Bộ Công thương: hướng dẫn 03 biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #596031 28/12/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1702 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bộ Công thương: hướng dẫn 03 biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp

    Ngày 27/12/2022, Bộ Công thương ban hành Công văn 8387/BCT-TTB về việc hướng dẫn một số nội dung về thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng đối với Doanh nghiệp trực thuộc Bộ. 

    Theo đó, tại Công văn 8387/BCT-TTB giải thích “Tham nhũng trong doanh nghiệp” là các hành vi được thực hiện do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp bao gồm:

    - Tham ô tài sản;

    - Nhận hối lộ;

    - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ

    Những hành vi trên nhằm để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

    Đặc điểm của tham nhũng trong doanh nghiệp là người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp lợi dụng chức vụ, quyền hạn và nhiệm vụ được giao của mình để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại và đe dọa đến quyền, lợi ích của doanh nghiệp mình.

    Đồng thời nêu 03 biện pháp chính để phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp như sau:

    Biện pháp 1: Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng 

    Biện pháp này tuân theo quy định tại Điều 78, Điều 79 của Luật Phòng, chống tham nhũng, cụ thể:

    - Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và luật khác có liên quan, Doanh nghiệp ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động trong doanh nghiệp.

    - Ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.

    phong-ngua-tham-nhung-trong-doanh-nghiep

    Biện pháp 2: Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động theo quy định 

    Biện pháp này tuân thủ theo quy định tại Điều 9, các điểm a, c và d khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 53 Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

    - Căn cứ vào đặc thù trong tổ chức, hoạt động, Doanh nghiệp có trách nhiệm quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung công khai, trách nhiệm thực hiện việc công khai minh bạch trong doanh nghiệp mình.

    - Về nội dung công khai: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan.

    - Thực hiện công bố thông tin theo quy định của Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.

    Biện pháp 3: Thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích 

    Biện pháp này tuân theo quy định tại Điều 23, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 54 Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

    - Quy định cụ thể các trường hợp xung đột lợi ích, trách nhiệm thông tin, báo cáo về các trường hợp xung đột lợi ích và công khai, phổ biến, tập huấn cho toàn thể người lao động, thành viên của doanh nghiệp.

    - Quy định cụ thể việc tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, bao gồm việc giám sát và áp dụng các biện pháp phù hợp khác theo thẩm quyền để kiểm soát xung đột lợi ích.

    - Có biện pháp bảo vệ kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đã thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp khi bị thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.

    - Báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp xung đột lợi ích dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn, xử lý kịp thời.                      

    - Quy định cụ thể trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do mình quản lý.

    - Quy định cụ thể hình thức xử lý trách nhiệm, các trường hợp được xem xét loại trừ, miễn, giảm hoặc bị tăng trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do mình quản lý.

    - Quy định cụ thể trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do minh quản lý.

    Xem chi tiết tại Công văn 8387/BCT-TTB ngày 27/12/2022.

     
    967 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (28/03/2023) ThanhLongLS (29/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #596095   28/12/2022

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 42 lần


    Bộ Công thương: hướng dẫn 03 biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Mình muốn chia sẻ thêm là các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước vi phạm các quy định về áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức đó. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức không thực hiện các biện pháp xử lý đối với người giữ chức danh, chức vụ quản lý thì bị cơ quan có thẩm quyền thanh tra công bố công khai về tên, địa chỉ và hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |