Bộ luật hàng hải sửa đổi, nâng cao vị trí kinh tế biển

Chủ đề   RSS   
  • #386038 02/06/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Bộ luật hàng hải sửa đổi, nâng cao vị trí kinh tế biển

    Đứng trước tình hình biển Đông là miếng mồi ngon, béo bở cho các nước Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật…cùng nhau xâu xé, một phần biển Đông thuộc quyền sở hữu của Việt Nam ta đóng vai trò quan trọng hơn hết. Bởi lẽ đó là vùng kinh tế biển quan trọng của đất nước, có vị trí giao thương với các nước khác.

    Bộ luật hàng hải ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tình hình hiện nay, vì thế sau hơn 10 năm đi vào thực tiển, nhiều thiếu sót tồn tại, Bộ luật hàng hải sửa đổi nhằm hoàn chỉnh hơn và đáp ứng nhu cầu hiện nay.

    Sẽ thêm Ban quản lý và khai thác cảng biển. 

    Cơ quan này trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước về hàng hải trong phạm vi cả nước..

    Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.

    Cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra hàng hải

    - Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về hàng hải, các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

    - Tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa, xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động hàng hải tại vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

    - Tạm giữ tàu biển.

    - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

    Phải lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải trước khi phê duyệt dự án đầu tư

    Nâng cao trách nhiệm bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải

    - Bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải bao gồm những hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu chuyển tải, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và các công trình khác liên quan đến quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm công trình cảng biển và luồng hàng hải.

    - Phạm vi bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải bao gồm: công trình, hành lang bảo vệ công trình, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn cho hoạt động hàng hải.

    - Ngoài phạm vi bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải, việc xây dựng và mọi hoạt động khác không được gây ảnh hưởng đến an toàn sử dụng công trình cảng biển và luồng hàng hải.

    Sẽ có dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải

    Bảo đảm an toàn hàng hải là nội dung không kém phần quan trọng trong hoạt động hàng hải.

    Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải là dịch vụ để bảo đảm an toàn, thuận lợi và hiệu quả cho hoạt động hàng hải, góp phần khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia trên biển. Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:

    - Thiết lập, vận hành, duy trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến  hàng hải.

    - Khảo sát địa hình vùng nước cảng biển, luồng hàng hải, tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải.

    - Thông báo hàng hải.

    - Thanh thải chướng ngại vật ảnh hưởng đến an toàn hàng hải.

    - Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải.

    - Xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải.

    Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm các dịch vụ: Thiết lập, vận hành, duy trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến  hàng hải, khảo sát địa hình vùng nước cảng biển, luồng hàng hải, tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải, thông báo hàng hải, trừ dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải trên luồng hàng hải chuyên dùng.

    Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức cung cấp dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.

    Thêm đối tượng được bảo hiểm hàng hải

    - Tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hoá hay các tài sản khác, sau đây gọi là tài sản có thể bảo hiểm, bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải.

    - Tiền cước vận chuyển hàng hoá, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hoá, các khoản hoa hồng, các khoản tiền cho vay, bảo đảm tiền ứng trước, chi phí bị nguy hiểm khi tài sản có thể bảo hiểm bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải.

    - Trách nhiệm dân sự phát sinh do các rủi ro hàng hải.

    Mời các bạn xem thêm các nội dung khác tại file đính kèm bên dưới.

     

     
    4223 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận