BỎ ÁN TỬ HÌNH LIỆU CÓ ỔN

Chủ đề   RSS   
  • #408205 30/11/2015

    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 106 lần


    BỎ ÁN TỬ HÌNH LIỆU CÓ ỔN

    Trong Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 10 có nhiều điểm đáng lưu ý, đặc biệt là việc loại bỏ hình phạt tử hình với 7 tội danh và tham quan có thể trốn án tử nhờ hối lỗi.

    Bỏ án tử quan tham ô

    Tại điểm c khoản 3 Điều 40 cho phép người phạm tội tham ô tài sản, nhận hối lộ có thể thoát án tử hình nếu sau khi bị kết bạn chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn...

    Quy định trên đã nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều, thứ nhất với những hệ lụy từ việc tham ô, hối lộ là rất lớn, nó ảnh hưởng đến cả một bộ máy nhà nước, một dân tộc và thậm chí là cả một quốc gia. Tuy việc bỏ hình phạt tử hình là một quy định mang tính nhân văn song nó sẽ khó đảm bảo rằng có thể giải quyết vấn đề tham nhũng khi mà đây lại là một vấn nạn đang ngày càng lớn trong xã hội Việt Nam.

    Thứ hai nếu một người tham ô, hối lộ nộp ¾ tài sản tham ô, hối lộ nhưng số tài sản thực tế đã tham ô, hối lộ trên gấp nhiều lần so với số tài sản điều tra được thần việc tránh khỏi bất cập là điều không tránh khỏi.

    Thứ ba nếu số tài sản tham ô, hối lộ không nhiều nhưng những “sản phẩm” sinh ra không chính đáng từ số tài sản đó làm ra quá lớn, vượt xa so với con số “đã ăn” thì liệu có công bằng.

    Bỏ án tử hình các tội danh khác: 

    Bên cạnh đó Luật cũng quy định không áp dụng hình phạt tử hình với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Hình phạt ở các tội trên thay vì tử hình sẽ được chuyển thành chung thân.

    Ngoài ra 7 tội danh sau sẽ được bỏ mức hình phạt tử hình, bao gồm:

    cướp tài sản; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội vận chuyển trái phép chất ma túy.

    Với quy định bỏ mức tử hình 7 tội danh trên đã đặt ra nhiều ý kiến tranh cãi. Thứ nhất với tội cướp tài sản: Theo giải thích từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đối với tội cướp tài sản, nếu hành vi phạm tội cố ý xâm phạm tính mạng của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội bị xử lý về tội cướp tài sản và tội giết người (đã có hình phạt tử hình). Vậy nếu vô ý gây ra chết người trong quá trình cướp tài sản thì sẽ xử lý thế nào? Giả sử trường hợp một tên cướp sau khi cướp tài sản liền bị truy hô, để chạy trốn hắn nổ máy chạy với tốc độ cao, trên đường gây ra vụ tai nạn làm chết một trẻ em. Theo quy định tại Bộ luật Hình sự thì tên cướp có thể bị tội tử hình, Vậy thì trường hợp này sẽ xử lý ra sao?

    Thứ hai: đối với tội danh do phá hủy công trình, nếu công trình bị phá hủy gây ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều cá nhân thì liệu có miễn tử hình cho họ.

    Việc bỏ án tử hình của một cá nhân phải căn cứ vào hệ quả có thể xảy ra sau chứ không nên chỉ dựa vào cái hậu trước mắt.

     
    8068 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #408217   01/12/2015

    tungka4
    tungka4

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 565
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 25 lần


    Bỏ án tử hình chỉ trong một số trường hợp nhất định mà thôi 

    fsdfsdfsd

     
    Báo quản trị |  
  • #408236   01/12/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 106 lần


    Chỉ bỏ 1 số trường hợp nhưng các trường hợp được bỏ là không phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
  • #408311   02/12/2015

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Tại điểm c khoản 3 Điều 40 cho phép người phạm tội tham ô tài sản, nhận hối lộ có thể thoát án tử hình nếu sau khi bị kết bạn chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn...

    Trong cả một nhiệm kỳ mấy năm, tính sao được tổng tài sản mà bảo nộp lại 3/4 thì chỉ là tính tài sản hiện có thôi và ko liệt kê phần của "vợ con anh chị em...." vào. Quá là khó hiểu :(

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #408332   02/12/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Theo mình, việc bỏ án tử hình nhằm mục đích nhân văn, hơn nữa, tử hình với nhiều người không hẳn lại hình phạt đáng sợ nhất đâu, chết xong biết gì nữa đâu mà phải chịu tội 

     
    Báo quản trị |  
  • #408353   02/12/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 106 lần


    Mình không phản bác là việc bỏ tử hình là nhân văn hay không, vì dù sao xã hội cũng tiến bộ dần thì việc loại bỏ hình phạt tử hình dần cũng là một điều tất yếu. Tuy nhiên bản chất của hình phạt là mang tính răn đe, giáo dục, nếu một người không sợ gì nữa thì pháp luật chẳng còn tác dụng gì. Đặc biệt là với tội phạm kinh tế thì cuộc sống trong tù sẽ sướng hơn so với tội phạm thông thường, do đó theo ý kiến cá nhân thì  bỏ mức tử hình cho tội tham nhũng là vẫn chưa hợp lý. Tuy nhiên cũng có điểm đáng lưu ý là với người phạm tội dưới 18 tuổi sẽ nâng lên mức cao nhất là chung thân, điều này có lẽ cũng phù hợp hơn với yêu cầu xã hội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn woonopro vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (03/12/2015)
  • #408461   03/12/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    woonopro viết:

    Tuy nhiên cũng có điểm đáng lưu ý là với người phạm tội dưới 18 tuổi sẽ nâng lên mức cao nhất là chung thân, điều này có lẽ cũng phù hợp hơn với yêu cầu xã hội.

    Đồng ý với điểm này nè, chứ thấy bây giờ bọn trẻ trâu liều mạng quá, cứ coi trời bằng vung 

     
    Báo quản trị |  
  • #408506   03/12/2015

    toanlong
    toanlong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/03/2009
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    bỏ án tử hình với những trường hợp người dưới 18 tuổi khi tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi có xét xử sẽ nâng lên mức chung thân theo em cũng hợp lý còn 1 vài trường hợp khác thì có vẻ bất cập, và sẽ có nhiều hệ lụy đi kèm.

     
    Báo quản trị |  
  • #408537   03/12/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 106 lần


    Ở nước ngoài, tuy họ không tử hình nhưng vẫn đảm bảo tính giáo dục đúng nghĩa. Thậm chí nhà tù 5 sao, rất sang trọng, cái đích của nhà tù là để giáo dục, thay đổi tâm tính chứ không phải là cái lò nhốt những thành phần nguy hiểm. Do đó đòi hỏi nhà nước cần phải thay đổi sao cho cách thức giáo dục trong các nhà tù hiệu quả hơn trên thực tế cũng như phải có biện phảm đảm bảo mục đích giáo dục, cải tạo khi đã bỏ án tử hình. Tránh các hệ lụy đáng tiếc xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #408544   03/12/2015

    hanthuyen8
    hanthuyen8

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2015
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 10 lần


    s

    Đồng ý với quan điểm của anh. Từ xưa đến nay án tử hình bao giờ cũng mang tính răn đe cao hơn án tù. Ko chỉ với người chịu hình phạt mà còn để răn đe những người khác ko phạm phải. Trường hợp có nhiều người đã ra tù còn muốn quay trở lại nữa là. Còn bỏ án tử hình ở tội tham ô như trên em thấy cũng có chỗ hợp lý. Nó giúp lấy lại số ngân sách phần nào. Hơn nữa cũng giúp cho công cuộc bài chống tham nhũng, tay này muốn thoát án tử phải khai ra tên kia.
     
    Báo quản trị |  
  • #522711   03/07/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


         Tử hình là hình phạt có tính răn đe, trừng trị nghiêm khắc nhất, được áp dụng đối với những người phạm tội xét thấy không còn khả năng cải tạo và cần phải loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.

         Tôi đồng ý với xu hướng giảm hình phạt tử hình chứ không nên bỏ. Nếu bỏ hình phạt tử hình thì tức là giảm tới mức không còn sự trừng trị, luật không còn có ý nghĩa nữa.

    Cập nhật bởi htham2501 ngày 04/07/2019 12:27:56 SA Cập nhật bởi htham2501 ngày 04/07/2019 12:22:27 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #523430   20/07/2019

    Theo mình thấy tội nhận hối lộ, tham ô là các tội phạm gây bất bình lớn trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín, hiệu lực trong bộ máy nhà nước, sự an nguy của chế độ, nếu không trừng trị bằng hình phạt nghiêm khắc nhất sẽ mất lòng tin của nhân dân vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Tuy nhiên, nếu như xử phạt tử hình thì người tham ô đó trước khi vào tù cũng đã tẩu tán hết tài sản cho người thân rồi nên việc xử phạt chỉ mang tính chất răn đe chứ nhà nước khó có thể truy thu lại số tiền mà người đó đã chiếm đoạt. Vậy nên, nếu trường hợp sau khi bị kết án tử hình, người bị kết án đã chủ động khắc phục hậu quả của tội phạm do mình gây ra, tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất 1/2 số tiền, tài sản do phạm tội mà có, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì chúng ta có thể kết án tù chung thân vĩnh viễn. Tức người phạm tội này phải vĩnh viển ở trong tù đến khi chết đi chứ không được giảm án như vậy theo mình có vẻ hợp lý hơn. Chứ không không bỏ hình phạt tử hình mà không có hình phạt tương ứng thích đáng sẽ dẫn đến trường hợp tham quan vẫn lộng hành và người dân mất niềm tin vào quản lý nhà nước.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #565946   31/12/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Theo quan điểm của mình, trong hoàn cảnh như hiện nay khi mà tình hình tội phạm ngày một gia tăng với cường độ và tính chất ngày càng tàn độc thì ta chưa nên bàn thảo việc nên hay không loại bỏ án tử hình, bởi lẽ, đây là biện pháp cuối cùng nhằm cảnh tỉnh cũng như đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, bảo đảm cho sự nghiêm minh và công bằng của Luật pháp. Vấn đề ở đây ta nên xem xét nên lựa chọn hình thức tử hình như thế nào để mang tính nhân đạo hơn với người chịu bản án.

     
    Báo quản trị |  
  • #598597   10/02/2023

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    BỎ ÁN TỬ HÌNH LIỆU CÓ ỔN

    Tại phần các quy định chung của Bộ luật hình sự, Điều 40 đã khẳng định hình phạt tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc thu hẹp phạm vi hình phạt tử hình trong Bộ luật mới đã cho thấy tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Việt Nam. Điều này thể hiện nỗ lực lớn của Việt Nam trong quá trình hạn chế áp dụng hình phạt tử hình.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #599421   28/02/2023

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 13023
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    BỎ ÁN TỬ HÌNH LIỆU CÓ ỔN

    Hiện nay có nhiều ý kiến đưa ra về vấn đề bỏ án tử hình vì lý do nhân quyền. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình thì vẫn nên giữ lại nhằm mang tính chất răn đe tội phạm. Thay vào đó, chúng ta có thể giảm bớt đi các khung hình phạt tử hình, thay vào đó là thêm hình thức chung thân không miễn giảm.

     
    Báo quản trị |  
  • #599499   28/02/2023

    BỎ ÁN TỬ HÌNH LIỆU CÓ ỔN

    Hình phạt nhằm mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật, khiến người khác (không phải người phạm tội) sợ phải gánh chịu hậu quả tương tự như người phạm tội, và do đó ngăn ngừa họ phạm tội. Đối với hình phạt tử hình, là loại bỏ khỏi xã hội một chủ thể nguy hiểm, nhưng tử hình lại tước bỏ đi sự sống của một cá nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #599558   28/02/2023

    BỎ ÁN TỬ HÌNH LIỆU CÓ ỔN

    Có thể xem xét bỏ án tử hình ở một số tội danh đặc biệt nghiêm trọng, hơn nữa hiện nay vấn đề về nhân quyền cũng đang được nêu cao, việc kết án tử hình với một người cần Hội đồng xét xử cân đo đong đếm vì ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của người nhà của người bị kết án tử. Hơn nữa, thực tế hình phạt này cũng có nhiều án oan. Và nước ta cần phải đưa ra một hình phạt thích đáng để có thể đảm bảo nhân quyền và vừa có thể đảm bảo được tính răn đe của hình phạt. Đây là điều mà cơ quan nhà nước Việt Nam ta cần quan tâm nhiều hơn nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #601317   31/03/2023

    VovoQuynh
    VovoQuynh

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:23/03/2023
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    BỎ ÁN TỬ HÌNH LIỆU CÓ ỔN

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, mình xin có một số đóng góp như sau. Theo quan điểm của mình không nên bỏ án tử hình, vì có những hành vi mà xã hội và nhà nước không thể tha thứ được, lúc đó là lúc hình phạt tử hình sẽ đứng ra để kết thúc mạng sống cỉa một người. Điển hình, có những vụ án rúng động cộng đồng thế giới nhưng ở nước họ không có hình phạt tử hình, lúc này ai trong chúng ta cũng sẽ phẫn nỗ và bất bình thay cho nạn nhân. Vì vậy, tử hình không thể bỏ được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #601325   31/03/2023

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9950
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    BỎ ÁN TỬ HÌNH LIỆU CÓ ỔN

    Theo mình thì không nên bỏ án tử hình bởi vì có những tội phạm quá dã man, nguy hiểm cao dù cho cá nhân đó cải tạo cả đời thì chưa chắc họ đã thay đổi tính nết. Nếu thả ra ngoài xã hội thì lại tiếp tục phạm tội, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #601339   31/03/2023

    legiadien
    legiadien

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:26/03/2023
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    BỎ ÁN TỬ HÌNH LIỆU CÓ ỔN

    Theo quan điểm của mình khi kinh tế xã hội của đất nước phát triển, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao thì việc thu hẹp dần phạm vi áp dụng tiến tới loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi đời sống xã hội là một xu hướng tất yếu.

    Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, việc xóa bỏ hình phạt tử hình tại Việt Nam là vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, đặc biệt là những dạng tội phạm đặc biệt nguy hiểm như giết người, tội phạm ma túy

     
    Báo quản trị |  
  • #601429   31/03/2023

    BỎ ÁN TỬ HÌNH LIỆU CÓ ỔN

    Theo ý kiến cá nhân mình thấy việc bỏ hình thức tử hình cũng là một hình thức đề cao tính nhân đạo đối với người có hành vi phạm tội, tuy nhiên chỉ nên bỏ ở môt số đối tượng nhất định (người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai,...) và những tội danh mà bài viết của tác giả đã nêu. 

     
    Báo quản trị |