Bố đẻ có được vắng khi làm thủ tục nhận con nuôi không?

Chủ đề   RSS   
  • #558907 28/09/2020

    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Bố đẻ có được vắng khi làm thủ tục nhận con nuôi không?

    Theo Điều 5 Luật Con nuôi 2010 thì cha dượng thuộc trường hợp ưu tiên khi nhận con của vợ là con nuôi.
     
    Và tại Điều 21 Luật này quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi, cụ thể:
     
    - Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
     
    - Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
     
    - Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
     
    - Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
     
    Và Khoản 1 Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật con nuôi như sau:
     
    Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
     
    Như vậy, căn cứ từ quy định trên, thì nếu muốn nhận con riêng của vợ thì phải được sự đồng ý và có mặt của cha mẹ đẻ dù đã ly hôn.
     
    Cập nhật bởi hongphuongtg98 ngày 28/09/2020 08:47:46 CH Cập nhật bởi hongphuongtg98 ngày 28/09/2020 07:32:51 CH
     
    788 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #558930   28/09/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Đồng ý với bạn. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên. Quy định này đảm bảo quyền lợi cho các bậc phụ huynh và những người có liên quan.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #587199   30/06/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Cảm ơn thông tin bạn đã chia sẻ. Theo mình sự có mặt của cha mẹ đẻ khi con được nhận là con nuôi là hợp lý, việc đó cũng được xem là sự xác nhận đồng ý của cha, mẹ đẻ trong khi nhận con nuôi. Đồng thời các bên được trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi để đảm bảo các rủi ro về tranh chấp sau này. 

     
    Báo quản trị |