Bộ luật dân sự chưa coi trọng vai trò của Toà Án.

Chủ đề   RSS   
  • #114524 30/06/2011

    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Bộ luật dân sự chưa coi trọng vai trò của Toà Án.

    Bộ luật Dân sự chưa coi trọng vai trò Tòa án

    Sở dĩ Bộ luật Dân sự Việt Nam chưa đạt được chuẩn mực cần có là do Bộ luật Dân sự chưa có một cấu trúc hợp lý, logic cho hệ thống quy phạm dân sự.; Bộ luật Dân sự còn lúng túng trong việc lựa chọn ngôn từ trong diễn đạt, và đặc biệt, Bộ luật này chưa nhìn nhận đúng vai trò của Tòa án trong việc giải thích pháp luật

    Tại cuộc tọa đàm “Hiệu lực, nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự và chủ thể” do Bộ Tư pháp và Dự án JICA phối hợp tổ chức mới đây, bà Bùi Thị Thanh Hằng (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đưa ra nhận định trên.

    Tuổi thọ 10 năm

    Ở Việt Nam, tính từ năm 1995 đến nay, có tới hai Bộ luật Dân sự (Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005) và hiện đang có kế hoạch xem xét xây dựng Bộ luật Dân sự thứ ba trong vài năm tới đây. Như vậy, tuổi thọ trung bình của Bộ luật Dân sự nước ta là 10 năm. 

    Một trong những lý do khách quan không thể phủ nhận dẫn đến tuổi thọ khiêm tốn của Bộ luật Dân sự Việt Nam là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng như quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhận thấy một nguyên nhân khiến Bộ luật Dân sự Việt Nam chưa có sức sống cao và phải liên tục sửa đổi là Bộ luật Dân sự Việt Nam chưa đạt được chuẩn mực cần có.
    Nhìn ra thế giới, ban hành từ năm 1804, Bộ luật Dân sự Pháp được nhiều học giả xem là “bản Hiến pháp” của dân luật hoặc ví như “một đài kỷ niệm”. Sự so sánh này cho thấy tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn của Bộ luật Dân sự Pháp đối với pháp luật dân sự thế giới cũng như tính ổn định, sự trường tồn vượt thời gian của Bộ luật Dân sự Pháp.

    Điều 4 Bộ luật Dân sự Pháp nêu rằng: “Thẩm phán mà từ chối xét xử, với lý do pháp luật không quy đinh, quy định không rõ ràng hay không đầy đủ, thì có thể sẽ bị truy tố về tội từ chối xét xử”. Bằng quy định trên, Bộ luật Dân sự Pháp đã chỉ rõ Tòa án là người giải thích luật và đưa ra giải pháp pháp lý đối với những vụ việc cụ thể mà luật chưa dự đoán được. Nhờ đó, Bộ luật Dân sự Pháp có khả năng thích nghi cùng sự biến chuyển của xã hội và có sức sống lâu bền đến vậy.
    Bộ luật Dân sự Đức thì ra đời muộn hơn một chút – vào năm 1896 và cũng cho phép Tòa án được áp dụng những điều khoản chung để sáng tạo ra các giải pháp mới đối phó sự biến chuyển cuộc sống. Điều 242 quy định “Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ một cách thiện chí và trung thực, và cần quan tâm đến những yêu cầu của tập quán”. Đây là điều khoản chung được ca ngợi nhiều nhất và được coi là điều khoản “vàng” của Bộ luật Dân sự Đức bởi nó xem vai trò của Tòa án như “người đồng hành” với Bộ luật Dân sự Đức.

    Cần cân nhắc kỹ lưỡng vai trò toà án
     
    Từ kinh nghiệm trên của Pháp và Đức, thiết nghĩ, khi xây dựng Bộ luật Dân sự Việt Nam mới, các cơ quan chức năng cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng vai trò của Tòa án trong việc giải thích pháp luật. Điều này càng có ý nghĩa, bởi xét về số lượng điều khoản thì Bộ luật Dân sự Việt Nam còn rất khiêm tốn (777 Điều) bên cạnh sự đồ sộ của Bộ luật Dân sự các nước như Pháp (2283 Điều), Đức (2385 Điều), Nhật Bản (1044 Điều)…
    Nếu Việt Nam cũng cho phép Tòa án giải thích và áp dụng sáng tạo những điều khoản chung để giải quyết từng trường hợp cụ thể thì Bộ luật Dân sự mới sẽ hoàn hảo hơn, lâu bền hơn.

    Thục Quyên 
    Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    7251 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranthibichvan_tax06 vì bài viết hữu ích
    chaulevan (07/08/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #121358   01/08/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Cần phải thay đổi tư duy lạc hậu mới hy vọng ngày mai tươi sáng! Theo thống kê của PGS TS Phạm Duy Nghĩa thì đến nay có gần 300 thẩm phán chưa có bằng cử nhân luật và nếu nói bằng chính quy thì....!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #124013   16/08/2011

    giodong_lkt1
    giodong_lkt1
    Top 500
    Female


    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1660
    Cảm ơn: 197
    Được cảm ơn 43 lần


    thực trạng xã hội.người trong chăn mới biết chăn có rận,

    family=father and mother,i love you.

    learn to love yourself!

     
    Báo quản trị |  
  • #128718   07/09/2011

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Việc trao cho toà án Việt Nam quyền giải thích luật dân sự vô hình trung sẽ dẫn đến sự hình thành án lệ. Toà án sẽ xét xử các vụ việc dân sự căn cứ vào sự giải thích luật của mình bên cạnh việc áp dụng các điều luật và đưa các nội dung giải thích đó vào bản án, quyết định của mình. Từ đó, các toà cứ thế áp dụng các bản án, quyết định ban hành trước để giải quyết các vụ việc dân sự về sau. Trong điều kiện ở ta hiện nay, án lệ chưa thể áp dụng được. Đó chưa kể thẩm quyền giải thích luật của UBTVQH và toà án có khả năng sẽ xung đột nhau.

    Một bộ luật dân sự dù đồ sộ cũng không thể điều chỉnh bao quát hết các hoạt động kinh tế-xã hội vốn phong phú, đa dạng và phức tạp của một xã hội dân sự. Trước mắt, các chủ thể trong các quan hệ dân sự cần đưa ra những thoả thuận theo quy định của các điều luật; nếu không có điều luật nào điều chỉnh một hành vi hay sự kiện pháp lý cụ thể thì các chủ thể có quyền thoả thuận căn cứ theo những nguyên tắc của BLDS mà lâu nay còn sơ lược và ít khi được vận dụng để áp dụng đến.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |