Bố giành quyền nuôi con khi bị gia đình vợ xúc phạm, cướp con và đuổi khỏi nhà

Chủ đề   RSS   
  • #412686 09/01/2016

    huythongnguyen07

    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2016
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Bố giành quyền nuôi con khi bị gia đình vợ xúc phạm, cướp con và đuổi khỏi nhà

    Chào các bạn thân mến, mình có việc này muốn nhờ các bạn tư vấn về quyền nuôi con

    Mình cưới vợ được hơn 1 năm, đang sinh sống ở nhà vợ, do điều kiện nhà mình mới chuyện nhà, chưa xây nhà lại nên chưa về ở được.

    Và chúng mình có con, mới sinh chưa được 1 tháng, trong thời gian vợ nghỉ ngơi sinh nở, mình cũng sắp xếp công việc nghỉ và ở nhà nuôi vợ. Nhưng gia đình vợ là gia đình cường quyền, áp đặt mọi thứ lên cuộc sống của con cái trong nhà (nhà còn 1 cặp vợ chồng chị vợ sống chung, có 1 con 4 tuổi) mà nói chuyện đến xúc phạm. Vì cuộc sống tôi im lặng cho qua, để cuộc sống êm ấm. 

    Nhưng khi vợ chồng tôi có con, tôi không muốn con tôi phải sống mất lòng tự trọng, nên đã nhiều lần lên tiếng vì những việc làm không thích hợp như: 

    - Theo tập quán là nằm ổ xông hơ, thì mẹ vợ hay nhóm lửa để khói phủ kín nghẹt phòng (mặc dù biết phòng có con nít và trước đó còn dặn mình phải che chắn khi làm, nhưng lại mắc phải hết lần này lần khác) rồi ứng xử và lời lẽ xúc phạm mình khinh khủng

    - mình sống ở khu vực miền trung nắng gió, nhiệt độ luôn trên 30, mà lúc nào củng để lửa, mình đo dc trong phòng luôn duy trì hơn 38 độ (nhiệ độ tốt cho bé sơ sinh là 25-28 độ)

    - và còn nhiều cái khác, cho là kinh nghệm nhưng rất bất hợp lý, làm ảnh hưởng đến môi trường của bé sơ sinh

    Là một người Cha, tôi không thể nào im lặng trước cảnh xâm phạm quyền sống của con tôi được, và gần đây tôi đã phản ứng khi tiếp tục để khói ung mù mịt trong phòng con tôi (người lớn khi vô phòng còn phải ho sặc sụa) tôi đã nói giải thích, nhưng họ lại tiếp tục chữi xúc phạm và nặng nề hơn khi họ đánh tôi -  một hành động xúc phạm nặng nề. 

    Và bây giờ là đuổi tôi ra đường, không cho tôi gặp con. Tước đi quyền giám hộ cao nhất của tôi với con, nhưng vợ tôi không phản ứng gì, theo gia đình để chống lại tôi. 

    Giờ tôi có thể làm gì để giành lại quyền nuôi con, khi con tôi hiện đang còn quá nhỏ như thế này. Tôi phải đi theo lộ trình như thế nào, hoặc lúc này cần nhờ luật sư khợi kiện được không? và đợi con tôi năm bao nhiêu tuổi thì được?

    Rất mong công đồng dân luật có ai tư vấn mở con đường giúp tôi

     

     

     

     

     

     
    5450 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #412705   09/01/2016

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trước hết luật sư xin chia sẻ với bạn về sự việc đáng tiếc này.

    Với các thông tin bạn cung cấp thì Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Bạn đang ở nhờ nhà bố mẹ vợ? Nên bạn sẽ không có quyền trong việc sinh sống tại địa chỉ đó nếu chủ hộ - bố mẹ vợ không cho ở nên nếu phải chuyển đi chỗ khác thì bạn cũng phải chấp thuận.

    Về việc quyền nuôi con của bạn hoàn toàn là quyền của vợ chồng bạn, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ đẻ của bạn cũng chưa có quyền vào lúc này. Quan trọng nhất là vợ chồng bạn sẽ quyết định thế nào thì hai vợ chồng bạn phải thống nhất.

    Trước hết để bảo vệ cháu bé bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, hội phụ nữ hoặc trung tâm bảo vệ bà mẹ trẻ em của địa phương để họ can thiệp vì mỗi địa phương có những tập tục có thể là vẫn đúng nhưng có những tập tục không đúng và phản khoa học như trường hợp này của bạn.

    Trên đây là ý kiến của Luật sư Dương Văn Mai, Công ty luật Bách Dương, Đoàn luật sư Hà Nội về trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn tiếp tục gửi câu hỏi về diễn đàn hoặc liên hệ trực tiếp với luật sư để được tư vấn, giúp đỡ.

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
  • #412731   09/01/2016

    huythongnguyen07
    huythongnguyen07

    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2016
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất cảm ơn luật sư đã tư vấn

    cảm phiền luật sư có thể cho tôi biết thêm

    - Bây giờ tôi có thể đi theo lộ trình giải quyết như thế này được không?

    1. Nhờ văn phòng luật sư gửi 2 lần Văn bản thỏa thuận quyền nuôi con. Để thỏa thuận quyền nuôi con với vợ, nếu vợ không chấp nhận, thì bắt đầu bước 2 

    2. Và chờ đến thời điểm thích hợp, sẽ phát đơn kiện. LS cho tôi hỏi là thời điểm em bé bao nhiêu tuổi thì có thể kiện để cha lấy quyền nuôi con? (vì tôi biết Luật sẽ bảo vệ quyền sinh dưỡng của con với mẹ nhiều hơn)  Và có cần chứng minh điều kiện kinh tế như thế nào không, do điều kiện kinh tế của tôi hiện tại thấp hơn của gia đình họ, nhưng kinh tế của riêng vợ tôi thì không có gì, Vậy mình dựa vào đâu, của riêng vợ chồng hay của cả gia đình vợ hoặc gia đình chồng?

    hiện nay Giấy khai sinh, Hộ khẩu của em bé đang nằm hết phía nhà tôi

     

    Mong chờ sự hỗ trợ luật của LS. Xin cảm ơn ah!

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #412849   11/01/2016

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Dương Văn Mai, Công ty luật Bách Dương, Đoàn luật sư Hà Nội tiếp tục tư vấn cho bạn như sau:

    Trước hết vợ chồng bạn vẫn đang là vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình nên việc chăm sóc nuôi dưỡng con chung là trách nhiệm của cả hai vợ chồng.

    Trường hợp bạn ly hôn thì mới tính đến việc thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình công nhận việc thỏa thuận nuôi con giữa hai vợ chồng theo quy định tại Khoản 2 và khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

    Hiện tại nếu bạn muốn ly hôn thì yêu cầu của bạn cũng không được tòa án chấp thuận vì khi con dưới 12 tháng tuổi người chồng không được khởi kiện xin ly hôn.

    Bạn cần quan tâm là việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái chung là trách nhiệm trực tiếp của cha mẹ, nếu cha mẹ không có khả năng nuôi con hoặc bị hạn chế thì những người thân thích như ông bà nội, ông,bà ngoại mới có quyền trong việc chăm sóc nuôi dưỡng cháu bé.

    Tuy nhiên bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định, hiện tại bạn và vợ nên trao đổi với nhau về việc này để đảm bảo con bạn có thể phát triển thể lực, trí lực bình thường.

    Chúc bạn sớm giải quyết được sự việc.

     

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatSuDuongVanMai vì bài viết hữu ích
    huythongnguyen07 (11/01/2016)
  • #412933   11/01/2016

    huythongnguyen07
    huythongnguyen07

    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2016
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    hiện e không được gặp con là một sự phẩn uất  

    Rất cảm ơn Luật sư nhiệt tình giúp đỡ!

     
    Báo quản trị |  
  • #412951   12/01/2016

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần
    Lawyer

    Bạn có thể nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương giúp đỡ vận động để gia đình nhà vợ bạn hiểu ra vấn đề.

    Chúc bạn mạnh khỏe và sớm giải quyết được sự việc.

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
  • #413431   15/01/2016

    LuatHoangTin
    LuatHoangTin

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2015
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 208
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


     

    Mâu thuẫn giữa  gia đình nhà vợ và bạn đang căng thằng  và môi trường bạn đang sinh sống, sinh hoạt cùng gia đình nhà vợ đang bị ảnh hưởng đến gia đình bạn thì vợ chồng bạn và con bạn có thể chuyển ra ngoài ở có điều kiện chăm sóc con nhỏ tốt hơn.

    Còn về việc xúc phạm danh dự nhân phẩm bạn có thể khởi kiện người xúc phạm bạn ra tòa án có thẩm quyền

     

    CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG TÍN

    Địa chỉ: số 156 Trần Vĩ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

    SĐT: 0169.364.9999 - 043.783.5594; Tổng đài từ vấn: 1088/4/2

    website: http://luathoangtin.vn/

    Tư vấn, tranh tụng,hỗ trợ pháp lý: Luật Dân sự; Đất đai; Hôn nhân gia đình; Lao động; Doanh nghiệp; Hành chính; Hình sự.

     
    Báo quản trị |