Bộ LĐTBXH xem xét việc cấm người dân rút BHXH một lần

Chủ đề   RSS   
  • #610219 03/04/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26668
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 550 lần
    SMod

    Bộ LĐTBXH xem xét việc cấm người dân rút BHXH một lần

    Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đưa ra 02 phương án về rút BHXH một lần đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc để lấy ý kiến các đại biểu tại Kỳ họp Quốc hội lần thứ 7, diễn ra vào tháng 05 sắp tới.

    Cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi

    (1) Cấm rút BHXH một lần, đặc biệt là lao động nữ

    Cụ thể, tại Điều 35 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Lần 02) có người lao động thuộc một trong những đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Lần 02) mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong những trường hợp như sau:

    - Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

    - Ra nước ngoài để định cư.

    - Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng bao gồm ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

    - Người đang bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này theo quy định của Bộ Y tế.

    - Trường hợp người lao động quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Lần 02) khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

    Về trường hợp cuối cùng, hiện được Bộ LĐTBXH chia làm 02 phương án như sau:

    - Phương án 01: Người lao động đã có thời gian đóng BHXH trước ngày Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Lần 02) có hiệu lực thi hành (dự kiến ngày 01/07/2025) thì sau 12 tháng không tham gia BHXH bắt buộc, tự nguyện và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần. Có nghĩa sau thời gian Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Lần 02) có hiệu lực thi hành, người lao động sẽ không được rút BHXH một lần nữa.

    - Phương án 02: Sau 12 tháng người lao động không tham gia BHXH bắt buộc, tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần. Tuy nhiên, tại trường hợp này chỉ tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại sẽ được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

    Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý rằng, 02 phương án này chỉ áp dụng cho người lao động bình thường. Riêng những trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, ra nước ngoài định cư,... như đã nêu trên vẫn được rút BHXH một lần.

    (2) Ý kiến của Công đoàn Giáo dục Việt Nam

    Nêu ý kiến về nội dung này, đại diện Công đoàn ngành Giáo dục cho rằng Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Lần 02) hiện không áp dụng hai phương án nêu trên đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Đồng nghĩa với việc đối tượng này sẽ được quy định “cứng” với phương án 01, tức không được rút BHXH một lần. Công đoàn cũng cho biết thêm, người lao động chỉ rút BHXH một lần trong trường hợp quá khó khăn hay rút để phục vụ những nhu cầu tài chính ngắn hạn như chi phí y tế hay trang trải nợ nần,...Chính vì thế, những quy định trên cần được đánh giá thật cẩn trọng.

    Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tỷ lệ lao động nữ rút BHXH một lần luôn cao hơn so với lao động nam. Lý giải dưới góc độ giới tính, các lao động nữ phải thực hiện thiên chức mang sinh, sinh con. Kèm theo đó, là phần lớn phụ nữ hiện nay đảm nhiệm việc chăm sóc gia đình, trẻ em và người già, người bệnh - Những công việc không được trả công. Tại đây, đại diện phía Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam nhấn mạnh chính thực tế này khiến cho nhiều lao động nữ buộc phải rút khỏi hệ thống bảo hiểm.

    Ngoài ra, những người lao động thuộc khu vực phi chính thức nói chung và lao động nữ nói riêng phần lớn đều có thu nhập thấp, bấp bênh, việc làm không ổn định, đời sống còn nhiều khó khăn. Chính vì thế, nhu cầu rút BHXH một lần của đối tượng này luôn hiện hữu rõ rệt.

    Theo đó, Công đoàn đề xuất cần quy định thống nhất về phương án giải quyết BHXH một lần. Bởi khi Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Lần 02) được thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành thì người lao động tham gia BHXH tự nguyện sẽ không còn được rút BHXH một lần, điều này có thể sẽ gây ra nhiều tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xã hội.

    (3) Ý kiến của Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội

    Theo bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cho biết cần có quy định tăng chế độ chính sách của BHXH nhằm giữ người lao động tham gia thay vì hạn chế quyền rút của người lao động. Theo đó, chính sách BHXH một lần này cần phải được xem xét cũng như cân nhắc các tác động tới an sinh xã hội của người lao động, đặc biệt là đối với lao động nữ.

    Bài Liên cũng cho biết thêm, Công đoàn mong muốn những chính sách BHXH cần hết sức thận trọng có tính đến yếu tố dung hòa lợi ích giữa chính sách và nguyện vọng của người lao động để công nhân yên tâm gắn bó, góp phần ổn định tại đơn vị, thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm an ninh trật tự trong các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.

    Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Lần 02) sẽ được cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến; trình Quốc hội xem xét việc thông qua tại kỳ họp thứ 7 diễn ra vào tháng 05 sắp tới.

    Cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi

     
    1882 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (04/05/2024) ThanhDung021193 (05/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận