Bình về chuyến thăm của OBAMA, TPP VÀ TTIP

Chủ đề   RSS   
  • #427334 12/06/2016

    truongnguyenthach1994
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2015
    Tổng số bài viết (140)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 53
    Được cảm ơn 190 lần


    Bình về chuyến thăm của OBAMA, TPP VÀ TTIP

    TPP cũng như TTIP, được nước Mỹ lăng xê rất nhiều, tuy vậy khả năng thành công là rất thấp. EU, nhất là nước Đức thừa hiểu vai trò của Mỹ trên bàn cờ quốc tế tuy là một cường quốc nhưng đã khác xa thời thập niên 199x. Chuyến thăm vừa rồi của Obama sang Đức rõ ràng được chào đón rất nồng nhiệt với hàng chục ngàn người dân xuống đường phản đối TTIP. Có thể nói CDU/CSU hiểu quá rõ phản ứng của người dân ra sao và sự trừng phạt của cử tri qua hai cuộc bầu cử vừa qua là quá lớn để họ đánh đổi lấy những gì mà người Mỹ hứa sẽ mang lại.
     
    Thêm vào đó là sự từ chối thẳng thừng của Áo, Obama đã không thuyết phục được bà Merkel càng đẩy TTIP vào ngõ cụt. Như vậy chỉ có một TPP sẽ chỉ khiến cho kinh tế nước Mỹ thêm khó khăn khi thị trường châu Âu ngày càng tuột vào tay Trung Quốc. TTIP thất bại thì nước Mỹ mới không còn mặn mà với TPP chứ chẳng riêng gì tác động của mấy nền kinh tế cỏn con như Việt Nam. Hơn ai hết nước Mỹ thừa hiểu vai trò của BRICS nên một mặt kích động một cuộc đảo chính trong hạ viện Brasil. Mặt khác đẩy EU lấn sâu vào cuộc chiến kinh tế với Nga và duy nhất Trung Quốc là nước vượt khỏi tầm kiểm soát của các Think Tank. Nếu EU chấm dứt đối đầu với Nga, đảo chính ở Brasil thất bại, TTIP sẽ trở thành quá khứ và như thế TPP một xu cũng không đáng. Chuyến đi của Obama chẳng làm nên trò trống gì cả. Tất cả cũng chỉ là cái cớ để Mĩ biến những nước có lao động giá rẻ như VN trở thành cái nhà xưởng của Mĩ. Kinh tế Mĩ hiện tại đang lâm vào bi đát, thậm chí còn kinh khủng hơn cả năm 2008, tuy nhiên dưới sự lấp liếm và che đậy của chính phủ, báo chí và truyền thông Mĩ và phương tây. Những kiến thức về kinh tế cơ bản của một nền kinh tế đã bị che đậy bởi những hào nhoáng ảo mà truyền thông tạo dựng.
     
    Đơn cử, cứ giá dầu xuống, là cả nước Mĩ sôi sục xếp hàng nộp đơn phá sản.
     
    Kinh tế Mỹ chưa chết, nhưng hạn chót của nó đã chính thức được lên lịch, không đầy năm nữa . Và lúc này, kinh tế Mỹ sống thoi thóp được là bằng tiền BRICS. Kể cả Mĩ dùng những con cờ ở Nghị trường Rio de Janero tại Brazil, thì ở đó kính tế vẫn nằm trong tay thiểu số thượng đẳng thật sự. Vì thế, Nga, Trung quốc không chống lại Mỹ ở Brazil, Nam Phi, Syria...
     
    Vào lúc này, chính phủ Mỹ là con rối, con nợ của Trung Quốc, sống bằng tiền xuất siêu từ Trung Quốc sang Mĩ, và vì thế, chính phủ Mĩ đang vô tình bóp chết kinh tế Mĩ, lấy chỗ cho hàng hóa của Trung Quốc. Chứng khoán Mĩ chỉ còn giữ được giá bởi tiền của Trung quốc đầu tư. Và chính phủ Mĩ vay tiền Nga, để làm náo động cả thế giới, tâng giá dầu, bóp chết kinh tế Mĩ có tỷ lệ ăn dầu nhất thế giới.
     
    Xuất khẩu Mĩ suy giảm liên miên gần 2 năm qua. Năm qua Mĩ nhập siêu hơn 700 tỷ usd hàng hóa. Trong khi đó các nước như TQ, Ấn Độ vẫn tiến nhanh.
     
    Obama định mang "bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương". Ông ta bán gì nhỉ? Bán đạn diệt hạm siêu âm, hay bán súng có cái ống trích khí to bằng nửa nòng M16, hay ông ta bán lê 5 -7 tác dụng. Mĩ định bán cho việt nam ngòi lựu đạn ném tay chạm nổ, hay ống bắn lựu nạp trước có ngòi nảy lên mới nổ. À, Mỹ bán cho an nam kỹ thuật đạn diệt tăng ATGM lái bám chùm lazer. Hay Mĩ bán cho VN tầu ngầm điện. Tất cả đều là trò trẻ con, chỉ qua mắt được những tay mơ trên chính trường.
     
    Việt Nam ta đang ở giữa cuộc chiến của Mĩ + EU, Nga và Trung Quốc. Việc phải làm gì để tránh sự lệ thuộc và ảnh hưởng của nước ngoài. Đặc biệt là ảnh hưởng bởi kinh tế, kinh tế bị phụ thuộc thì sẽ rất nhiêu hệ lụy xấu xảy ra. Vấn đề khi ta gia nhập TPP là một thách thức, có thể nói là thách thức nhiều hơn cơ hội. Tuy nhiên, trong cái khó, ló cái khôn, ông bà ta xưa giờ vẫn vậy. Cơ hội vẫn có, quan trọng là Đảng ta, Nhà nước chèo lái con thuyền này như thế nào để chớp lấy nhưng cơ hội đó và tránh khỏi những rủi ro và nguy cơ phụ thuộc tiềm tàng ngay trước mắt.
     
    3513 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn truongnguyenthach1994 vì bài viết hữu ích
    lowcair (18/06/2016) nguyenthanh0628 (17/06/2016) ngan28071994 (17/06/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #427340   12/06/2016

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay thì vấn đề hội nhập được xem như tất yếu. Nền kinh tế của các quốc gia ngày càng phụ thuộc và có mối liên kết với nhau nhiều hơn. Không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế đó. Việc gia nhập TPP sẽ mở ra nghiều cơ hội cũng như mang theo những thách thức rất lớn cho nền kinh tế - xã hội quốc gia. Do đó, Nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý của mình, góp phần phát triển đất nước hơn trong tương lai.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #427382   12/06/2016

    truongnguyenthach1994
    truongnguyenthach1994
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2015
    Tổng số bài viết (140)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 53
    Được cảm ơn 190 lần


    NguyenThuy2011qn viết:

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay thì vấn đề hội nhập được xem như tất yếu. Nền kinh tế của các quốc gia ngày càng phụ thuộc và có mối liên kết với nhau nhiều hơn. Không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế đó. Việc gia nhập TPP sẽ mở ra nghiều cơ hội cũng như mang theo những thách thức rất lớn cho nền kinh tế - xã hội quốc gia. Do đó, Nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý của mình, góp phần phát triển đất nước hơn trong tương lai.

     

    Toàn cầu hóa nhưng ta ở một vị thế khác, các nước lớn nó ở vị thế khác. Nếu không khôn khéo thì mình sẽ thành quân cờ của họ ngay bạn ạ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truongnguyenthach1994 vì bài viết hữu ích
    lowcair (18/06/2016)