ultimate Black. Sau đó, Cơ quan cảnh sát điều tra huyện M. khởi tố về Tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” theo khoản 3 Điều 137 BLHS năm 1999. Xoay quanh quyết định khởi tố bị can đối với H. hiện có những luồng ý kiến sau:

    +Quan điểm thứ nhất : Kể từ ngày 09/12/2015 đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc 28 tội danh quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015 (trừ 01 tội danh mới chưa được áp dụng “Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật”)

    Như vậy, với trường hợp nêu trên, tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” không thuộc một trong các điều quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015 nhưng vì đây là tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý (có khung hình phạt từ 7 đến 15 năm) quy định tại khoản 3 Điều 137 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nên H. vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

    +Quan điểm thứ hai: Kể từ ngày 09/12/2015 đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc 28 tội danh được quy định tại khoản 2, Điều 12 BLHS năm 2015. Với trường hợp cụ thể trên, dù H. phạm tội “Công nhiên chiến đoạt tài sản” theo khoản 3 Điều 137 BLHS năm 1999 là tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, nhưng H. không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì áp dụng nguyên tắc có lợi theo tinh thần Nghị quyết số 144/2016/QH13, nghĩa là H. chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc các tội danh quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015. Trong khi đó, tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”, mà Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an huyện M.T khởi tố đối với H. không được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015.

    Người viết, đồng tình với quan điểm thứ hai, vì theo khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm khi thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015. Nghĩa là,  người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị truy cứu trách nhiệm khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc các điều quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015. Mặt khác tại điểm a khoản 4 Nghị quyết 144 có quy định “… tiếp tục áp dụng khoản 2 Điều 1 và các quy định khác có lợi cho người phạm tội tại Nghị quyết 109/2015/QH13”; điểm đ, khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội khóa XIII, có nêu: “Không xử lý về hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm không được quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015

    Như vậy, có thể thấy trong thời điểm hiện nay khi mà BLHS năm 2015 chưa có hiệu lực thi hành nhưng Nghị quyết 144/2016/QH13 lại quy định thực hiện những điểm có lợi cho người phạm tội theo khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015, có nghĩa là một phần của BLHS năm 2015 đã có hiệu lực. Thực tế này đã gây ra không ít những khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi tiến hành hoạt động tố tụng trong thực tiễn. Việc các cơ quan có thẩm quyền ban hành nghị quyết hướng dẫn thực hiện là điều hết sức cần thiết nhưng cũng không thể giải quyết hết được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ở các địa phương. Do vậy việc sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015 là vấn đề cấp bách mới bảo đảm tính đồng bộ trong thực tiễn.
     

    Theo Phạm Thị Hồng Đào  - Bộ Tư pháp

     

     
    Báo quản trị |  
  • #447258   21/02/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1722 lần


    Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017: sửa đổi đến 121 điều

    Cụ thể, Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017 sẽ sửa đến 121 Điều về mặt nội dung và sửa đến 38 Điều về mặt kỹ thuật. 

    Do vậy, sau đây, mình xin cập nhật bản Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi mới nhất được soạn thảo ngày 17/02/2017, 

    Trích đoạn Dự thảo như sau:

     QUỐC HỘI

    ------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Luật số: ../201../QH14

     

    LUẬT

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự

     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.

    Điều 1.

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13:

    1. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

    "Điều 9. Phân loại tội phạm

    1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

    a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

    b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

    ...

    Để xem chi tiết, bạn vui lòng tải tại file đính kèm. 

    Cập nhật bởi trang_u ngày 21/02/2017 10:10:45 SA
     
    Báo quản trị |